T.m
23-06-2009, 11:17 AM
Chị mang thai lần đầu được 27 tuần tuổi; đi khám, bác sỹ chẩn đoán não thất trái thai nhi giãn 14mm nên phải ... 'đình chỉ' thai kỳ.
Tôi không muốn lên án hay trách móc ai, vì cuối cùng con tôi vẫn là đứa trẻ khoẻ mạnh bình thường. Nhưng tôi muốn kể cho mọi người nghe tôi đã phải đau đớn tột cùng trước khi được làm mẹ.
Số phận may rủi đẩy chị đến nỗi đau đớn tột cùng của bất hạnh rồi lại bất ngờ đem đến cho chị niềm hạnh phúc vô bờ bến vì chị vẫn được… làm mẹ và con chị sinh ra vẫn khoẻ mạnh bình thường.
Sau đây là chia sẻ của chị:
Sáng 27/4: Nhói đau lồng ngực
Mẹ phải viết ra không thì quên mất, bởi bây giờ có con rồi mẹ chẳng nhớ gì cả, chỉ mỗi con là mẹ không quên thôi. Con yêu, đó là khoảng thời gian mà cả bố và mẹ, ông bà nội ngoại, các bác, các chú của con đều buồn bã và hoảng sợ, nghĩ lại mẹ vẫn thấy kinh hoàng và thấy nhói đau ở lồng ngực.
Lúc đó con được 27 tuần, buổi sáng chủ nhật hôm đó, trời rất đẹp, ba Đức con đi trực từ hôm thứ bảy chưa về, mẹ nhờ chú Quang đưa mẹ đi siêu âm tại nhà bác sỹ Vũ (PK 313 Quan Nhân). Chú đứng ngoài còn mẹ vào trong. Lúc đó tâm trạng mẹ thật vui vì từ tuần thứ 22 mẹ chưa siêu âm, đã 5 tuần rồi mẹ chưa nhìn thấy con. Chờ đợi khoảng 1h đồng hồ cũng đến lượt, mẹ vui vẻ bước lên bàn nằm chuẩn bị nhìn thấy con yêu, vì ngay lúc đó con đang thức, đang đạp trong bụng mẹ. Đo huyết áp bình thường, mọi chỉ số bác sỹ đọc bình thường, và rồi mẹ không nghe thấy bác sỹ Vũ nói gì, mẹ quay ra nhìn và thấy vẻ mặt trầm tư của bác Vũ. Mẹ hoảng hốt hỏi thì bác Vũ bảo: “Em có nhìn thấy chỗ này hơi giãn không?”.
- Đó là cái gì ạ? - mẹ hỏi.
- Não thất trái, con em bị giãn não thất trái
Lúc này mẹ cảm giác 1 luồng gió chạy dọc sống lưng. “Thì có ảnh hưởng gì không bác sỹ, có bình thường không ạ”. Và con biết không, bác Vũ bảo mẹ ngồi dậy sau khi săm soi một hồi, bác bảo mẹ đi thử nước tiểu, kết quả bình thường, nhưng bác cho mẹ 1 địa chỉ mà đến bây giờ và mãi mãi về sau mẹ sẽ không quên mà cũng không muốn nhớ. ”Em đến 12 – ĐBP siêu âm mang kết quả về đây cho anh, nhớ càng sớm càng tốt”.
Mẹ ra ngoài và cùng chú Quang đi về. “Vẫn bình thường mẹ ạ” - đó là câu trả lời khi bà nội hỏi mẹ về kết quả siêu âm. Mẹ và ba không ăn cơm trưa, ba Đức mệt nên đi ngủ luôn, mẹ cũng kêu mệt và không ăn. Nhưng thực ra lúc đó mẹ đã chạy thật nhanh lên phòng để mở mạng và tìm hiểu về “Giãn não thất”.
Từng trang, từng dòng hiện ra trước mắt mẹ, mắt mẹ nhoè đi, những dòng chữ cứ nhảy nhót. Mẹ đau xót lắm! Mẹ lay bố dậy bảo có việc cần nói. Và rồi mẹ đã cố hết sức để thông báo tình hình của con. Ba Đức của con lúc đó vẫn còn động viên mẹ là không vấn đề gì, không được suy nghĩ linh tinh.
Chiều 27 tháng 4: Đau đớn tột cùng
Ngay chiều hôm đó bố mẹ đến Phòng khám 12 ĐBP của bác sĩ Trần Danh C., người được coi là siêu âm hình ảnh giỏi nhất miền Bắc. Bố mẹ đặt số và chờ đợi. Chờ rất lâu đến gần 6h tối mới đến lượt. Và con biết không bước vào phòng khám tiện nghi đó mẹ đã hy vọng điều tốt đẹp nhưng rồi qua lời chẩn đoán của bác sỹ mẹ chỉ muốn chết và biến mất khỏi trần gian ngay lúc đó. Mẹ tường thuật cho con nghe nhé.
- Tên gì?
- Em tên Hoa ạ.
- Bao nhiêu tuổi?
- 26 ạ
- KCCC?
- 26/10 ạ.
- Ối trời ơi, chết rồi, Hoa gì mà Hoa, chẳng thấy tươi gì cả, chỉ thấy héo thôi!
- Sao ạ?
- Não thất trái giãn 14mm.
- Có làm sao không ạ
- Còn làm sao nữa, có mỗi cái đầu mà thế này thì tính làm sao, để xem nào, các não thất khác bình thường cột sống bình thường, tim 4 ngăn, vách bình thường, bàn tay mở, nhịp tim 142l/phút… - Bác sỹ nói nhiều lắm con ạ, nhưng chỉ biết rằng tất cả đều bình thường ngoài cái bất thường đáng sợ kia ra.
Mẹ đã hỏi bác sỹ nguyên nhân của cái bất thường đó bởi mẹ sợ hay vì tên của mẹ: “tươi quá nên đẻ ra con héo” như lời của vị bác sỹ ấy. Được nghe bác sỹ giải thích nguyên nhân mà sao mẹ thấy quá đỗi vô lý: nào do lượng đường huyết trong người mẹ tăng khi con bắt đầu hình thành, nào là do thức ăn nhiễm độc, môi trường… và nguyên nhân sợ hãi nhất là do NST, cái mà mẹ đã không đi xét nghiệm khi con ở tuần thứ 12 vì mẹ nghĩ bố mẹ trẻ và khoẻ mạnh, gia đình không ai có vấn đề thì con sẽ không thể bị các hội chứng Down hay những hội chứng gây ra từ NST.
Mẹ bước ra khỏi phòng khám mà nước mắt vòng quanh khóc nấc thành tiếng, ba Đức chờ ở cửa, mẹ nói cho ba nghe nhưng sợ mình truyền đạt không đúng nên bảo ba Đức vào tận nơi nghe bác sỹ nói. Quay lại nghe những lời đó mẹ lại càng đau lòng hơn, mẹ nghĩ đến con, đến những ảnh hưởng mà con sẽ phải gánh chịu khi sinh con ra, khi biết rằng con khổ, bố mẹ khổ và ông bà nội ngoại sẽ đau lòng lắm. Thế mà lúc đó ba Đức của con khuôn mặt rất bình thản có khi là mẹ thấy trắng và xanh hơn bình thường một chút.
Mẹ đã không biết ba Đức nghĩ gì nhưng mẹ thấy đau đớn lắm, mẹ sẽ mất con, và mất tất cả. Suốt đoạn đường mẹ khóc nấc và khi về gần đến nhà mẹ sợ hãi lắm, không dám đối mặt với sự thật, với ông bà nội, với các chú của con. Mẹ đã bảo ba Đức đừng về nhà, mẹ sợ lắm.
Thế mà khi ngồi đối diện với ông bà, mẹ đã định giấu nhưng chẳng hiểu sao mẹ lại nói hết vì mẹ biết ông bà sẽ chia sẻ và cùng ba mẹ giải quyết tốt mọi vấn đề. Và kể từ ngày hôm đó ngày 27 tháng 4 đến ngày 14 tháng 5 mẹ bắt đầu chuỗi ngày đau khổ và nước mắt cùng mọi người trong gia đình…
Mẹ vẫn tin rằng con đang sống!
Mẹ đã đi siêu âm ở tất cả những nơi được coi là tốt với các bác sỹ tên tuổi và máy móc hiện đại: bác sỹ Th. - viện lão khoa, bác sỹ Ch. - viện Việt Nhật, bác sỹ H. - Hà Đông… nhưng ở nơi nào cũng đều có kết quả giống nhau: Não giãn (hôm thì não trái, hôm thì não phải giãn con ạ) và mỗi hôm là một chỉ số khác nhau. Các bác sỹ đều nói là có vấn đề nhưng mỗi người khuyên mẹ một cách giải quyết khác nhau.
Người thì bảo cứ để chờ đến 8 tháng theo dõi, người thì bảo phải xử lý càng sớm càng tốt. Sáng mẹ sắm sửa đi siêu âm chỗ mới, chiều trở về mẹ thất vọng và đau đớn.
Và rồi cho đến ngày hội chẩn liên viện C - Bệnh viện sản Trung ương, nơi mà mẹ đã phải trải qua những ngày đen tối và kinh khủng nhất. Theo hội chẩn của bác sỹ Cường: “Teo thể trái dẫn đến giãn não thất - bệnh nhân ở Hà Nội, có nhận thức tốt, con đầu lòng…”. Cả hội đồng đã quyết định “đình chỉ thai nghén”. Nếu như gia đình cũng đồng ý sẽ tiến hành đình chỉ càng sớm càng tốt trước khi thai quá to và khả năng sống sót của thai nhi là cao.
Con ạ! mẹ nhớ từng chi tiết lúc hội chẩn rồi quá trình nhập viện, đặt thuốc và sự đau đớn về thể xác khi thực hiện 4 chữ “đình chỉ thai nghén” kia.
3 ngày trước khi con ra đời
Số phận như sắp đặt cho con được ở lại lâu hơn trong bụng mẹ vậy đó. Mẹ đã rất đau tưởng như con sắp ra rồi thế mà lại rơi vào 2 ngày cuối tuần ngừng đặt thuốc, con lại yên ổn thêm 2 ngày nữa.
Sáng thứ Hai, mẹ đau lắm rồi nhưng lên đến phòng sinh lại quay lại vì chưa đủ thuốc để kích thích mở, con lại được thêm một ngày.
Cho đến đêm ngày thứ 3 mẹ đã thức suốt đêm vì đau, đau về thể xác và đau xé ruột gan khi mẹ vẫn còn nghe thấy tiếng con quẫy đạp: chắc con muốn nói với mẹ rằng con không muốn ra phải không? Mẹ xin lỗi con…
Mẹ kể cho con nghe, cái tối hôm đó có một bác cũng đau như mẹ, không thể nằm ngủ được, cứ đi lại bò lổm ngổm như hai bà điên ấy. Ngay đêm đó bác ấy đã sinh em bé ra mà không có một ai trợ giúp, gọi bác sỹ thì họ bảo từ từ, đến khi em bé của bác ấy ra rồi mẹ còn lật lên và gọi chồng bác ấy vào.
Em bé ấy cũng đã mất, có thể em ấy không có sự sống ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ em ấy. Còn con, lúc đó vẫn còn đạp khoẻ lắm… con ơi….
Sáng sớm hôm sau, bà ngoại mang cháo vào cho mẹ thì đó đã là thời điểm con của mẹ cần phải ra ngoài. Mẹ được chuyển vào phòng sinh ngay. Mẹ đau lắm, lúc đó rất nhiều người bạn gọi để động viên nhưng mẹ vẫn rất đau và sợ hãi. Nghe lời bà nội dặn, mẹ niệm Phật để quên đi. Mẹ vật vã xin bác sĩ cho mẹ được sinh luôn.
Và đúng 10h45, ngày 14/5/2008 con ra đời. Con thật khéo chọn ngày đẹp con à. Con được 1,5kg và với cái tên Hải Đăng đeo vòng số 1446 con chuyển xuống khoa sơ sinh. Mẹ ở lại với nỗi tủi thân vô bờ bến…
Các bà mẹ khác đều có con ở bên cạnh, cho con bú, có mọi người thân vào thay nhau bế ẵm nựng nịu. Bệnh viện thật đông và chật con ạ. Mẹ đã phải cùng bác Hạnh rải chiếu ra hành lang nằm, nhường giường cho các bà mẹ có con nằm cùng.
Đó chỉ là một lý do thôi, điều quan trọng là mẹ muốn tránh những câu hỏi về con, tránh phải nói dối và tránh phải đau xót. Mẹ lủi thủi như người bị mắc chứng bệnh nan y, mẹ không muốn ăn và mẹ khóc…, không biết sẽ sống tiếp quãng đời còn lại thế nào, trả lời mọi người ra sao về con…
Hạnh phúc…
Mẹ nghe tin con đang nằm dưới đó, vẫn còn sự sống và thật phũ phàng khi được thông báo, ngay khi con ra đi mẹ sẽ được xuất viện. Không chịu được điều đó, bác Hạnh đã nhất quyết cho mẹ về nhà mà không làm thủ tục gì hết, bác không muốn mẹ chứng kiến và lại đau buồn nữa. Thâm tâm mẹ vẫn có một niềm tin con đang sống và khoẻ dần lên. Mẹ về trước và đợi con ở nhà con yêu ạ.
Và khi mẹ về nhà với bầu sữa cương nhức thì được tin con vẫn khoẻ mạnh. Cả nhà hăm hở đón con về mà quên hết những hậu quả và những điều bất hạnh sẽ xảy ra nếu con còn sự sống. Không ai cần biết, chỉ cần con còn thở là còn niềm tin và ước vọng.
5h chiều con về với ba mẹ ông bà, bác và các chú của con. Chắc chắn lúc đó các bác sỹ trong hội đồng chẩn đoán của viện và đặc biệt là bác sỹ Cường không hề biết đến sự sống của con, vì trách nhiệm của các bác ấy chỉ là “chẩn đoán” và “đình chỉ”.
Tính từ ngày hôm đó đến nay đã được gần một năm, bao vất vả nhọc nhằn đã qua, từng giọt sữa được vắt ra, từng thìa sữa bé xíu bón cho con, từng ngày, từng ngày... Và con mẹ giờ đã được 7,5 kg, xinh xắn bụ bẫm, nhanh nhẹn đã biết lẫy, biết trườn, biết đưa tay cầm đồ vật, biết nhìn theo tiếng mọi người gọi, biết làm nũng và cười thành tiếng nếu bà nội trêu (đặc biệt con rất hay cười và cười thành tiếng nếu chẳng may bắt gặp tiếng mẹ nấc).
Con là một công trình vĩ đại mà số phận đã xây nên, góp nhặt những giọt nước mắt, những đau đớn và cả những niềm hy vọng để có một bé Tôm ngày hôm nay. Cả nhà yêu và thương con nhiều lắm. Mong cho con luôn khoẻ mạnh và bình thường như bao em nhỏ khác.
Theo VietNamNet
Tôi không muốn lên án hay trách móc ai, vì cuối cùng con tôi vẫn là đứa trẻ khoẻ mạnh bình thường. Nhưng tôi muốn kể cho mọi người nghe tôi đã phải đau đớn tột cùng trước khi được làm mẹ.
Số phận may rủi đẩy chị đến nỗi đau đớn tột cùng của bất hạnh rồi lại bất ngờ đem đến cho chị niềm hạnh phúc vô bờ bến vì chị vẫn được… làm mẹ và con chị sinh ra vẫn khoẻ mạnh bình thường.
Sau đây là chia sẻ của chị:
Sáng 27/4: Nhói đau lồng ngực
Mẹ phải viết ra không thì quên mất, bởi bây giờ có con rồi mẹ chẳng nhớ gì cả, chỉ mỗi con là mẹ không quên thôi. Con yêu, đó là khoảng thời gian mà cả bố và mẹ, ông bà nội ngoại, các bác, các chú của con đều buồn bã và hoảng sợ, nghĩ lại mẹ vẫn thấy kinh hoàng và thấy nhói đau ở lồng ngực.
Lúc đó con được 27 tuần, buổi sáng chủ nhật hôm đó, trời rất đẹp, ba Đức con đi trực từ hôm thứ bảy chưa về, mẹ nhờ chú Quang đưa mẹ đi siêu âm tại nhà bác sỹ Vũ (PK 313 Quan Nhân). Chú đứng ngoài còn mẹ vào trong. Lúc đó tâm trạng mẹ thật vui vì từ tuần thứ 22 mẹ chưa siêu âm, đã 5 tuần rồi mẹ chưa nhìn thấy con. Chờ đợi khoảng 1h đồng hồ cũng đến lượt, mẹ vui vẻ bước lên bàn nằm chuẩn bị nhìn thấy con yêu, vì ngay lúc đó con đang thức, đang đạp trong bụng mẹ. Đo huyết áp bình thường, mọi chỉ số bác sỹ đọc bình thường, và rồi mẹ không nghe thấy bác sỹ Vũ nói gì, mẹ quay ra nhìn và thấy vẻ mặt trầm tư của bác Vũ. Mẹ hoảng hốt hỏi thì bác Vũ bảo: “Em có nhìn thấy chỗ này hơi giãn không?”.
- Đó là cái gì ạ? - mẹ hỏi.
- Não thất trái, con em bị giãn não thất trái
Lúc này mẹ cảm giác 1 luồng gió chạy dọc sống lưng. “Thì có ảnh hưởng gì không bác sỹ, có bình thường không ạ”. Và con biết không, bác Vũ bảo mẹ ngồi dậy sau khi săm soi một hồi, bác bảo mẹ đi thử nước tiểu, kết quả bình thường, nhưng bác cho mẹ 1 địa chỉ mà đến bây giờ và mãi mãi về sau mẹ sẽ không quên mà cũng không muốn nhớ. ”Em đến 12 – ĐBP siêu âm mang kết quả về đây cho anh, nhớ càng sớm càng tốt”.
Mẹ ra ngoài và cùng chú Quang đi về. “Vẫn bình thường mẹ ạ” - đó là câu trả lời khi bà nội hỏi mẹ về kết quả siêu âm. Mẹ và ba không ăn cơm trưa, ba Đức mệt nên đi ngủ luôn, mẹ cũng kêu mệt và không ăn. Nhưng thực ra lúc đó mẹ đã chạy thật nhanh lên phòng để mở mạng và tìm hiểu về “Giãn não thất”.
Từng trang, từng dòng hiện ra trước mắt mẹ, mắt mẹ nhoè đi, những dòng chữ cứ nhảy nhót. Mẹ đau xót lắm! Mẹ lay bố dậy bảo có việc cần nói. Và rồi mẹ đã cố hết sức để thông báo tình hình của con. Ba Đức của con lúc đó vẫn còn động viên mẹ là không vấn đề gì, không được suy nghĩ linh tinh.
Chiều 27 tháng 4: Đau đớn tột cùng
Ngay chiều hôm đó bố mẹ đến Phòng khám 12 ĐBP của bác sĩ Trần Danh C., người được coi là siêu âm hình ảnh giỏi nhất miền Bắc. Bố mẹ đặt số và chờ đợi. Chờ rất lâu đến gần 6h tối mới đến lượt. Và con biết không bước vào phòng khám tiện nghi đó mẹ đã hy vọng điều tốt đẹp nhưng rồi qua lời chẩn đoán của bác sỹ mẹ chỉ muốn chết và biến mất khỏi trần gian ngay lúc đó. Mẹ tường thuật cho con nghe nhé.
- Tên gì?
- Em tên Hoa ạ.
- Bao nhiêu tuổi?
- 26 ạ
- KCCC?
- 26/10 ạ.
- Ối trời ơi, chết rồi, Hoa gì mà Hoa, chẳng thấy tươi gì cả, chỉ thấy héo thôi!
- Sao ạ?
- Não thất trái giãn 14mm.
- Có làm sao không ạ
- Còn làm sao nữa, có mỗi cái đầu mà thế này thì tính làm sao, để xem nào, các não thất khác bình thường cột sống bình thường, tim 4 ngăn, vách bình thường, bàn tay mở, nhịp tim 142l/phút… - Bác sỹ nói nhiều lắm con ạ, nhưng chỉ biết rằng tất cả đều bình thường ngoài cái bất thường đáng sợ kia ra.
Mẹ đã hỏi bác sỹ nguyên nhân của cái bất thường đó bởi mẹ sợ hay vì tên của mẹ: “tươi quá nên đẻ ra con héo” như lời của vị bác sỹ ấy. Được nghe bác sỹ giải thích nguyên nhân mà sao mẹ thấy quá đỗi vô lý: nào do lượng đường huyết trong người mẹ tăng khi con bắt đầu hình thành, nào là do thức ăn nhiễm độc, môi trường… và nguyên nhân sợ hãi nhất là do NST, cái mà mẹ đã không đi xét nghiệm khi con ở tuần thứ 12 vì mẹ nghĩ bố mẹ trẻ và khoẻ mạnh, gia đình không ai có vấn đề thì con sẽ không thể bị các hội chứng Down hay những hội chứng gây ra từ NST.
Mẹ bước ra khỏi phòng khám mà nước mắt vòng quanh khóc nấc thành tiếng, ba Đức chờ ở cửa, mẹ nói cho ba nghe nhưng sợ mình truyền đạt không đúng nên bảo ba Đức vào tận nơi nghe bác sỹ nói. Quay lại nghe những lời đó mẹ lại càng đau lòng hơn, mẹ nghĩ đến con, đến những ảnh hưởng mà con sẽ phải gánh chịu khi sinh con ra, khi biết rằng con khổ, bố mẹ khổ và ông bà nội ngoại sẽ đau lòng lắm. Thế mà lúc đó ba Đức của con khuôn mặt rất bình thản có khi là mẹ thấy trắng và xanh hơn bình thường một chút.
Mẹ đã không biết ba Đức nghĩ gì nhưng mẹ thấy đau đớn lắm, mẹ sẽ mất con, và mất tất cả. Suốt đoạn đường mẹ khóc nấc và khi về gần đến nhà mẹ sợ hãi lắm, không dám đối mặt với sự thật, với ông bà nội, với các chú của con. Mẹ đã bảo ba Đức đừng về nhà, mẹ sợ lắm.
Thế mà khi ngồi đối diện với ông bà, mẹ đã định giấu nhưng chẳng hiểu sao mẹ lại nói hết vì mẹ biết ông bà sẽ chia sẻ và cùng ba mẹ giải quyết tốt mọi vấn đề. Và kể từ ngày hôm đó ngày 27 tháng 4 đến ngày 14 tháng 5 mẹ bắt đầu chuỗi ngày đau khổ và nước mắt cùng mọi người trong gia đình…
Mẹ vẫn tin rằng con đang sống!
Mẹ đã đi siêu âm ở tất cả những nơi được coi là tốt với các bác sỹ tên tuổi và máy móc hiện đại: bác sỹ Th. - viện lão khoa, bác sỹ Ch. - viện Việt Nhật, bác sỹ H. - Hà Đông… nhưng ở nơi nào cũng đều có kết quả giống nhau: Não giãn (hôm thì não trái, hôm thì não phải giãn con ạ) và mỗi hôm là một chỉ số khác nhau. Các bác sỹ đều nói là có vấn đề nhưng mỗi người khuyên mẹ một cách giải quyết khác nhau.
Người thì bảo cứ để chờ đến 8 tháng theo dõi, người thì bảo phải xử lý càng sớm càng tốt. Sáng mẹ sắm sửa đi siêu âm chỗ mới, chiều trở về mẹ thất vọng và đau đớn.
Và rồi cho đến ngày hội chẩn liên viện C - Bệnh viện sản Trung ương, nơi mà mẹ đã phải trải qua những ngày đen tối và kinh khủng nhất. Theo hội chẩn của bác sỹ Cường: “Teo thể trái dẫn đến giãn não thất - bệnh nhân ở Hà Nội, có nhận thức tốt, con đầu lòng…”. Cả hội đồng đã quyết định “đình chỉ thai nghén”. Nếu như gia đình cũng đồng ý sẽ tiến hành đình chỉ càng sớm càng tốt trước khi thai quá to và khả năng sống sót của thai nhi là cao.
Con ạ! mẹ nhớ từng chi tiết lúc hội chẩn rồi quá trình nhập viện, đặt thuốc và sự đau đớn về thể xác khi thực hiện 4 chữ “đình chỉ thai nghén” kia.
3 ngày trước khi con ra đời
Số phận như sắp đặt cho con được ở lại lâu hơn trong bụng mẹ vậy đó. Mẹ đã rất đau tưởng như con sắp ra rồi thế mà lại rơi vào 2 ngày cuối tuần ngừng đặt thuốc, con lại yên ổn thêm 2 ngày nữa.
Sáng thứ Hai, mẹ đau lắm rồi nhưng lên đến phòng sinh lại quay lại vì chưa đủ thuốc để kích thích mở, con lại được thêm một ngày.
Cho đến đêm ngày thứ 3 mẹ đã thức suốt đêm vì đau, đau về thể xác và đau xé ruột gan khi mẹ vẫn còn nghe thấy tiếng con quẫy đạp: chắc con muốn nói với mẹ rằng con không muốn ra phải không? Mẹ xin lỗi con…
Mẹ kể cho con nghe, cái tối hôm đó có một bác cũng đau như mẹ, không thể nằm ngủ được, cứ đi lại bò lổm ngổm như hai bà điên ấy. Ngay đêm đó bác ấy đã sinh em bé ra mà không có một ai trợ giúp, gọi bác sỹ thì họ bảo từ từ, đến khi em bé của bác ấy ra rồi mẹ còn lật lên và gọi chồng bác ấy vào.
Em bé ấy cũng đã mất, có thể em ấy không có sự sống ngay từ khi còn ở trong bụng mẹ em ấy. Còn con, lúc đó vẫn còn đạp khoẻ lắm… con ơi….
Sáng sớm hôm sau, bà ngoại mang cháo vào cho mẹ thì đó đã là thời điểm con của mẹ cần phải ra ngoài. Mẹ được chuyển vào phòng sinh ngay. Mẹ đau lắm, lúc đó rất nhiều người bạn gọi để động viên nhưng mẹ vẫn rất đau và sợ hãi. Nghe lời bà nội dặn, mẹ niệm Phật để quên đi. Mẹ vật vã xin bác sĩ cho mẹ được sinh luôn.
Và đúng 10h45, ngày 14/5/2008 con ra đời. Con thật khéo chọn ngày đẹp con à. Con được 1,5kg và với cái tên Hải Đăng đeo vòng số 1446 con chuyển xuống khoa sơ sinh. Mẹ ở lại với nỗi tủi thân vô bờ bến…
Các bà mẹ khác đều có con ở bên cạnh, cho con bú, có mọi người thân vào thay nhau bế ẵm nựng nịu. Bệnh viện thật đông và chật con ạ. Mẹ đã phải cùng bác Hạnh rải chiếu ra hành lang nằm, nhường giường cho các bà mẹ có con nằm cùng.
Đó chỉ là một lý do thôi, điều quan trọng là mẹ muốn tránh những câu hỏi về con, tránh phải nói dối và tránh phải đau xót. Mẹ lủi thủi như người bị mắc chứng bệnh nan y, mẹ không muốn ăn và mẹ khóc…, không biết sẽ sống tiếp quãng đời còn lại thế nào, trả lời mọi người ra sao về con…
Hạnh phúc…
Mẹ nghe tin con đang nằm dưới đó, vẫn còn sự sống và thật phũ phàng khi được thông báo, ngay khi con ra đi mẹ sẽ được xuất viện. Không chịu được điều đó, bác Hạnh đã nhất quyết cho mẹ về nhà mà không làm thủ tục gì hết, bác không muốn mẹ chứng kiến và lại đau buồn nữa. Thâm tâm mẹ vẫn có một niềm tin con đang sống và khoẻ dần lên. Mẹ về trước và đợi con ở nhà con yêu ạ.
Và khi mẹ về nhà với bầu sữa cương nhức thì được tin con vẫn khoẻ mạnh. Cả nhà hăm hở đón con về mà quên hết những hậu quả và những điều bất hạnh sẽ xảy ra nếu con còn sự sống. Không ai cần biết, chỉ cần con còn thở là còn niềm tin và ước vọng.
5h chiều con về với ba mẹ ông bà, bác và các chú của con. Chắc chắn lúc đó các bác sỹ trong hội đồng chẩn đoán của viện và đặc biệt là bác sỹ Cường không hề biết đến sự sống của con, vì trách nhiệm của các bác ấy chỉ là “chẩn đoán” và “đình chỉ”.
Tính từ ngày hôm đó đến nay đã được gần một năm, bao vất vả nhọc nhằn đã qua, từng giọt sữa được vắt ra, từng thìa sữa bé xíu bón cho con, từng ngày, từng ngày... Và con mẹ giờ đã được 7,5 kg, xinh xắn bụ bẫm, nhanh nhẹn đã biết lẫy, biết trườn, biết đưa tay cầm đồ vật, biết nhìn theo tiếng mọi người gọi, biết làm nũng và cười thành tiếng nếu bà nội trêu (đặc biệt con rất hay cười và cười thành tiếng nếu chẳng may bắt gặp tiếng mẹ nấc).
Con là một công trình vĩ đại mà số phận đã xây nên, góp nhặt những giọt nước mắt, những đau đớn và cả những niềm hy vọng để có một bé Tôm ngày hôm nay. Cả nhà yêu và thương con nhiều lắm. Mong cho con luôn khoẻ mạnh và bình thường như bao em nhỏ khác.
Theo VietNamNet