COCKOO
13-05-2009, 01:00 PM
Khi những chú họa mi hết hơi
Họ là những văn nghệ sĩ có tên tuổi một thời. Nhưng bây giờ, cảm hứng và ý tưởng sáng tạo của họ đã không còn. Thương thay, họ không nhận ra điều đó. Giống những chú hoạ mi đã hết hơi, họ vẫn "tự mãn" cất tiếng.
Và bi kịch đã đến với họ…
Không phải nghệ sĩ nào cũng có may mắn giữ được cảm hứng và những ý tưởng mới lạ trong sự sáng tạo cho đến cuối đời. Khi nhận ra mình không thể sáng tạo được nữa, những nghệ sĩ thấu hiểu điều này đã tự quyết định con đường của họ. Hầu hết các nghệ sĩ rơi vào trường hợp này đã tìm cách im lặng và sống giản đơn như mọi con người. Họ đọc sách, chơi cây, truyền những kinh nghiệm có được cho thế hệ sau, chăm sóc đời sống tinh thần của con cháu…
Trên thế giới, có một vài người đã kết thúc cuộc đời khi họ nhận ra sự bất lực trong sáng tạo của mình trước sự kỳ vĩ và những vẻ đẹp của đời sống. Họ thấy tuyệt vọng và vô nghĩa. Với họ, sáng tạo nghĩa là sống. Khi không còn sáng tạo thì họ không còn tìm thấy ý nghĩa sống nữa.
Nhưng ngay cả đối với một vài người đã tự sát thì tôi vẫn không cho đó là bi kịch. Mà tôi chỉ thấy bi kịch ở những nghệ sĩ không nhận biết được mình đã hết nguồn cảm hứng sáng tạo - đã hết những ý tưởng sáng tạo nhưng lại không hay biết. Chính thế, họ đã tự đẩy họ vào những bi kịch đầy hài hước và đáng thương.
Bi kịch một: "Ảo tưởng về sự tôn sùng"
Cả đến khi những sáng tạo của họ đã trở nên nhạt nhẽo và vô cảm thì họ vẫn sống trong cơn ảo tưởng về đám đông. Ở đâu, họ cũng thấy đám đông vây quanh họ, tung hô họ và "cúi rạp" trước họ để tỏ lòng ngưỡng mộ. Bởi thế, khi bước vào một quán cà phê hay quán ăn dù chỉ có mươi người khách, họ cũng nhìn lướt qua mọi người một cách ngạo mạn vô lối và mỉm cười như một sự ban phát. Ngay cả trước các đồng nghiệp của mình, họ vẫn nghĩ họ là kẻ nổi trội hay đứng đầu. Ngay cả khi trở về ngôi nhà của họ, họ cũng sống theo cách một "ngôi sao" trước những người thân của mình. Giống kẻ mắc bệnh mộng du, họ cứ đi mà không biết mình đi đâu, họ cứ nói mà không biết mình nói gì.
Khi tất cả nhìn họ ái ngại, khó chịu hay thương xót thì họ lại lầm tưởng đám đông đang ngắm nhìn họ đắm mê và đầy ngưỡng mộ. Và thế là, họ gây ra không ít phiền phức cho những cá nhân và những đám đông. Họ bắt người khác phải "phục vụ" họ như phục vụ một vĩ nhân.
Tôi đã từng chứng kiến một nhà thơ hết thời mắng mỏ thậm tệ biên tập viên của một tờ báo không in thơ Tết cho mình. Ông ta nói thiên hạ sẽ bị huỷ diệt linh hồn vì không còn biết được giá trị vĩ đại của những sáng tác của ông.
Có nhà thơ được bạn đọc hay chính những nhà thơ, nhà văn thế hệ sau mời ăn trưa thì họ coi như đó là việc làm biết điều và hiển nhiên của bạn đọc đó hay đồng nghiệp đó đối với những người nổi tiếng như họ. Thế là họ lấy điện thoại của người mời họ gọi cho đủ loại bạn bè họ đến để chứng kiến sự "phụng sự" của bạn đọc đó đối với họ. Họ "nghênh ngang" gọi những chai rượu đắt tiền nhất và đủ loại món ăn chất ngập cả bàn. Rồi họ cho mình cái quyền được sai khiến, được đòi hỏi người khác phục vụ những ý thích của mình. Người Việt Nam vốn tế nhị và nhẫn chịu nên càng làm cho cái bệnh ảo tưởng của những nghệ sĩ hết thời này thêm trầm trọng.
Bi kịch hai: "Ngộ nhận về sự vĩ đại"
Họ luôn luôn tự mãn về những sáng tác trong cái thời "hết hơi" của mình. Với họ, tác phẩm nào của họ cũng vĩ đại. Trong mọi nơi, mọi lúc, họ chỉ nói về tác phẩm của mình. Họ cho rằng chỉ mình mới đại diện duy nhất cho nền văn học ấy, đại diện cho nền âm nhạc hay hội hoạ ấy. Có nhà văn còn tự dùng bút danh để ca ngợi tác phẩm của chính mình nữa chứ. Họ cho rằng chỉ có họ mới hiểu được giá trị lớn lao của tác phẩm ấy. Có những nhà thơ thì cứ người nào hay tờ báo nói đến một nhà thơ khác hay những nhà thơ thế hệ sau là họ rất bực bội. Cùng lắm thì họ cũng ra vẻ ủng hộ bằng cách chậc lưỡi nói rằng đó là quyền tự do được thể nghiệm và cậu ấy, cô ấy còn đang thể nghiệm. Nhưng họ có biết đâu rằng họ là những người có thời gian thể nghiệm lâu nhất mà vẫn không làm ra được gương mặt của mình.
Có những nghệ sĩ nổi tiếng thật một thời và có những nghệ sĩ nổi tiếng giả. Đó là những người may mắn nổi tiếng bởi những lý do "phi nghệ thuật" từ một thời xa xưa nhưng cho đến tận bây giờ vẫn ngỡ mình vĩ đại. Ông ta cứ tiếp tục làm ra những sản phẩm nhạt nhẽo và lạc lõng với thời đại. Nhưng khi phát hiện ra bạn đọc không hề để ý đến những tác phẩm ấy của mình thì thiên hạ đối với ông ta là một đám ngu dân. Ở đâu ông ta cũng thở dài và nói rằng chỉ đời sau mới hiểu được giá trị của ông ta.
Có những người trả lời huênh hoang và nhăng nhít trên nhiều trang web trong và ngoài nước về bản thân họ. Họ dè bỉu sáng tác của tất cả những người khác. Nếu họ có khen ai thì cũng khen với giọng của kẻ bề trên hoặc cũng vì một lợi ích cá nhân nào đó của họ. Thế mà có không ít người trong số họ lại là các thành viên trong một số ban giám khảo hay hội đồng gì gì đó. Họ ngồi ngửa lưng trên ghế và phán xét, chê bai và thậm chí khinh bỉ tác phẩm của đồng nghiệp. Trong khi đó, những thứ họ đang sáng tác mới tệ hại làm sao. Và nếu bạn lỡ mồm lỡ miệng chê họ một tí ti thôi thì họ sẽ thù bạn suốt đời.
Họ là những văn nghệ sĩ có tên tuổi một thời. Nhưng bây giờ, cảm hứng và ý tưởng sáng tạo của họ đã không còn. Thương thay, họ không nhận ra điều đó. Giống những chú hoạ mi đã hết hơi, họ vẫn "tự mãn" cất tiếng.
Và bi kịch đã đến với họ…
Không phải nghệ sĩ nào cũng có may mắn giữ được cảm hứng và những ý tưởng mới lạ trong sự sáng tạo cho đến cuối đời. Khi nhận ra mình không thể sáng tạo được nữa, những nghệ sĩ thấu hiểu điều này đã tự quyết định con đường của họ. Hầu hết các nghệ sĩ rơi vào trường hợp này đã tìm cách im lặng và sống giản đơn như mọi con người. Họ đọc sách, chơi cây, truyền những kinh nghiệm có được cho thế hệ sau, chăm sóc đời sống tinh thần của con cháu…
Trên thế giới, có một vài người đã kết thúc cuộc đời khi họ nhận ra sự bất lực trong sáng tạo của mình trước sự kỳ vĩ và những vẻ đẹp của đời sống. Họ thấy tuyệt vọng và vô nghĩa. Với họ, sáng tạo nghĩa là sống. Khi không còn sáng tạo thì họ không còn tìm thấy ý nghĩa sống nữa.
Nhưng ngay cả đối với một vài người đã tự sát thì tôi vẫn không cho đó là bi kịch. Mà tôi chỉ thấy bi kịch ở những nghệ sĩ không nhận biết được mình đã hết nguồn cảm hứng sáng tạo - đã hết những ý tưởng sáng tạo nhưng lại không hay biết. Chính thế, họ đã tự đẩy họ vào những bi kịch đầy hài hước và đáng thương.
Bi kịch một: "Ảo tưởng về sự tôn sùng"
Cả đến khi những sáng tạo của họ đã trở nên nhạt nhẽo và vô cảm thì họ vẫn sống trong cơn ảo tưởng về đám đông. Ở đâu, họ cũng thấy đám đông vây quanh họ, tung hô họ và "cúi rạp" trước họ để tỏ lòng ngưỡng mộ. Bởi thế, khi bước vào một quán cà phê hay quán ăn dù chỉ có mươi người khách, họ cũng nhìn lướt qua mọi người một cách ngạo mạn vô lối và mỉm cười như một sự ban phát. Ngay cả trước các đồng nghiệp của mình, họ vẫn nghĩ họ là kẻ nổi trội hay đứng đầu. Ngay cả khi trở về ngôi nhà của họ, họ cũng sống theo cách một "ngôi sao" trước những người thân của mình. Giống kẻ mắc bệnh mộng du, họ cứ đi mà không biết mình đi đâu, họ cứ nói mà không biết mình nói gì.
Khi tất cả nhìn họ ái ngại, khó chịu hay thương xót thì họ lại lầm tưởng đám đông đang ngắm nhìn họ đắm mê và đầy ngưỡng mộ. Và thế là, họ gây ra không ít phiền phức cho những cá nhân và những đám đông. Họ bắt người khác phải "phục vụ" họ như phục vụ một vĩ nhân.
Tôi đã từng chứng kiến một nhà thơ hết thời mắng mỏ thậm tệ biên tập viên của một tờ báo không in thơ Tết cho mình. Ông ta nói thiên hạ sẽ bị huỷ diệt linh hồn vì không còn biết được giá trị vĩ đại của những sáng tác của ông.
Có nhà thơ được bạn đọc hay chính những nhà thơ, nhà văn thế hệ sau mời ăn trưa thì họ coi như đó là việc làm biết điều và hiển nhiên của bạn đọc đó hay đồng nghiệp đó đối với những người nổi tiếng như họ. Thế là họ lấy điện thoại của người mời họ gọi cho đủ loại bạn bè họ đến để chứng kiến sự "phụng sự" của bạn đọc đó đối với họ. Họ "nghênh ngang" gọi những chai rượu đắt tiền nhất và đủ loại món ăn chất ngập cả bàn. Rồi họ cho mình cái quyền được sai khiến, được đòi hỏi người khác phục vụ những ý thích của mình. Người Việt Nam vốn tế nhị và nhẫn chịu nên càng làm cho cái bệnh ảo tưởng của những nghệ sĩ hết thời này thêm trầm trọng.
Bi kịch hai: "Ngộ nhận về sự vĩ đại"
Họ luôn luôn tự mãn về những sáng tác trong cái thời "hết hơi" của mình. Với họ, tác phẩm nào của họ cũng vĩ đại. Trong mọi nơi, mọi lúc, họ chỉ nói về tác phẩm của mình. Họ cho rằng chỉ mình mới đại diện duy nhất cho nền văn học ấy, đại diện cho nền âm nhạc hay hội hoạ ấy. Có nhà văn còn tự dùng bút danh để ca ngợi tác phẩm của chính mình nữa chứ. Họ cho rằng chỉ có họ mới hiểu được giá trị lớn lao của tác phẩm ấy. Có những nhà thơ thì cứ người nào hay tờ báo nói đến một nhà thơ khác hay những nhà thơ thế hệ sau là họ rất bực bội. Cùng lắm thì họ cũng ra vẻ ủng hộ bằng cách chậc lưỡi nói rằng đó là quyền tự do được thể nghiệm và cậu ấy, cô ấy còn đang thể nghiệm. Nhưng họ có biết đâu rằng họ là những người có thời gian thể nghiệm lâu nhất mà vẫn không làm ra được gương mặt của mình.
Có những nghệ sĩ nổi tiếng thật một thời và có những nghệ sĩ nổi tiếng giả. Đó là những người may mắn nổi tiếng bởi những lý do "phi nghệ thuật" từ một thời xa xưa nhưng cho đến tận bây giờ vẫn ngỡ mình vĩ đại. Ông ta cứ tiếp tục làm ra những sản phẩm nhạt nhẽo và lạc lõng với thời đại. Nhưng khi phát hiện ra bạn đọc không hề để ý đến những tác phẩm ấy của mình thì thiên hạ đối với ông ta là một đám ngu dân. Ở đâu ông ta cũng thở dài và nói rằng chỉ đời sau mới hiểu được giá trị của ông ta.
Có những người trả lời huênh hoang và nhăng nhít trên nhiều trang web trong và ngoài nước về bản thân họ. Họ dè bỉu sáng tác của tất cả những người khác. Nếu họ có khen ai thì cũng khen với giọng của kẻ bề trên hoặc cũng vì một lợi ích cá nhân nào đó của họ. Thế mà có không ít người trong số họ lại là các thành viên trong một số ban giám khảo hay hội đồng gì gì đó. Họ ngồi ngửa lưng trên ghế và phán xét, chê bai và thậm chí khinh bỉ tác phẩm của đồng nghiệp. Trong khi đó, những thứ họ đang sáng tác mới tệ hại làm sao. Và nếu bạn lỡ mồm lỡ miệng chê họ một tí ti thôi thì họ sẽ thù bạn suốt đời.