COCKOO
13-05-2009, 12:50 PM
http://www.tienphong.vn/Tianyon/ImageView.aspx?ThumbnailID=207194
Nhà thơ Bằng Việt
Nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội Liên hiệp VH-NT Hà Nội trao đổi về Giải thưởng văn học - nghệ thuật Thủ đô sẽ được tổ chức trọng thể tại Hà Nội ngày 13/5/2009 tới.
Ngoài tập “Trần Dần – Thơ” được trao giải trong lĩnh vực văn chương (năm ngoái, nhân việc xuất bản tập sách này, Hội Nhà văn Hà Nội đã trao giải về thành tựu trọn đời cho nhà thơ Trần Dần), còn 19 tác phẩm khác của nhiều lĩnh vực.
Được biết, về văn chương, giải được trao cho nhà thơ Trần Dần. Trần Dần là một nhà thơ gây tranh cãi rất nhiều. Phải chăng, Giải thưởng của Thủ đô muốn "gây ấn tượng" ?
Tập Tuyển thơ (di cảo) của nhà thơ Trần Dần đã được Hội Nhà văn Hà Nội trao “giải thưởng về thành tựu trọn đời” năm 2008.
Hội Nhà văn Hà Nội tiếp tục đề xuất đưa tập Tuyển thơ này vào Giải thưởng của Hội Liên hiệp VH-NT Hà Nội. Kết quả là tập thơ đã đạt đa số phiếu của Hội đồng chung khảo và đã trúng giải.
Hội Liên hiệp VH-NT Hà Nội trao giải này cũng không vì chuyện muốn “gây ấn tượng” hay không, mà là khôi phục một sự đánh giá công bằng cho nhà thơ Trần Dần, một nhà thơ có những đóng góp lớn về cách tân thơ, cả về nội dung và hình thức, cho Thơ Việt Nam thế kỷ XX.
Không phải bất cứ tìm tòi và cách tân nào của mỗi nhà thơ muốn tìm một đường đi riêng cho mình đều đạt tới thành công. Trần Dần cũng vậy, có nhiều tìm tòi cũng chưa tới đích, có những thể nghiệm mới ở dạng thể nghiệm, nhưng không nên vì thế mà xóa đi những thành tựu đã được mọi người ghi nhận và chào đón. Hội đồng xét Giải của chúng tôi đã trao đổi rất kỹ với tinh thần trách nhiệm cao, và thống nhất là phần tích cực, đóng góp cho thi ca Việt Nam của nhà thơ Trần Dần là rất xứng đáng được biểu dương, được khẳng định. Giải thưởng Nhà nước mà ông được truy tặng cũng là một minh chứng.
Và nhân kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ năm nay, chúng tôi cũng vui mừng được biết, tiểu thuyết “Người người lớp lớp” của ông cũng được tái bản sau hơn nửa thế kỷ cất trong tủ kính. Đó là những tin vui trong tiến trình thẳng thắn và cởi mở nhìn nhận lại những giá trị.
Thưa anh, gần 15 năm nay, Giải thưởng văn học - nghệ thuật Thủ đô không hoạt động. Nay Giải được tiếp tục xét và trao, anh có thể cho biết ý nghĩa của công việc này? Đây có phải là một “hoạt động nhân dịp kỷ niệm” 1.000 năm Thăng Long không?
Giải thưởng VH-NT Thủ đô là một hình thức động viên các tác giả và kích thích các sáng tác, bên cạnh cuộc vận động sáng tác của Hội, và sẽ được trao đều đặn hàng năm, tiếp tục cả sau Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Hội chúng tôi đã đặt lại vấn đề với thành phố về việc lập lại Giải này từ cách đây 2 năm và đã được chấp thuận. Giải được xếp chính thức là một trong ba hệ thống giải thưởng cơ sở của Giải thưởng Thăng Long thuộc UBND thành phố (ngoài Giải về VH-NT, còn có Giải về khoa học và Công nghệ và Giải về cải tiến thủ tục hành chính, đổi mới biện pháp quản lý Nhà nước). Cứ 5 năm một lần, thành phố sẽ xét và trao Giải Thăng Long cho cả ba lĩnh vực trên.
Giải sẽ vận hành với tiêu chí và cách xét thưởng như thế nào? Hiện có khá nhiều giải thưởng mang hơi hướng cục bộ, cũng đã có những ý kiến đại loại như giải của Hà Nội thì chỉ nên trao cho người ở Hà Nội hoặc chỉ trao cho tác phẩm viết, sáng tác về Hà Nội, theo anh thì sao?
Chúng tôi đã soạn thảo và thông qua một Quy chế xét giải. Quy chế nói rõ: “Tác giả được xét giải trước tiên là các hội viên của Hội Liên hiệp VH-NT Hà Nội. Trong trường hợp đặc biệt, nếu tác giả không phải là hội viên của Hội, thì tiêu chí quan trọng nhất để được đưa vào xét giải là tác phẩm của tác giả đó phải viết trực tiếp về đề tài Hà Nội, dù xưa hoặc nay, hoặc ít nhất cũng viết về những con người Hà Nội, dù đang ở trên đất Thủ đô hay xa Thủ đô”.
Thủ đô là nơi văn vật, hội tụ nhiều danh nhân, vậy Hội đồng giải thưởng có mong muốn giải thưởng này mang tầm quốc gia hoặc hơn nữa không? Hay chỉ dừng lại ở tầm địa phương, vì Hà Nội cũng chỉ là một tỉnh như mọi tỉnh khác?
Giải thưởng cố gắng quy tụ vào trong mình những tác phẩm xuất sắc nhất hàng năm về cả 9 thể loại chuyên ngành. Hội đồng xét thưởng tất nhiên nỗ lực tìm kiếm và đưa lên biểu dương được những tác phẩm xứng đáng nhất, và cũng hy vọng nó đạt đến một tầm cao tiêu biểu cho Thủ đô, nhưng chất lượng đạt đến đâu thì cũng còn tùy thuộc vào mặt bằng sáng tác chung, không nên vội vàng có những ảo tưởng xa rời thực tế.
Trong những lĩnh vực khác tình hình giải thưởng năm nay ra sao? Có tác phẩm nào tầm cỡ như bên văn chương không? Xin anh một vài nhận xét?
Nhìn chung, các tác phẩm đều được chọn kỹ và đề xuất lên từ Hội đồng nghệ thuật chuyên môn của các Hội chuyên ngành, có bình xét và bỏ phiếu kín đến từng tác phẩm trước khi đưa vào chung khảo. Các tác phẩm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh, đa số đã được chọn từ các tác phẩm được giải cao từ các Triển lãm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh Thủ đô nhân dịp Kỷ niệm 10 tháng 10, trong 2 năm qua. Các tác phẩm sân khấu, múa đã được đánh giá cao trong các Hội diễn toàn quốc. Riêng tác phẩm múa rối đã được cả Huy chương vàng Liên hoan múa rối quốc tế. Như vậy, có thể nói các thể loại nghệ thuật của từng chuyên ngành đều có những đóng góp có ấn tượng vào giải thưởng năm nay.
Xin cảm ơn anh.
GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT THỦ ĐÔ 2008
Tất cả 20 giải thưởng được trao cho 9 chuyên ngành.
Văn học: Trần Dần Thơ (nhà xuất bản Đà Nẵng, Cty Nhã Nam).
Các lĩnh vực khác:
Các ca khúc: Phố phường Hà Nội của Vũ Duy Cương, Sông đợi của Nguyễn Việt Bình; các tác phẩm ảnh nghệ thuật: Thắp sáng dòng điện mùa xuân của Phạm Công Thắng, Đêm về phố cổ của Hoàng Minh, Soi bóng của Nguyễn Văn Thắng; tranh lụa Ngàn năm trầm tích của Vũ Đình Tuấn, khắc thạch cao Mùa thu giải phóng của Ái Thi, điêu khắc bằng chất liệu tổng hợp Tự vệ Thủ đô của Hoa Bích Đào; vở kịch nói Đứa con bị đánh cắp của Nhà hát Kịch Hà Nội, vở múa rối Huyền thoại Tiên Rồng của Nhà hát Múa Rối Thăng Long; toàn bộ các điệu múa cổ dân gian khôi phục từ các làng nghệ nhân ven đô trong Liên hoan múa cổ Thăng Long; 2 tác phẩm múa đương đại Tiên Dung, Chử Đồng Tử của biên đạo múa Nguyễn Thị Hiển và Cuộc chia tay màu đỏ của biên đạo múa Nguyễn Văn Bích; cuốn phim tài liệu nghệ thuật Trần Quốc Vượng trong ký ức chưa xa của Vũ Tuyết Nhung và cuốn phim tài liệu nghệ thuật Không chỉ là kỷ vật của Cao Mạnh (đạo diễn) và Nguyễn Ngọc Tiến (kịch bản); về Kiến trúc, là phương án Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long (giai đoạn 3, khu vực Nhật Tân, Phú Thượng, quận Tây Hồ), do Cty Cổ phần Tư vấn Kiến trúc đô thị Hà Nội UAC chủ trì thiết kế và làm đồ án. Về công trình nghiên cứu và sưu tầm văn nghệ dân gian là các tác phẩm: Sự tích các vị thần Thăng Long - Hà Nội của tập thể tác giả, Cổ pháp cố sự của Nguyễn Khôi và Sổ tay văn hóa Việt Nam của Đặng Đức Siêu.
Việt Lê (thực hiện)
Nhà thơ Bằng Việt
Nhà thơ Bằng Việt, Chủ tịch Hội Liên hiệp VH-NT Hà Nội trao đổi về Giải thưởng văn học - nghệ thuật Thủ đô sẽ được tổ chức trọng thể tại Hà Nội ngày 13/5/2009 tới.
Ngoài tập “Trần Dần – Thơ” được trao giải trong lĩnh vực văn chương (năm ngoái, nhân việc xuất bản tập sách này, Hội Nhà văn Hà Nội đã trao giải về thành tựu trọn đời cho nhà thơ Trần Dần), còn 19 tác phẩm khác của nhiều lĩnh vực.
Được biết, về văn chương, giải được trao cho nhà thơ Trần Dần. Trần Dần là một nhà thơ gây tranh cãi rất nhiều. Phải chăng, Giải thưởng của Thủ đô muốn "gây ấn tượng" ?
Tập Tuyển thơ (di cảo) của nhà thơ Trần Dần đã được Hội Nhà văn Hà Nội trao “giải thưởng về thành tựu trọn đời” năm 2008.
Hội Nhà văn Hà Nội tiếp tục đề xuất đưa tập Tuyển thơ này vào Giải thưởng của Hội Liên hiệp VH-NT Hà Nội. Kết quả là tập thơ đã đạt đa số phiếu của Hội đồng chung khảo và đã trúng giải.
Hội Liên hiệp VH-NT Hà Nội trao giải này cũng không vì chuyện muốn “gây ấn tượng” hay không, mà là khôi phục một sự đánh giá công bằng cho nhà thơ Trần Dần, một nhà thơ có những đóng góp lớn về cách tân thơ, cả về nội dung và hình thức, cho Thơ Việt Nam thế kỷ XX.
Không phải bất cứ tìm tòi và cách tân nào của mỗi nhà thơ muốn tìm một đường đi riêng cho mình đều đạt tới thành công. Trần Dần cũng vậy, có nhiều tìm tòi cũng chưa tới đích, có những thể nghiệm mới ở dạng thể nghiệm, nhưng không nên vì thế mà xóa đi những thành tựu đã được mọi người ghi nhận và chào đón. Hội đồng xét Giải của chúng tôi đã trao đổi rất kỹ với tinh thần trách nhiệm cao, và thống nhất là phần tích cực, đóng góp cho thi ca Việt Nam của nhà thơ Trần Dần là rất xứng đáng được biểu dương, được khẳng định. Giải thưởng Nhà nước mà ông được truy tặng cũng là một minh chứng.
Và nhân kỷ niệm 55 năm chiến thắng Điện Biên Phủ năm nay, chúng tôi cũng vui mừng được biết, tiểu thuyết “Người người lớp lớp” của ông cũng được tái bản sau hơn nửa thế kỷ cất trong tủ kính. Đó là những tin vui trong tiến trình thẳng thắn và cởi mở nhìn nhận lại những giá trị.
Thưa anh, gần 15 năm nay, Giải thưởng văn học - nghệ thuật Thủ đô không hoạt động. Nay Giải được tiếp tục xét và trao, anh có thể cho biết ý nghĩa của công việc này? Đây có phải là một “hoạt động nhân dịp kỷ niệm” 1.000 năm Thăng Long không?
Giải thưởng VH-NT Thủ đô là một hình thức động viên các tác giả và kích thích các sáng tác, bên cạnh cuộc vận động sáng tác của Hội, và sẽ được trao đều đặn hàng năm, tiếp tục cả sau Kỷ niệm 1.000 năm Thăng Long. Hội chúng tôi đã đặt lại vấn đề với thành phố về việc lập lại Giải này từ cách đây 2 năm và đã được chấp thuận. Giải được xếp chính thức là một trong ba hệ thống giải thưởng cơ sở của Giải thưởng Thăng Long thuộc UBND thành phố (ngoài Giải về VH-NT, còn có Giải về khoa học và Công nghệ và Giải về cải tiến thủ tục hành chính, đổi mới biện pháp quản lý Nhà nước). Cứ 5 năm một lần, thành phố sẽ xét và trao Giải Thăng Long cho cả ba lĩnh vực trên.
Giải sẽ vận hành với tiêu chí và cách xét thưởng như thế nào? Hiện có khá nhiều giải thưởng mang hơi hướng cục bộ, cũng đã có những ý kiến đại loại như giải của Hà Nội thì chỉ nên trao cho người ở Hà Nội hoặc chỉ trao cho tác phẩm viết, sáng tác về Hà Nội, theo anh thì sao?
Chúng tôi đã soạn thảo và thông qua một Quy chế xét giải. Quy chế nói rõ: “Tác giả được xét giải trước tiên là các hội viên của Hội Liên hiệp VH-NT Hà Nội. Trong trường hợp đặc biệt, nếu tác giả không phải là hội viên của Hội, thì tiêu chí quan trọng nhất để được đưa vào xét giải là tác phẩm của tác giả đó phải viết trực tiếp về đề tài Hà Nội, dù xưa hoặc nay, hoặc ít nhất cũng viết về những con người Hà Nội, dù đang ở trên đất Thủ đô hay xa Thủ đô”.
Thủ đô là nơi văn vật, hội tụ nhiều danh nhân, vậy Hội đồng giải thưởng có mong muốn giải thưởng này mang tầm quốc gia hoặc hơn nữa không? Hay chỉ dừng lại ở tầm địa phương, vì Hà Nội cũng chỉ là một tỉnh như mọi tỉnh khác?
Giải thưởng cố gắng quy tụ vào trong mình những tác phẩm xuất sắc nhất hàng năm về cả 9 thể loại chuyên ngành. Hội đồng xét thưởng tất nhiên nỗ lực tìm kiếm và đưa lên biểu dương được những tác phẩm xứng đáng nhất, và cũng hy vọng nó đạt đến một tầm cao tiêu biểu cho Thủ đô, nhưng chất lượng đạt đến đâu thì cũng còn tùy thuộc vào mặt bằng sáng tác chung, không nên vội vàng có những ảo tưởng xa rời thực tế.
Trong những lĩnh vực khác tình hình giải thưởng năm nay ra sao? Có tác phẩm nào tầm cỡ như bên văn chương không? Xin anh một vài nhận xét?
Nhìn chung, các tác phẩm đều được chọn kỹ và đề xuất lên từ Hội đồng nghệ thuật chuyên môn của các Hội chuyên ngành, có bình xét và bỏ phiếu kín đến từng tác phẩm trước khi đưa vào chung khảo. Các tác phẩm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh, đa số đã được chọn từ các tác phẩm được giải cao từ các Triển lãm Mỹ thuật và Nhiếp ảnh Thủ đô nhân dịp Kỷ niệm 10 tháng 10, trong 2 năm qua. Các tác phẩm sân khấu, múa đã được đánh giá cao trong các Hội diễn toàn quốc. Riêng tác phẩm múa rối đã được cả Huy chương vàng Liên hoan múa rối quốc tế. Như vậy, có thể nói các thể loại nghệ thuật của từng chuyên ngành đều có những đóng góp có ấn tượng vào giải thưởng năm nay.
Xin cảm ơn anh.
GIẢI THƯỞNG VĂN HỌC - NGHỆ THUẬT THỦ ĐÔ 2008
Tất cả 20 giải thưởng được trao cho 9 chuyên ngành.
Văn học: Trần Dần Thơ (nhà xuất bản Đà Nẵng, Cty Nhã Nam).
Các lĩnh vực khác:
Các ca khúc: Phố phường Hà Nội của Vũ Duy Cương, Sông đợi của Nguyễn Việt Bình; các tác phẩm ảnh nghệ thuật: Thắp sáng dòng điện mùa xuân của Phạm Công Thắng, Đêm về phố cổ của Hoàng Minh, Soi bóng của Nguyễn Văn Thắng; tranh lụa Ngàn năm trầm tích của Vũ Đình Tuấn, khắc thạch cao Mùa thu giải phóng của Ái Thi, điêu khắc bằng chất liệu tổng hợp Tự vệ Thủ đô của Hoa Bích Đào; vở kịch nói Đứa con bị đánh cắp của Nhà hát Kịch Hà Nội, vở múa rối Huyền thoại Tiên Rồng của Nhà hát Múa Rối Thăng Long; toàn bộ các điệu múa cổ dân gian khôi phục từ các làng nghệ nhân ven đô trong Liên hoan múa cổ Thăng Long; 2 tác phẩm múa đương đại Tiên Dung, Chử Đồng Tử của biên đạo múa Nguyễn Thị Hiển và Cuộc chia tay màu đỏ của biên đạo múa Nguyễn Văn Bích; cuốn phim tài liệu nghệ thuật Trần Quốc Vượng trong ký ức chưa xa của Vũ Tuyết Nhung và cuốn phim tài liệu nghệ thuật Không chỉ là kỷ vật của Cao Mạnh (đạo diễn) và Nguyễn Ngọc Tiến (kịch bản); về Kiến trúc, là phương án Quy hoạch chi tiết Khu đô thị Nam Thăng Long (giai đoạn 3, khu vực Nhật Tân, Phú Thượng, quận Tây Hồ), do Cty Cổ phần Tư vấn Kiến trúc đô thị Hà Nội UAC chủ trì thiết kế và làm đồ án. Về công trình nghiên cứu và sưu tầm văn nghệ dân gian là các tác phẩm: Sự tích các vị thần Thăng Long - Hà Nội của tập thể tác giả, Cổ pháp cố sự của Nguyễn Khôi và Sổ tay văn hóa Việt Nam của Đặng Đức Siêu.
Việt Lê (thực hiện)