Trang 3 / 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Bài 21 đến 26/26

Chủ đề: Những huyền thoại bóng đá 1 thời.

  1. #21
    Member PhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    83
    Thanks
    14
    Thanked 16 Times in 8 Posts

    Default Ðề: Những huyền thoại bóng đá 1 thời.

    Trích dẫn Trích dẫn của Mưa Trên Cuộc Tình Xem bài viết
    ...
    Dẫn đầu đội hình Vn đá giải SKDA ngày ấy là danh thủ Cao Cường, với người anh khắc khổ và nổi tiếng không kém Nguyễn Thế Anh. Trong khung thành hình như là Trần văn Khánh thì phải ?? .......
    Chính xác bác ạ!
    Em được ngồi trong đội cầm cờ diễu hành nên cứ ngẩn tò te. Nhìn cái ông hậu vệ Khidiatulin của CCCP cản phá mà phát khiếp. Có pha bóng thấy ông ta chạy song hành với đối phương tiện tay búng cả vào ..."Xim"... của anh chàng kia, khiến anh ta "hụt" hơi, mất bóng.... he he ... quái chiêu lắm!
    Thế mà trận chung kết vẫn thua Hungary.

    Lần đầu chứng kiến Tây đá mới thấy khiếp, mới phục lăn và bị mê hoặc vì đội bóng vàng - xanh từ đó. Trận Braxin - Pháp năm 86, sau khi xem xong E mất ngủ và ko xem luôn các trận còn lại vì buồn! ... nghỉ lại thấy đểu thật
    Last edited by Nhân ái; 14-01-2010 at 06:16 PM.

  2. #22
    Super Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    6.058
    Thanks
    3.717
    Thanked 3.039 Times in 1.244 Posts

    Default Ðề: Những huyền thoại bóng đá 1 thời.


    Nguyễn Thế Anh


    Ba Đẻn thuộc lứa tuổi cầu thủ Thể Công năm 65, lứa Nguyễn Trọng Giáp. Nhưng nếu Giáp nghỉ thi đấu từ năm 1979, thì Ba Đẻn tiếp tục chơi bóng đến tận năm 1984, và anh chơi cùng Cao Cường, người em trai của mình. Bởi thế, xin hãy ghi nhận Ba Đẻn là một cầu thủ vàng suốt hai thế hệ. Lần đầu tiên khán giả biết đến Ba Đẻn là trận ra mắt của đội Thể Công vừa đi tập huấn trở về năm 1968. Những trận cuối cùng của đời cầu thủ, anh vẫn tả xung hữu đột làm kinh hoàng đối thủ trong khuôn khổ giải vô địch Quân đội các nước anh em (SKDA 1984). Suốt 16 năm thi đấu đỉnh cao, lúc nào cũng chói sáng, liệu đã mấy người làm được như thế? Đấy không chỉ là tài năng, mà còn là ý chí kiên cường, là sự khổ luyện miệt mài, là lòng say mê bóng đá đến điên khùng, là thái độ cống hiến, phục vụ hết mình cho khán giả.

    Không có cầu thủ nào tách rời đội bóng. Đội bóng của Ba Đẻn là Thể Công. Nếu bầu chọn "Đội bóng vàng 50 năm" của bóng đá VN thì có lẽ Thể Công là một ứng cử viên sáng giá. Chỉ trừ vài ba năm trở lại đây, vì không giải quyết được vấn đề quan niệm và cơ chế nên đội bóng này cứ mãi lao đao trong cuộc chiến trụ hạng, còn thì gần suốt 50 năm ấy, Thể Công luôn là lá cờ đầu của bóng đá VN. Là đội bóng có nhiều thành tích nhất, nhưng quan trọng hơn - là đội bóng có nhiều cổ động viên nhất, đội bóng có sức sống xã hội sôi động nhất. Trong cả lịch sử lâu dài ấy, nhiều cái tên đã đọng lại, như Trương Tấn Bửu - Trương Tấn Nghĩa, Tý Bồ..., như Tiền - Nhi - Chi - Út..., như Thế Anh, Giáp - Mỵ - Khánh - Cao Cường... như Thế Nam, như Hồng Sơn... Năm 1994 - 1995, Cao Cường được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất 20 năm sau ngày giải phóng. Thực mừng cho Cao Cường khi anh nhận được một danh hiệu vinh quang và xứng đáng. Trong danh sách 11 cầu thủ của đội hình được chọn ấy, vị trí tiền đạo cánh trái thuộc về Ba Đẻn - không có bất cứ một sự cạnh tranh nào. Còn nếu kể thêm 7 năm trước đó, ngôi số 1 toàn cục khó tuột khỏi tay Ba Đẻn - Nguyễn Thế Anh.

    Ba Đẻn còn là một cầu thủ để lại dấu ấn và sự ghi nhận trên đấu trường quốc tế. Năm 1975, Thể Công sang Đức thi đấu. Tờ "Fuwo và tờ "Sporttecho" đều ghi nhận "cầu thủ bên cánh trái của đội VN là người gây ấn tượng mạnh mẽ nhất trên sân", các chuyên gia cho rằng, Thế Anh là cầ thủ VN có thể thi đấu ở giải Oberliga - giải vô địch của các đội ngoại hạng CHDC Đức vào thời kỳ ấy. Tại Liên Xô, tại Cu Ba, ấn tượng mà Thế Anh để lại cũng mạnh mẽ không kém. Còn nhớ mãi bàn gỡ hòa 3-3 của Thể Công trong trận đấu với đội Karl Marx Stadt: từ một đường lật cánh, anh tăng tốc và lao vào như một mũi tên, bay nngười đánh đầu ở độ cao chừng 1m. Bóng xé lưới trong tiếng reo hò cuồng nhiệt của khán giả. Đấy là một bàn thắng mà Oberliga, cũng phải thán phục. Bàn thắng này giống hệt bàn thắng vào lưới Cu Ba trong thắng lợi 3-2 của Thể Công 5 năm trước trên SVĐ Hàng Đẫy.
    Ngoài những phút náo nức trên sân hay hồi hộp trước mà ảnh truyền hình, một cái thú của người xem bóng đá là khoảng thời gian tĩnh lặng, ngồi tưởng tượng lại, sống lại những pha bóng mà mình đã đắm đuối đến mức để đời. Ba Đẻn là cầu thủ có nhiều nhất những pha bóng thuộc loại ấy. Anh có thể băng xuống cực nhanh, anh có thể dừng lại bất ngờ hay đột ngột đổi hướng, anh có thể lắc người - đảo chân khiến đối thủ chôn chân bất động do không biết đường nào mà kèm. Khoái nhất là xem Ba Đẻn vượt qua các cầu thủ nước ngoài cao lớn hơn anh nhiều. Những lúc ấy sao mà thấy sung sướng, sao mà thấy tự hào. Ba Đẻn có thể lật cánh chuẩn xác, có thể ghi bàn thắng bằng chân và bằng đầu. Thú vị nhất là nhiều bàn thắng của anh chỉ là những cú sút nhẹ nhàng nhưng vô cùng ác hiểm, khiến thủ môn bó tay chỉ còn có thể nhìn theo bóng vào lưới - như bàn thắng cuối cùng trong trận Thể Công hạ Thanh niên Bắc Kinh 3/1. Ngay cả cú đá phạt đền của Ba Đẻn cũng như ma thuật. Nhà văn Anh Ngọc đã tả cú đá phạt này rất tài tình trong cuốn sách "Ba cuộc đời và một trái bóng", khi Ba Đẻn biểu diễn cho tác giả xem tại nhà riêng mà quả bóng được thay bằng một con thú nhồi bông. Kỳ diệu đến mức nhà văn phải viết: "Sự thực là thế, còn bạn đọc có tin hay không thì tùy". Cả chục năm sau, khán giả lại được chứng kiến cú sút 11m kì lạ ấy của anh trong giải bóng đá lão tướng mùa xuân tại TPHCM, cú đá chỉ có thể được mô tả bằng hai từ "ma quái". Năm tháng qua đi, mà tài năng vẫn mãi mãi còn đó.

    Cái sức hút đưa khán giả đến sân của Ba Đẻn thật lớn. Trong ánh lửa, màu cờ của Thể Công trong mỗi lần ra sân, Ba Đẻn luôn là một hiện thân của tinh thần thi đấu ngoan cường. Trong cấc trận thi đấu quốc tế, khi đội nhà lép vế, mọi hy vọng vùng lên hay đổi khác đều trước hết được đặt vào Ba Đẻn. Anh trở thanh tượng trưng của mơ ước, khát khao của bóng đá nước nhà.

    Không giống với nhiều cầu thủ khác, sau khi rời sân và treo giày, Ba Đẻn - Nguyễn Thế Anh sống cuộc đời khá yên tĩnh. Anh không thể ngồi văn phòng, không có tướng trở thành quan chức, cũng chẳng hợp với cương vị HLV. Cái vị trí thích hợp nhất với Ba Đẻn chỉ có thể là cầu thủ trên sân. Phải chăng, chính vì lẽ đó mà đời cầu thủ của anh thật dài, thật hấp dẫn. Và nếu bạn có cơ hội thì nói chuyện với Ba Đẻn là một điều cực thú vị. Anh thẳng thắn, thông minh, dí dỏm, nhận xét độc đáo và khá cực đoan. Ngồi nói chuyện với anh không nhận thây thời gian đã trôi qua như thế nào. Gầy và đen, nhưng mắt rất sáng, Ba Đẻn vẫn giàu sức sống như những năm nào. Quái, sao trong suốt ngần ấy năm lăn lộn trên sân cỏ mà danh thủ này chưa một lần chấn thương? Sức sống của một cầu thủ thật mãnh liệt.

    Last edited by TeacherABC; 14-01-2010 at 06:38 PM.

  3. #23
    Member PhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    83
    Thanks
    14
    Thanked 16 Times in 8 Posts

    Default Ðề: Những huyền thoại bóng đá 1 thời.

    Trích dẫn Trích dẫn của TeacherABC Xem bài viết

    Nguyễn Thế Anh


    Ba Đẻn thuộc lứa tuổi cầu thủ Thể Công năm 65...

    Em đã được vinh dự "chiến" với "cụ" Ba Đẻn trên sân 10-10 và sân Phúc Xá roài, già nhưng trên sân vẫn "nét" lắm!


  4. #24
    Super Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    6.058
    Thanks
    3.717
    Thanked 3.039 Times in 1.244 Posts

    Default Ðề: Những huyền thoại bóng đá 1 thời.

    Trích dẫn Trích dẫn của Nhân ái Xem bài viết

    Em đã được vinh dự "chiến" với "cụ" Ba Đẻn trên sân 10-10 và sân Phúc Xá roài, già nhưng trên sân vẫn "nét" lắm!

    Anh không được biết nhiều về bóng đá Miền Bắc trước 75 nhưng nhìn Ba Đẻn và Cao Cường thi đấu thì thật kính nể! Có dịp nói chuyện với các cựu cầu thủ thời ấy ai cũng nể phục lối đi bóng như xiếc của Ba Đẻn. Tiếc là thế hệ cầu thủ bây giờ không tìm ra được một quái kiệt như Ba Đẻn!

  5. #25
    Super Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    6.058
    Thanks
    3.717
    Thanked 3.039 Times in 1.244 Posts

    Default Ðề: Những huyền thoại bóng đá 1 thời.

    Nguyễn Cao Cường

    Gia đình Cường vốn có truyền thống bóng đá, thân phụ ông, Nguyễn Văn Thìn A, là cựu cầu thủ danh tiếng xứ Bắc Kỳ, đã từng khoác áo tuyển quốc gia VIệt Nam tham dự Asiad lần 2 tạI Manila, Philippines. Anh ruột ông không ai khác chính là… Ba Đẻn-Nguyễn Thế Anh.

    2 anh em Thế Anh-Cao Cường thừa hưởng từ ngườI cha niềm đam mê bóng đá cuồng nhiệt. Năm 1965, Thế Anh bắt đầu sự nghiệp tạI Thể Công, CLB lừng danh nhất ở Bắc Việt Nam. VớI sự tiến cử của Thế Anh, Cao Cường được nhận vào đoàn bóng đá Thể Công vào năm 1970, khi mớI 16 tuổi. Năm 1973, ông được bổ sung lên độI hình chính, để rồI chỉ 1 năm sau, ở độ tuổI vừa đúng 20, được gọI vào hợp tuyển Quân ĐộI Nhân Dân đi thi đấu giao hữu tạI Trung Hoa.

    Tuy là anh em nhưng nhìn bề ngoài thì Thế Anh và Cao Cường lạI khác xa nhau. Trong khi ông anh tướng tá nhỏ thó, da đen, thì ông em trông trắng trẻo, cao lớn, dáng vẻ lạI rất mực hào hoa. Sự cao to, và thể chất mạnh mẽ của Cao Cường chính là những yếu tố thiết yếu ở 1 trung phong, nhờ đó mà ông có 1 lốI chơi rất “lì đòn”, và càn lướt rất tốt. Theo nhiều lờI nhận xét, tốc độ cùng khả năng dốc bóng nước rút trong cự ly ngắn của Cường cho đến nay ở VN vẫn chưa có ai sánh được. Thế nhưng phong cách Cao Cường không chỉ có thế, không chỉ đơn thuần tận dụng lợI thế thể hình và thể lực; mà chính lốI chơi kỹ thuật đầy ngẫu hứng mớI là điểm mấu chốt đưa tên tuổI của ông lên đỉnh cao. Mẫu hình trung phong toàn diện như Cao Cường, kết hợp được hài hoà cả sức mạnh và kỹ thuật, quả tình ở VN trước nay không có mấy. Đương nhiên, để có được những kỹ năng điêu luyện, Cao Cường đã phảI kiên trì dốc bao công sức khổ luyện, có lần ông nhớ lạI: “có hôm tôi tập cả buổi chỉ một lối đá nhẹ vào tường, bật đi bật lại đến chán thì thôi, đến khi nào mắt không nhìn xuống mà vẫn đá trúng bóng mới về. Có lần tôi cứ nhảy đập vai, lưng vào tường cho đến khi nào ê đi để không ngại va chạm với đối thủ.”…

    Thể Công là 1 ông lớn của bóng đá Bắc Việt Nam, và sau năm 1975 là trên cả nước. Đây cũng là độI bóng được “các cấp lãnh đạo” ưu ái nhất ,nên thường xuyên cho đi tập huấn tạI nước ngoài. Ngoài chuyến đị Trung Hoa năm 1974, liên tiếp vào các năm 1975, 1977, 1979, Cao Cường được cùng đống độI tập huấn xa nhà tạI Đông Đức và Hungary. Nên biết Đông Đức và Hungary là 2 độI mạnh của châu Âu thờI ấy, tạI World Cup 1974, chính tuyển Đông Đức từng đánh bạI ngườI láng giềng phía Tây, độI bóng của những Maier, Beckenbauer, Muller, … Được thi đấu cọ xát cùng những CLB mạnh ở châu Âu như thế, nên không gì ngạc nhiên khi Thể Công luôn làm mưa làm gió ở những sân cỏ trong nước, liên tiếp giành chức vô địch miền Bắc trong các năm 1970, 1972, 1973, 1974, 1975, 1976…

    Tuy nhiên, phảI đến khi sau khi giải vô địch quốc gia Việt Nam thống nhất được tổ chức vào năm 1980, Cao Cường mớI có được 1 sân chơi thực sự lớn để chứng tỏ tài năng, và tên tuổI ông mớI bắt đầu vang dang khắp nước. Cùng vớI Thể Công, ông giành được 3 chức vô địch quốc gia các năm 1982, 1983 và 1989. Riêng năm 1983, Cao Cường giành chức Vua Phá LướI vớI số bàn thắng kỷ lục là….22. Nên nhớ vua phá lướI đầu tiên của giảI A1 là Lê Văn Đặng chỉ ghi được có 10 bàn, và những “ông vua” khác của thập niên 1980 cũng chỉ ghi được đến 16 bàn là hết cỡ. Kỷ lục của Cao Cường tồn tạI suốt 13 năm sau mớI bị Lê Huỳnh Đức phá vỡ (Đức ghi 24 bàn trong giảI vô địch mùa 1995-1996(*).). Thành tích thi đấu xuất sắc cũng đem đến cho Cao Cường danh hiệu vận động viên tiêu biểu nhất toàn quốc vào các năm 1982 và 1984. (**)Việc các cầu thủ bóng đá lọt vào danh sách 10 vận động viên tiêu biểu toàn quốc là chuyện thường, nhưng vượt qua các danh thủ ở những môn khác để đứng hạng nhất, không chỉ 1 mà đến 2 lần, như Cao Cường thì đúng là độc nhất vô nhị.

    Điều đáng tiếc nhất của Cao Cường là ông sinh bất phùng thờI nên không cống hiến được gì nhiều cho độI tuyển VN, và cũng không được biết đến trên trường quốc tế. Trong màu áo quốc gia, ngoài chuyến du đấu giao lưu năm 1982 tạI Liên Xô và Hungary, Cao Cường chỉ có 2 lần được tham gia cúp quốc tế, đó là 2 lần dự cúp SKDA giành cho lực lượng quân độI các nước XHCN vào các năm 1984 và 1989.Năm 1984, tạI giảI SKDA tổ chức ở VN, Cao Cường trong màu áo độI Việt Nam 2(nòng cốt là Thể Công) đã giành hạng 5 trên tổng số 12 đội.

    Từ năm 1986, phong độ của Cao Cường có phần sút giảm, phần vì tuổI tác, phần vì vừa đá bóng vừa theo học đạI học TDTT, chuyên tu ngành HLV. Năm 1990, ông từ giã sân cỏ ở tuổI 36, trao lạI chiếc áo số 10 cho đàn em Hồng Sơn. Hồng Sơn sau này trở thành ngôi sao số 1 quốc gia, nhưng trong con mắt kiêu bạc của Cao Cường thì anh chàng “công chúa”này chỉ là 1 cầu thủ “không sức mạnh cũng không tốc độ”.

    Từ giã sân cỏ, Cao Cường trở thành HLV cho các độI bóng đá trẻ của trung tâm TDTT Quân ĐộI từ 1990 cho đến 2003. Từ năm 2004, ông được thăng từ Trung Tá lên Thượng Tá, nắm quyền Phó Giám Đốc CLB Thể Công. Năm 1995, nhân kỷ niệm 20 năm giảI phóng miền Nam, Báo Lao Động đã tổ chức bầu chọn Cầu Thủ Xuất Sắc Nhất Việt Nam trong 20 năm 1975-1995, và ngườI chiến thắng không ai khác chính là Cao Cường.


  6. #26
    Member PhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    83
    Thanks
    14
    Thanked 16 Times in 8 Posts

    Default Ðề: Những huyền thoại bóng đá 1 thời.

    Em cũng không biết nhiều về bóng đá miền Nam trước năm 1975. Nếu chỉ nhìn vào thành tích thì rõ ràng bóng đá miền Nam trước năm 1975 vang dội hơn nhiều so với miền Bắc. Tất nhiên một phần vì lý do chính trị nên bóng đá miền Bắc không được tham gia các hoạt động thể thao quốc tế, do vậy, không thể mang vinh dự về. Tuy nhiên, thế hệ cầu thủ Thế Anh, Trọng Giáp... thực sự tài năng. Thời sang tập huấn ở Bắc Triều, đội hình Thể Công khi ấy đã thi đấu ngang ngửa với đội hình gây sốc cho WC1966 ở Anh của Bắc Triều (đội hình chỉ thua có Báo Đen Esuibieu Bồ Đào Nha tại tứ kết (sau khi đã lần lượt dẫn trước), trước đó đã loại thẳng thừng tuyển Ý lừng danh).

    Như đã nói ở trên, bóng đá miền Nam khi ấy mới thực sự có tiếng vang... thực sự bọn em ko biết nhiều về các hảo thủ thời bấy giờ. Chỉ còn Phạm Huỳng Tam Lang là còn chứng kiến một chút tài nghệ của ông. Nhưng cũng biết đến một vài hậu duệ cũng nổi tiếng không kém của thế hệ trước 75 của miền Nam, đó là Đỗ Khải, Lê Huỳng Đức. E chỉ rõ nhất là Lê Huỳnh Đức là con trai của cụ Lê Văn Tâm còn lại nghe đâu Đỗ Khải là con trai của cụ Đỗ Câu hay Cầu gì đó!!!

    Nếu có thể A và các bạn cho biết thêm về thế hệ tài năng của bóng đá miền Nam trước năm 1975!

    Cám ơn Nhiều

Trang 3 / 3 Đầu tiênĐầu tiên 123

Chủ đề tương tự

  1. Hoàng Cầm và huyền thoại "Lá Diêu Bông"
    By NHAT NGUYET in forum Thơ Sưu Tầm
    Trả lời: 1
    Bài cuối: 08-05-2010, 01:07 PM
  2. Lệ đá - Nhạc: Trần Trịnh , Thơ: Hà Huyền Chi
    By Đôi Mắt Mùa Đông in forum Nhạc Việt Online
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 07-07-2009, 11:46 PM
  3. Moon Walk - Bước nhảy huyền thoại của Michael Jackson
    By Đôi Mắt Mùa Đông in forum Nhạc nước ngoài Online
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 07-07-2009, 12:02 PM
  4. Thơ Hà Huyền Chi
    By phale in forum Thơ Sưu Tầm
    Trả lời: 9
    Bài cuối: 27-06-2009, 12:03 PM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •