Bài 1 đến 1/1

Chủ đề: Làm thế nào để tránh bị “lừa” khi đi sửa xe

  1. #1
    Super Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    6.058
    Thanks
    3.717
    Thanked 3.039 Times in 1.244 Posts

    Default Làm thế nào để tránh bị “lừa” khi đi sửa xe

    Làm thế nào để tránh bị “lừa” khi đi sửa xe

    Những lời khuyên hữu ích của kỹ thuật viên sẽ giúp các chủ xe, đặc biệt là phái nữ, tránh bị “lừa” khi bước vào cửa hàng sửa xe tư nhân.

    1.001 nỗi bực khi sửa xe ven đường

    Đang chờ bạn gái đi dọc đường, anh Thanh phải dừng tại một cửa hàng sửa xe bên đường để bơm vì lốp sau bị non. Sau khi bơm xong, thợ sửa xe hét giá 20.000 đồng. Anh Thanh thắc mắc thì bị thợ sửa xe dằn mặt: "Nếu hỏi câu nữa sẽ là 50.000 đồng!". Do không muốn gây gổ và chỉ là người đi qua đường nên anh đành rút ví trả tiền rồi chở bạn gái đi tiếp.

    Chị Vân, đang sử dụng xe Honda Wave RS, để xe ở phòng trọ bị lũ chuột nhắt cắn dây điện nên không nổ được máy. Chị dắt xe ra tiệm sửa xe gần dãy trọ để sửa. Trong khi ngồi chờ, chị thấy anh sửa xe đấu lại dây điện và loay hoay thử hết con bán dẫn (IC) này đến con bán dẫn khác. Cuối cùng, xe của chị cũng nổ được bình thường.

    Chưa yên tâm, chị mang xe tới cửa hàng Honda chính hãng nhờ kiểm tra lại. Tại đây, kỹ thuật viên phát hiện con IC cua chị là đồ Trung Quốc giá rẻ. Ngay lập tức, chị liên hệ lại với thợ sửa xe để chất vấn thì được trả lời là lắp nhầm, hẹn chị quay về lấy lại con IC. Nếu không để ý và nghi ngờ thì con IC chính hiệu của xe chị Thanh đã không cánh mà bay.

    Khách hàng thường xuyên bị các thợ sửa xe tại cửa hàng tư nhân "chặt chém" hoặc lừa để tráo phụ tùng

    Một khách hàng khác, chị Linh sử dụng xe Honda Click đã lâu ngày bị dơ bạc cụm ly hợp chủ động. Chị mang đến trung tâm Honda chính hãng để kiểm tra nhưng chưa có phụ kiện thay thế ngay lúc đó nên chị đành phải đến cửa hàng tư nhân khác. Tại đây, chị được tư vấn thay cả bộ ly hợp với giá phải trả hơn 600.000 đồng.

    Chỉ đi được hai ngày, chị quay lại cửa hàng với tình trạng xe vẫn bị kêu. Chị lại phải thay bộ ly hợp chủ động mới với giá như cũ. Sau hai lần thanh toán, chị mới sửa được xe. Như vậy, chị đã bị mất tiền “oan” trong lần đầu tiên đến cửa hàng thay bộ ly hợp vì đây là phụ tùng không chính hãng đã qua sử dụng.

    Các "chiêu" ứng phó

    Theo kỹ thuật viên, trên đây là một vài ví dụ điển hình trong vô vàn trường hợp oái ăm mà khách sửa xe gặp phải. Để giúp các chủ xe tránh gặp phải những tình huống dở khóc, dở cười như vậy, anh đưa ra lời khuyên:

    Tình huống 1: Bạn gặp trục trặc, hỏng xe và phải thay thế phụ tùng trên đường đi (săm, lốp, buzi, cuộn điện, IC...).

    Bạn thật may mắn khi xe không thể đi được mà lại có người đến sửa giúp. Tuy nhiên, cái giá mà bạn phải trả thì "trên trời" vì các "đao phủ" sẽ lợi dụng cái khó của khách hàng để tha hồ "chặt chém. Để tránh tình huống này, bạn nên dự trữ sẵn bộ dụng cụ tháo lắp đơn giản cùng với một số phụ tùng có thể thay thế như săm, buzi hoặc bơm tay trong xe. Nếu là nữ, bạn nên tìm hiểu và xin số điện thoại của một số cửa hàng sửa xe máy uy tín mà bạn biết hoặc quen thân từ trước để dùng khi gặp trường hợp này và tránh bị lợi dụng, lừa đảo.

    Tình huống 2: Bạn đi sửa xe ở cửa hàng tư nhân lạ và muốn thay phụ tùng nhưng loại mà cửa hàng thay cho bạn không phải hàng tốt, hoặc là đồ cũ tân trang lại hoặc hàng nhái với chất lượng kém.

    Với tình huống này, tốt nhất là bạn nên đem xe đến các trung tâm sửa chữa, bảo trì uy tín hoặc cửa hàng chính hãng. Nếu không có những trung tâm trên và buộc phải đến các cửa hàng tư nhân lạ, bạn nên chú ý đến các thao tác của người thợ sửa xe và yêu cầu cho kiểm tra hàng trước khi thay thế. Cuối cùng, bạn nên yêu cầu thợ sửa viết giấy bảo hành cho những phụ tùng đã thay để có "chứng cứ" yêu cầu bồi thường nếu có vấn đề xảy ra sau này.

    Tình huống 3: Xe của bạn bị mất các phụ tùng chính hiệu và tráo hàng kém chất lượng khi đưa vào các cửa hàng sửa chữa tư nhân để thay thế phụ tùng hoặc gửi ở bãi.

    Để khắc phục chuyện này, trước khi gửi xe, bạn nên đánh dấu các phụ tùng có khả năng bị thay thế bằng những kí hiệu riêng để theo dõi. Nếu chưa đánh dấu được, bạn nên kiểm tra kỹ các phụ tùng đó trước khi thanh toán và lấy xe ra khỏi cửa hàng. Trong trường hợp phát hiện xe đã bị thay đồ, bạn nên báo cho cơ quan Công an có thẩm quyền tại khu vực đó để được giúp đỡ và cảnh báo cho những người khác.

    Ngoài ra, các kỹ thuật viên còn khuyến cáo các chủ phương tiện nên mang xe đến những trung tâm bảo trì chính hãng như Honda, Yamaha, SYM... để kiểm tra và bảo dưỡng định kỳ. Làm như vậy, khách sẽ luôn yên tâm về phụ tùng chính hiệu và giá cả đúng quy định. Bên cạnh đó, các bạn nên thường xuyên chăm sóc chiếc xe của mình để đảm bảo khả năng vận hành tốt và an toàn kỹ thuật đồng thời tránh những sự cố ngoài ý muốn.

    (Theo Autopro)

  2. Thành viên cám ơn bài của TeacherABC:

    Candy (13-08-2010)

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •