Trang 3 / 3 Đầu tiênĐầu tiên 123
Bài 21 đến 26/26

Chủ đề: 100 bài thơ hay nhất Việt Nam thế kỷ 20

  1. #21
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    264
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default Ðề: 100 Bài thơ hay nhất trong thế kỉ XX

    41. LÊN CẤM SƠN

    (Thôi Hữu)

    Tôi lên vùng Cấm Sơn
    Đi tìm thăm bộ đội
    Đây bốn bề núi, núi
    Heo hút vắng tăm người
    Đèo cao rồi lũng hẹp
    Dăm túp lều chơi vơi
    Bộ đội đóng ở đó
    Cách xa hẳn cuộc đời
    Ngày ngày ngóng đợi tin xuôi ngược
    Chỉ thấy mây xanh bát ngát trời
    Họ đã từng dự trận
    Từ Tiên Yên, Đầm Hà
    Về An Châu, Biển Động
    Thấm thoắt hai năm qua

    Cuộc đời gió bụi pha xương máu
    Đói rét bao lần xé thịt da
    Khuôn mặt đã lên màu tật bệnh
    Đâu còn tươi nữa những ngày hoa!
    Lòng tôi xao xuyến tình thương xót
    Muốn viết bài thơ thấm lệ nhoà
    Tặng những anh tôi từng rỏ máu
    Đem thân xơ xác giữ sơn hà

    Quây quần bên nến trám
    Chúng tôi ngồi hàn huyên
    Bao giờ vinh nhục
    Bao nhiêu phút ưu phiền
    Của đời người chiến sĩ
    Đêm thâu kể triền miên:
    "Có khi gạo hết tiền vơi
    Ổi xanh hái xuống đành xơi no lòng
    Có đêm gió bấc lạnh lùng
    Áo quần rách nát lá dùng che thân
    Khó khăn đau ốm muôn phần
    Lấy đâu đủ thuốc mặc dần bệnh nguôi
    Có phen chạy giặc tơi bời
    Rừng sâu đói rét, không người hỏi han".

    Đến nay họ về đây
    Giữ vững miền núi Cấm
    Thổ phỉ quét xong rồi
    Đồn Tây xa chục dặm
    Kiến thiết lại bản xóm
    Bị giặc đốt tan tành
    Trên nền tro đen kịt
    Vàng hoe màu mái gianh
    Họ đi tìm dân chúng
    Lẩn trốn trong rừng xanh
    Về làm ăn cày cấy
    Tiếp tục đời yên lành

    Tiếng hát lừng vang trong gió núi
    Ngày vàng ngân giọng trẻ ê a
    Ở đây bản vắng rừng u tối
    Bộ đội mang gieo ánh chói loà
    Ở đây đường ngập bùn phân cũ
    Xẻng cuốc khua vang điệu dựng nhà
    Ở đây những mặt buồn như đất
    Bộ đội cười lên tươi như hoa.

    Họ vẫn gầy, vẫn ốm
    Mắt vẫn lõm, da vàng
    Áo chăn chưa đủ ấm
    Ăn uống vẫn tồi tàn
    Nhưng vẫn vui vẫn nhộn
    Pháo cười luôn nổ ran

    Lòng tôi bừng thức tình trai mạnh
    Muốn viết bài thơ nhộn tiếng cười
    Tặng những anh tôi trong lửa đạn
    Qua nghìn gian khổ vẫn vui tươi.

    *
    * *

    42. LỜI NÓI DỐI NHÂN ÁI

    (Trang Thế Hy - 1989 - 1917)

    Gió nói với chiếc lá úa:
    "Trong vòng tuần hoàn bất tận của chiếc lá,
    Màu vàng của mi trong khoảnh khắc này
    Là sắc đẹp vĩnh hằng của nhan sắc mùa Thu tàn phai nhanh;
    Đừng buồn cái đẹp nào cũng phù du vì chỉ có cái phù du mới đẹp"
    Lá biết gió nói dối nhưng lá vẫn vui vẻ bay vèo theo gió.
    "CHÀNG thấy NÀNG đẹp rồi chàng mới yêu
    Anh thì ngược lại, anh yêu trước rồi sau đó mới biết rằng em đẹp"
    Lời nói dối ngược ngạo luật phản xạ của anh chồng làm ửng hồng đôi má cô vợ trẻ.
    Cô gái nói với ông già:
    "Bố đẹp lão quá! Hồi còn trai chắc bố có số đào hoa"
    Ông già - héo queo như cây kiểng còi - uống lời nói dối cực kỳ khó tin của cô gái như uống
    giọt nước thần có dược chất hồi xuân
    Tiếc thay! những lời nói dối ta phải nghe hằng ngày lại là những lời nói dối không nhân ái.

    Em bước chân ra,
    Con đường xa tít,
    Non sông mù mịt,
    Bên vai kĩu kịt,
    Nặng gánh em trở ra về,
    Ngoảnh cổ trông sông rộng giời khuya...

    Vì chưng nước cạn, nặng nề em dám kêu ai!
    Nghĩ tiếc công cho bà Nữ Oa đội đá vá giời,
    Con dã tràng lấp bể biết đời nào xong ?
    Bước đêm khuya thân gái ngại ngùng,
    Nước non gánh nặng,
    Cái đức ông chồng hay hỡi có hay ?
    Em trở vai này...!


    *
    * *

    43. GÁNH NƯỚC ĐÊM

    (Á Nam Trần Tuấn Khải - 1917)

    Em bước chân ra,
    Con đường xa tít,
    Non sông mù mịt,
    Bên vai kĩu kịt,
    Nặng gánh em trở ra về,
    Ngoảnh cổ trông sông rộng giời khuya...

    Vì chưng nước cạn, nặng nề em dám kêu ai!
    Nghĩ tiếc công cho bà Nữ Oa đội đá vá giời,
    Con dã tràng lấp bể biết đời nào xong ?
    Bước đêm khuya thân gái ngại ngùng,
    Nước non gánh nặng,
    Cái đức ông chồng hay hỡi có hay ?
    Em trở vai này...!


    *
    * *

    44. TỲ BÀ


    (Bích Khuê)

    Nàng ơi! Tay đêm đang giăng mềm
    Trăng đan qua cành muôn tay êm
    Mây nhung pha màu thu trên trời
    Sương lam phơi màu thu muôn nơi

    Vàng sao nằm im trên hoa gầy
    Tương tư người xưa thôi qua đây
    Ôi! Nàng năm xưa quên lời thề
    Hoa vừa đưa hương gây đê mê

    Cây đàn yêu đương làm bằng thơ
    Cây đàn yêu đương run trong mơ
    Hồn về trên môi kêu: em ơi
    Thuyền hồn không đi lên chơi vơi

    Tôi qua tìm nàng vay du dương
    Tôi mang lên lầu lên cung Thương
    Tôi không bao giờ thôi yêu nàng
    Tình tang tôi nghe như tình lang

    Yêu nàng bao nhiêu trong lòng tôi
    Yêu nàng bao nhiêu trên đôi môi
    Đâu tìm Đào Nguyên cho xa xôi
    Đào Nguyên trong lòng nàng đây thôi

    Thu ôm muôn hồn chơi phiêu diêu
    Sao tôi không màng kêu: em yêu
    Trăng nay không nàng như trăng thiu
    Đêm nay không nàng như đêm hiu

    Buồn lưu cây đào tìm hơi xuân
    Buồn sang cây tùng thăm đông quân
    Ô! Hay buồn vương cây ngô đồng
    Vàng rơi! vàng rơi: Thu mênh mông.

    *
    * *

    45. GỬI BÁC TRẦN NHUẬN MINH

    (Trần Đăng Khoa)

    Bỏ làng ra thành phố
    Hai anh em thợ cày
    Thân cũng như hoa cỏ
    Hồn gửi vào gió mây

    Người bảo bác theo Đỗ
    Em phải học Lý thôi
    Bác đã bay dưới đất
    Em đành đi trên giời

    Bác âm thầm chìm nổi
    Cùng kiếp người lang thang
    Em lông nhông bầu bạn
    Với kiến đen chó vàng

    Bao nhiêu là giun dế
    Đã khiêng vác em lên
    Tên tuổi em xủng xoảng
    Những mõ ran trống rền…

    Bác làm bông lau tàn
    Thả hồn vào hoang vắng
    Khi buồn thì hát ca
    Lúc vui thì im lặng

    Em quấy bầu trăng gió
    Bác gánh bao nỗi người
    Sánh đôi mà đơn độc
    Đi mang mang trong đời

    Giờ thì em đã chán
    Những vinh quang hão huyền
    Muốn làm làn mây trắng
    Bay cho chiều bình yên

    Trả niềm vui cho cỏ
    Trả nỗi buồn cho cây
    Lại áo tơi nón là
    Ta về với luống cày
    Đất trời thì chật hẹp
    Làng quê thì mênh mông
    Thung thăng em với bác
    Ta cưỡi thơ ra đồng.

    *
    * *

    46. THU ĐIẾU

    (Nguyễn Khuyến)

    Ao thu lạnh lẽo nước trong veo,
    Một chiếc thuyền câu bé tẻo teo.
    Sóng biếc theo làn hơi gợn tí,
    Lá vàng trước gió sẽ đưa vèo.
    Tầng mây lơ lửng trời xanh ngắt,
    Ngõ trúc quanh co khách vắng teo.
    Tựa gối, buông cần lâu chẳng được,
    Cá đâu đớp động dưới chân bèo.

    *
    * *

    47. BẾN MY LĂNG

    (Yến Lan)

    Bến My Lăng nằm không, thuyền đợi khách,
    Rượu hết rồi, ông lái chẳng buông câu.
    Trăng thì đầy rơi vàng trên mặt sách,
    Ông lái buồn để gió lén mơn râu.

    Ông không muốn run người ra tiếng địch,
    Chở mãi hồn lên tắm bến trăng cao.
    Vì đìu hiu, đìu hiu, trời tĩnh mịch,
    Trời võ vàng, trời thiếu những vì sao.

    Trôi quanh thuyền, những lá vàng quá lạnh
    Tơ vương trời, nhưng chỉ rải trăng trăng,
    Chiều ngui ngút dài trôi về nẻo quạnh,
    Để đêm buồn vây phủ bến Má Lăng

    Nhưng đêm kia đến một chàng kỵ mã,
    Nhúng đầy trăng màu áo ngọc lưu ly,
    Chàng gọi đò, gọi đò như hối hả
    Sợ trăng vàng rơi khuất lối chưa đi.

    Ông lão vẫn say trăng, đầu gối sách,
    Để thuyền hồn bơi khỏi bến My Lăng.
    Tiếng gọi đò, gọi đò như oán trách,
    Gọi đò thôi run rẩy cả ngành trăng.

    Bến My Lăng còn lạnh, bến My Lăng
    Ông lái buồn đợi khách suốt bao trăng.

    *
    * *

    48. THÁP CHÀM
    (Văn Lê)

    Ngút ngàn ở giữa rừng xanh
    Hiện lên ngọn tháp một mình cô đơn
    Người xưa đã chọn mặt tường
    Để lưu giữ lấy tâm hồn thiêng liêng

    Nắng chiều ngọn tháp đổ nghiêng
    Thời gian ăn rỗng cả viên gạch hồng
    Vậy mà trong thớ đất nung
    Vẫn còn in đậm chân dung con người

    Còn đây vũ nữ lả lơi
    Trăm năm vẫn múa không người lại xem
    Thần tình yêu nép bên thềm
    Mũi tên số phận chưa tìm đích bay

    Còn đây một mẩu cánh tay
    Một bàn chân gãy, một cây gươm cùn
    Một con ngựa mất yên cương
    Một cây cung cháy, lửa cồn xung quanh

    Những gì thuộc của chiến tranh
    Chẳng còn giữ được nguyên lành, lạ không!
    Bao năm gió táp mưa rừng
    Vẫn không xóa được chân dung con người

    Để chiều nay trước mắt tôi
    Một người múa với một người đứng xem
    Vô tư như một ngọn đèn
    Tháp Chàm lặng lẽ sáng lên giữa rừng.

    *
    * *

    49. ÔNG ĐỒ

    (Vũ Đình Liên)
    Mỗi năm hoa đào nở
    Lại thấy ông đồ già
    Bày mực tàu, giấy đỏ
    Bên phố đông người qua

    Bao nhiêu người thuê viết
    Tấm tắc ngợi khen tài
    Hoa tay thảo những nét
    Như phượng múa, rồng bay

    Nhưng mỗi năm, mỗi vắng
    Người thuê viết nay đâu
    Giấy đỏ buồn không thắm
    Mực đọng trong nghiên sầu

    Ông đồ vẫn ngồi đấy
    Qua đường không ai hay
    Lá vàng rơi trên giấy
    Ngoài trời mưa bụi bay

    Năm nay đào lại nở
    Không thấy ông đồ xưa
    Những người muôn năm cũ
    Hồn ở đâu bây giờ ?

    *
    * *

    50. ĐÈO CẢ

    (Hữu Loan - 1946)

    Đèo Cả!
    Đèo Cả!
    Núi cao ngất!
    Mây trời Ai Lao
    Sầu đại dương
    Dặm về heo hút
    Đá bia mù sương!
    Bên quán hồng quân
    Người
    Ngựa
    Mỏi
    Nhìn dốc
    Ngồi than
    Thương
    ai
    lên đường
    Chầy ngày
    Lạc giữa núi
    Sau chân
    Lối vàng xanh tuôn
    Dưới cây
    Bên suối độc
    Cheo leo
    Chòi canh
    Như biên cương.
    Tức
    Râu
    trùm
    vai rộng
    Không nhận ra
    người làng
    Rau khe
    Cơm vắt
    Áo phai màu chiến trường
    Ngày thêm
    Vượn hú
    Đêm canh
    Gặp hùm
    Lang thang!
    Gian nguy
    Lòng không nhạt
    Căm thù trăm năm xa
    Máu nghiêng sôi dào dạt
    Từ nguồn thiêng
    Ông cha.
    - Cầu xây chiến lũy ngất
    Đây hình hài thiên hoa!
    - Xâm lăng!
    - Xâm lăng!
    Súng
    Thèm
    Gươm
    Khát
    - Ai ngâm
    Lung lay
    Đêm quê nhà!
    Nhớ về thăm Đèo Cả
    Hậu phương từ rất xa
    Ăn với nhau
    Bữa heo rừng
    Công thui
    Chấm muối
    Ngủ với nhau
    Sạp rừng
    Nửa tối
    Biệt nhau
    Rừng hoang
    Canh gà
    Râu ngược
    Chào nhau
    Bên vách núi
    Giặc từ Vũng Rô bắn tới
    Giặc từ trong tràn ra
    Nhưng Đèo Cả
    Vẫn
    Giữ
    Vững
    Chân đèo Nam
    Máu giặc
    Mấy lần
    Nắng khô
    Sau mỗi lần thắng
    Những người trấn Đèo Cả
    Về bên suối
    Đánh cờ
    Người hái cam rừng
    Ăn nheo mắt
    Người vá áo
    Thiếu kim
    Mài sắt
    Người đập mảnh chai
    Vểnh cằm
    Cạo râu...
    Suối mang bóng người
    Soi
    Những
    Về
    Đâu ?!

    *
    * *
    Sao Anh lấp lánh trên trời
    Trăng Em soi sáng rạng ngời trong đêm
    Hai ta soi sáng biển thêm
    Cùng nhau lướt sóng để mềm con tim
    .

  2. #22
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    264
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default Ðề: 100 Bài thơ hay nhất trong thế kỉ XX

    51. VIẾNG BẠN

    (Hoàng Lộc)

    Hôm qua còn theo anh
    Đi ra đường quốc lộ
    Hôm nay đã chặthơ cành
    Đắp cho người dưới mộ

    Đứa nào bắn anh đó
    Súng nào nhằm trúng anh
    Khôn thiêng xin chỉ mặt
    Gọi tên nó ra anh!

    Tên nó là đế quốc
    Tên nó là thực dân
    Nó là thằng thổ phỉ
    Hay là đứa Việt gian?

    Khóc anh không nước mắt
    Mà lòng đau như thắt
    Gọi anh chửa thành lời
    Mà hàm răng dính chặt

    Ở đây không gỗ ván
    Vùi anh trong tấm chăn
    Của đồng bào Cửa Ngăn
    Tặng tôi ngày phân tán

    Mai mốt bên cửa rừng
    Anh có nghe súng nổ
    Là chúng tôi đang cố
    Tiêu diệt kẻ thù chung.

    *
    * *

    52. TIẾNG THU

    (Lưu Trọng Lư - Tiếng thu - 1939)

    Em không nghe mùa thu,
    Dưới trăng mờ thổn thức ?

    Em không nghe rạo rực,
    Hình ảnh kẻ chinh phu,
    Trong lòng người cô phụ ?

    Em không nghe rừng thu,
    Lá thu kêu xào xạc,
    Con nai vàng ngơ ngác,
    Đạp trên lá vàng khô ?

    *
    * *

    53. NHỚ RỪNG

    (Thế Lữ - 1936)

    (Lời con Hổ ở vườn Bách thú,
    Tặng Nguyễn Tường Tam)

    Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt,
    Ta nằm dài, trông ngày tháng dần qua.
    Khinh lũ người kia ngạo mạn, ngẩn ngơ,
    Giương mắt bé riễu oai linh rừng thẳm,
    Nay sa cơ, bị nhục nhằn tù hãm,
    Để làm trò lạ mắt, thứ đồ chơi.
    Chịu ngang bầy cùng bọn gấu dở hơi,
    Với cặp báo chuồng bên vô tư lự.

    Ta sống mãi trong tình thương nỗi nhớ,
    Thủa tung hoành hống hách những ngày xưa.
    Nhớ cảnh sơn lâm, bóng cả, cây già,
    Với tiếng gió gào ngàn, với giọng nguồn hét núi,
    Với khi thét khúc trường ca dữ dội,
    Ta bước chân lên, dõng dạc, đường hoàng,
    Lượn tấm thân như sóng cuộn nhịp nhàng,
    Vờn bóng âm thầm, lá gai, cỏ sắc.
    Trong hang tối, mắt thần khi đã quắc,
    Là khiến cho mọi vật đều im hơi,
    Ta biết ta chúa tể muôn của loài
    Giữa chốn thảo hoa không tên, không tuổi.

    Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối,
    Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ?
    Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn,
    Ta lặng ngắm giang san ta đổi mới ?
    Đâu những bình minh cây xanh nắng gội,
    Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ?
    Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng.
    Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt,
    Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ?
    -- Than ôi! thời oanh liệt nay còn đâu ?

    Nay ta ôm niềm uất hận ngàn thâu,
    Ghét những cảnh không đời nào thay đổi,
    Những cảnh sửa sang, tầm thường, giả dối:
    Hoa chăm, cỏ sén, lối phẳng cây trồng;
    Giải nước đen giả suối, chẳng thông giòng
    Len dưới nách những mô gò thấp kém;
    Dăm vừng lá hiền lành không bí hiểm,
    Cũng học đòi bắt chước vẻ hoang vu
    Của chốn ngàn năm cao cả, âm u.

    Hỡi oai linh, cảnh nước non hùng vĩ!
    Là nơi giống hầm thiêng ta ngự trị.
    Nơi thênh thang ta vùng vẫy ngày xưa
    Nơi ta không còn được thấy bao giờ
    Có biết chăng trong những ngày ngao ngán,
    Ta đương theo giấc mộng ngàn to lớn
    Để hồn ta phảng phất được gần ngươi,
    -- Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!

    *
    * *

    54. MỘT VỊ TƯỚNG VỀ HƯU

    (Nguyễn Đức Mậu)

    Thôi, đã dứt đường binh nghiệp
    Tuổi hưu rồi bác ở quê
    Chạnh nhớ bạn bè thuở trước
    Cùng đi có đứa không về

    Người vợ tuổi già như bác
    Miếng trầu nhai dập chiều mưa
    Hồi son trẻ xa nhau mãi
    Giờ thương biết mấy cho vừa

    Huân chương xếp vào góc tủ
    Nay hàm tướng tá mà chi
    Tuổi già công danh xem nhẹ
    Cuộc đời như nước trôi đi

    Thuở trước bạn cùng súng đạn
    Nay khuây hàng xóm bạn già
    Bao dốc bao rừng đã vượt
    Lối mòn quanh quẩn vào ra

    Ngày đi khuất bóng mẹ cha
    Ngày về sửa sang mộ cũ
    Âm thầm một tấc đất sâu
    Hương khói tỏ mờ mầu cỏ

    Ngôi nhà nắng mưa vẫn đó
    Ðàn con mỗi đứa một nơi
    Nếu không có trẻ hàng xóm
    Tuổi già hẳn nhiều đơn côi

    Những đêm gió thổi buốt trời
    Vết thương cũ còn đau nhức
    Ôi sư đoàn xưa giờ đâu
    Người cũ, ai còn, ai mất?

    Về hưu giờ thôi quyền chức
    Ai người nhớ bác lại chơi
    Ai kẻ xa lòng, tránh mặt
    Niềm riêng một mảnh trăng trời...

    *
    * *

    55. NHỮNG MÙA TRĂNG MONG CHỜ

    ( Lê Thị Mây)

    Thư anh tin ngày về
    Cho vầng trăng hẹn mọc
    Trong ngần cao hoa thơm
    Mây chớm màu tha thiết

    Trăng non nghiêng qua rồi
    Bom rung vầng trăng khuyết
    Xô thuyền trong xa xôi
    Giữa gập nghềnh núi biếc

    Anh khoác balô về
    Ðất trời dồn chật lại
    Em tái nhợt niềm vui
    Như trăng mọc ban ngày

    Gặp nhau tròn mùa trăng
    Em trẻ như bầu trời
    Vòng tay anh đằm thắm
    Giầu lời ru trên môi

    Mai lại tiễn xa nhau
    Vầng trăng cong chẽn lúa
    Ðêm đêm chín ngàn sao
    Rỏ vào tim giọt lửa

    Mong chờ em mong chờ
    Vầng trăng xinh ... gương mặt
    Sáng sáng đầy theo anh
    Suốt chặng đường đánh giặc.

    *
    * *

    56. DẶN CON

    ( Trần Nhuận Minh - Cửa Lục Thủy 13–11–1991)

    Chẳng ai muốn làm hành khất
    Tội trời đày ở nhân gian
    Con không được cười giễu họ
    Dù họ hôi hám úa tàn

    Nhà mình sát đường, họ đến
    Có cho thì có là bao
    Con không bao giờ được hỏi
    Quê hương họ ở nơi nào

    Con chó nhà mình rất hư
    Cứ thấy ăn mày là cắn
    Con phải răn dạy nó đi
    Nếu không thì con đem bán

    Mình tạm gọi là no ấm
    Ai biết cơ trời vần xoay
    Lòng tốt gửi vào thiên hạ
    Biết đâu nuôi bố sau này...


    *
    * *

    57. HỘI LIM

    (Vũ Đình Minh -1988)

    Tôi trót biết đời riêng em trắc trở,
    Nên hội này em hát chẳng vô tư!
    Nón thúng quai thao em thẹn thùng che má,
    Hát đắm say cho đứt ruột gan người.
    Hát như thể cuộc đời toàn nhàn hạ,
    Chỉ để yêu, để nhớ, để thương thôi.
    Xin gió lạnh đừng lật nghiêng vành nón,
    Kẻo tôi nhìn thấy nước mắt em rơi...

    *
    * *

    58. KHÓC NGƯỜI VỢ HIỀN

    (Tú Mỡ - 19-11-1968)

    Bà Tú ơi! Bà Tú ơi!
    Té ra bà đã qua đời, thực ư ?
    Tôi cứ tưởng nằm mơ quái ác,
    Vùng dậy là tỉnh giấc chiêm bao
    Tỉnh dậy, nào thấy đâu nào,
    Nào đâu bóng dáng ra vào hôm maị
    Đâu bóng dáng con người thùy mị,
    Tuy tuổi già xấp xỉ bảy mươi,
    Vần còn khỏe mạnh, vui tươi,
    Le te, nhanh nhẹn như thời xuân xanh.
    Nhìn sau lưng vô tình cứ ngỡ
    Một cô nào thiếu nữ thanh tân.
    Vậy mà cái chết bất thần
    Cướp ba1 đi mất, vô ngần xót xa!
    Kể từ thuở đôi ta kết tóc,
    Thấm thoát gần năm chục năm qua
    Thủy chung chồng thuận vợ hòa,
    Gia đình hạnh phúc thật là ấm êm.

    Tôi được bà vợ hiền thuần thục,
    Cảm thấy mình tốt phúc bao nhiêu!
    Đôi ta cùng một cảnh nghèo,
    Đạo chồng vợ lấy chữ yêu làm nền.
    Nhớ khi giường bệnh đã nằm,
    Bà còn thủ thỉ tình thâm thương chồng
    "Tôi mà chết thì ông sẽ khổ,
    Vì, cứ theo câu cổ ngữ ta
    Xưa nay con cái nuôi cha
    Cũng không chu đáo bằng bà nuôi ông."
    Bà ơi, hãy dầu lòng yên dạ,
    Giấc nghìn thu cho th?o vong hồn,
    Bà đi, đã có dâu con,
    Một lòng phụng dưỡng, chăm nom bố già.

    Tôi có khổ, âu là chỉ khổ
    Vì thiếu bà, nhà cửa vắng tanh,
    Khổ khi thức giấc tàn canh
    Bên giường trống trải một mình nằm trơ.
    Khổ nhớ lại sớm trưa ngày trước
    Pha ấm trà chén nước mời nhau.
    Giờ tôi chẳng thấy bà đâu,
    Bên bàn thờ nhắp chén sầu đầy vơi...

    Khổ những lúc ra sân mê tỉnh
    Ngắm vườn nhà thấy cảnh thênh thang,
    Mà bà khuất núi cho đang,
    Quả cau tươi, látrầu vàng ai xơi ?
    Khổ trông thấy cái cơi còn đó,
    Đã khô trầu, khô vỏ, khô cau.
    Ba thước đất đã vùi sâu
    Cặp môi cắn chỉ ăn trầu đỏ tươi
    Ngẫm: cảnh già cuộc đời sung sướng,
    Tưởng vợ chồng còn hưởng dài lâu
    Không ngờ con tạo cơ cầu,
    Bà đi, để tủi dể sầu cho tôi

    Ôi! Duyên nợ thế thôi là hết,
    Năm mu_ơi năm thám thiết yêu nhau!
    Bà về trước, tôi về sau
    Thôi đành tạm biệt, nuốt sầu gượng vui
    Bà đi rồi nhưng tôi phải ở,
    Công việc đời còn dở tí thôi,
    Bao giờ nhiệm vụ xong xuôi,
    Về nơi cực lạc, lại tôi với bà...

    *
    * *

    59. CUỘC CHIA LY MÀU ĐỎ

    (Nguyễn Mỹ - 9-1964)

    Ðó là cuộc chia ly chói ngời sắc đỏ
    Tươi như cánh nhạn lai sắc hồng
    Trưa một ngày sắp ngả sang đông
    Thu, bỗng nắng vàng lên rực rỡ

    Tôi nhìn thấy một cô áo đỏ
    Tiễn đưa chồng trong nắng vườn hoa
    Chồng của cô sắp sửa đi xa
    Cùng đi với nhiều đồng chí nữa

    Chiếc áo đỏ rực như than lửa
    Cháy không nguôi trước cảnh chia ly
    Vườn cây xanh và chiếc nón trắng kia
    Không giấu nổi tình yêu cô rực cháy.
    Không che được nước mắt cô đã chảy
    Những giọt lonh lanh nóng bỏng sáng ngời
    Chảy trên bình minh đang hé giữa làn môi
    Và rạng đông đang bừng trên nét mặt
    - Một rạng đông với màu hồng ngọc

    Cây si xanh gọi họ đến ngồi
    Trong bóng rợp của mình, nói tới ngày mai
    Ngày mai sẽ là ngày sum họp
    Ðã toả sáng những tâm hồn cao đẹp!
    Nắng vẫn còn ngời trên những lá cây si
    Và người chồng ấy đã ra đi...

    Cả vườn hoa đã ngập tràn nắng xế
    Những cánh hoa đỏ vẫn còn rung nhè nhẹ
    Gió nói tôi nghe những tiếng thì thào
    "Khi tổ quốc cần, họ biết sống xa nhau..."

    Tôi biết cái màu đỏ ấy
    Cái màu đỏ như cái màu đỏ ấy
    Sẽ là bông hoa chuối đỏ tươi
    Trên đỉnh dốc cao vẫy gọi đoàn người
    Sẽ là ánh lửa hồng trên bếp
    Một làng xa giữa đêm gió rét...
    Nghĩa là màu đỏ ấy theo đi
    Như không hề có cuộc chia ly...

    *
    * *

    60. QUÊ HƯƠNG

    ( Giang Nam -1960)

    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ:
    "Ai bảo chăn trâu là khổ ?"
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao

    Nhớ những ngày trốn học
    Đuổi bướm cầu ao
    Mẹ bắt được...
    Chưa đánh roi nào đã khóc
    Có cô bé nhà bên
    Nhìn tôi cười khúc khích...

    Cách mạng bùng lên
    Rồi kháng chiến trường kỳ
    Quê tôi đầy bóng giặc
    Từ biệt mẹ tôi đi

    Cô bé nhà bên (có ai ngờ)!
    Cũng vào du kích
    Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
    Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi)

    Giữa cuộc hành quân không nói được
    một lời...
    Đơn vị đi qua tôi ngoái đầu nhìn lại
    Mưa đầy trời nhưng lòng tôi ấm mãi

    Hòa bình tôi trở về đây
    Với mái trường xưa, bãi mía, luống cày
    Lại gặp em
    Thẹn thùng nép sau cánh cửa
    Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
    - Chuyện chồng con... (khó nói lắm anh ơi)!
    Tôi nắm bàn tay, ngậm ngùi, nhỏ nhắn
    Em để yên trong tay tôi nóng bỏng

    Hôm nay nhận được tin em
    Không tin được dù đó là sự thật
    Giặc bắn em rồi quăng mất xác
    Chỉ vì em là du kích em ơi!
    Đau xé lòng anh chết nửa con người!

    Xưa yêu quê hương vì có chim, có bướm
    Có những ngày trốn học bị đòn roi
    Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
    Có một phần xương thịt của em tôi.

    *
    * *
    Sao Anh lấp lánh trên trời
    Trăng Em soi sáng rạng ngời trong đêm
    Hai ta soi sáng biển thêm
    Cùng nhau lướt sóng để mềm con tim
    .

  3. #23
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    264
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default Ðề: 100 Bài thơ hay nhất trong thế kỉ XX

    61. THỊ MÀU

    (Anh Ngọc)

    Người mấy trăm năm làm rung chuyển những sân đình
    Làm điên đảo những phông màn khép mở
    Người táo bạo
    Người không hề biết sợ
    Người chưa từng lùi bước trước tình yêu

    Người phá tung khuôn khổ những điệu chèo
    Để cuộc sống ùa lên đầu cửa miệng
    Người trung thực đến không cần giấu giếm
    Cặp môi hồng con mắt ướt đong đưa

    Người cả gan sàm sỡ cả cửa chùa
    Chọn sắc áo cà sa mà chọc ghẹo
    Thừa sinh lực nên người luôn túng thiếu
    Nên hương trầm tiếng mõ khéo trêu ngươi

    Người đi qua nghiêng ngả những trận cười
    Chấp tất cả lời ong ve mai mỉa
    Người chịu hết mọi thói đời độc địa
    Chiếc quạt màu khép mở vẫn ung dung

    Trên môi người câu hát cứ trẻ trung
    Từng sợi tóc cũng rung theo nhịp phách
    Mùi táo chín, mùi hương, mùi da thịt
    Người đi qua sân khấu tới đời thường

    Người sống trong hơi thở của nhân dân
    Mấy trăm năm ai để thương để giận
    Câu sa lệch cũng hò reo nổi loạn
    Nhịp trống gầm lên những khát vọng không lời

    Những khát vọng nằm sâu trong mỗi trái tim người
    Được sống đúng với lòng mình thực chất
    Những xiềng xích phết màu sơn đạo đức
    Mấy trăm năm không khóa nổi Thị Màu

    Những cánh màn đã khép lại đằng sau
    Táo vẫn rụng sân đình không ai nhặt
    Bao Thị Màu đã trở về đời thực
    Vị táo còn chua mãi ở đầu môi .

    *
    * *

    62. NHỚ

    (Hồng Nguyên - 1948)

    Lũ chúng tôi
    Bọn người tứ xứ,
    Gặp nhau hồi chưa biết chữ
    Quen nhau từ buổi "Một hai"
    Súng bắn chưa quen,
    Quân sự mươi bài
    Lòng vẫn cười vui kháng chiến
    Lột sắt đường tàu,
    Rèn thêm gao kiếm,
    Áo vải chân không,
    Đi lùng giặc đánh.
    Ba năm rồi gửi lại quê hương.

    Mái lều gianh,
    Tiếng mõ đêm trường,
    Luống cày đất đỏ
    Ít nhiều người vợ trẻ
    Mòn chân bên cối gạo canh khuya
    Chúng tôi đi
    Nắng mưa sờn mép ba lô,
    Tháng năm bạn cùng thôn xóm.
    Nghỉ lại lưng đèo
    Nằm trên dốc nắng.
    Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng.
    Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa.
    - Đằng nớ vợ chưa?
    - Đằng nớ?
    - Tớ còn chờ độc lập
    Cả lũ cười vang bên ruộng bắp,
    Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu.
    Chúng tôi đi mang cuộc đời lưu động,
    Qua nhiều nơi không nhớ hết tên làng.
    Đã nghỉ lại rất nhiều nhà dân chúng
    Tôi nhớ bờ tre gió lộng
    Làng xuôi xóm ngược mái rạ như nhau
    Có nắng chiều đột kích mấy hàng cau.
    Có tiếng gà gáy xóm,
    Có "Khai hội, yêu cầu, chất vấn!"
    Có mẹ hiền bắt rận cho những đứa con xa.
    Trăng lên tập hợp hát om nhà.

    Tôi nhớ
    Giường kê cánh cửa,
    Bếp lửa khoai vùi
    Đồng chí nứ vui vui,
    Đồng chí nứ dạy tôi dăm tối chữ,
    Đồng chí mô nhớ nữa,
    Kể chuyện Bình - Trị - Thiên,
    Cho bầy tôi nghe ví,
    Bếp lửa rung rung đôi vai đồng chí
    - Thưa trong nớ hiện chừ vô cùng gian khổ,
    Đồng bào ta phải kháng chiến ra ri.

    Đêm đó chúng tôi đi
    Nòng súng nghiêng nghiêng,
    Đường mòn thấp thoáng...
    Trong điếm nhỏ,
    Mươi người trai tráng,
    Sờ chuôi lựu đạn.
    Ngồi thổi nùn rơm
    Thức vừa rạng sáng.
    Nhìn trời sương nhẩm bước chúng tôi đi
    Chúng tôi đi nhớ nhất câu ni:
    Dân chúng cầm tay lắc lắc:
    "Độc lập nhớ rẽ viền chơi ví chắc!"

    *
    * *

    63. TRỜI VÀ ĐẤT

    (Phan Thị Thanh Nhàn)
    Chiều nay chắc giận em ghê lắm
    Anh bực mình triết lý lung tung
    Hai đứa ta như trời với đất
    Tính tình sao xung khắc vô cùng

    Vâng, trời đất chẳng hề thân thiết
    Và tính tình có giống nhau đâu
    Trời vui buồn ồn ào lộ liễu
    Đất trầm tư suy nghĩ trước sau

    Anh ơi! Nếu ví được cao xa như thế
    Em cũng chẳng là trời đất gì đâu
    Nhưng anh có biết không? trời đất
    Sẽ chẳng là gì nếu thiếu nhau

    Nhưng trời đất dẫu cao xa lồng lộng
    Tính vẫn thường bồng bột đổi thay
    Khi giận dữ bão nghiêng đất lở
    Bão tan rồi trời xanh ngây thơ

    Đất khiêm nhường màu xanh lay động
    Và thẳm sâu lặng lẽ sinh sôi
    Trên mặt đất chính là cuộc sống
    Có cần chi biện bạch nhiều lời.

    *
    * *

    64. NGƯỜI ĐÀN BÀ NGỒI ĐAN

    (Ý NHI -1/1984)

    Giữa chiều lạnh
    Một người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ
    Vừa nhẫn nại vừa vội vã
    Nhẫn nại như thể đó là việc phải làm suốt đời
    Vội vã như thể đó là lần sau chót

    Không thở dài
    không mỉm cười
    Chị đang giữ kín đau thương
    Hay là hạnh phúc
    Lòng chị đang tràn đầy niềm tin
    Hay là ngờ vực

    Không một lần nào chị ngẩng nhìn lên
    Chị đang qua những phút giây trước lần gặp mặt
    Hay sau buổi chia ly
    Trong mũi đan kia ẩn giấu niềm hân hoan hay nỗi lo âu
    Trong đôi mắt kia là chán chường hay hy vọng

    Giữa chiều lạnh
    Một người đàn bà ngồi đan bên cửa sổ
    Dưới chân chị
    Cuộn len như quả cầu xanh
    Đang lăn đi những vòng chậm rãi.

    *
    * *

    65. NHỚ MÁU

    Trần Mai Ninh

    Ơ cái gió Tuy Hoà...
    Cái gió chuyên cần
    Và phóng túng.
    Gió đi ngang, đi dọc,
    Gió trẻ lại - lưng chừng
    Gió nghỉ,
    Gió cười,
    Gió reo lên lồng lộng.

    Tôi đã thấy lòng tôi dậy
    Rồi đây
    Còn mấy bước tới Nha Trang
    - A, gần lắm!
    Ta gần máu,
    Ta gần người,
    Ta gần quyết liệt.

    Ơi hỡi Nha Trang!
    Cái đô thành vĩ đại
    Biết bao người niệm đọc tên mi.

    Và Khánh Hoà vĩ đại!
    Mắt ta căng lên
    Cả mặt
    Cả người,
    Cả hồn ta sát tới
    Nhìn mi!
    Ta có nhớ
    Những con người
    Đã bước vào bất tử!
    Ơ, những người!
    Đen như mực, đặc thành keo
    Tròn một củ
    Hay những người gầy sắt lại
    Mặt rẹt một đường gươm
    Lạnh gáy,
    Lòng bàn tay
    Khắc ấn chuỗi dao găm.
    Chân bọc sắt,
    Mắt khoét thủng đêm dày

    Túi chứa cả Nha Trang... họ bước
    Vương Gia Ngại... Cung Giũ Nguyên
    Chút chít Hoàng Bá San... còn nữa!

    Cả một đàn chó ghẻ
    Sủa lau nhau
    Và lần lượt theo nhau
    Chết không ngáp!

    Dao găm để gáy,
    Súng màng tang

    Ồng ộc xối đầy đường máu chó.
    Chúng nó rú.
    Cả trại giặc kinh hoàng.

    *
    * *

    66. MẸ

    (Nguyễn Ngọc Óanh - 1994)

    Cành bàng thả lá heo may
    Mẹ gầy, cái dáng khô gầy cành tre
    Gót chai nứt nẻ đông hè
    Ruộng sâu bấm mãi đã tòe ngón chân

    Mẹ ngồi vá áo trước sân
    Vá bao mong ước, tay sần mũi kim
    Bát canh đắng là chân chim
    Lẫn vài con tép Mẹ tìm dành con

    Co ro một mảnh chăn mòn
    Tàn đêm giấc ngủ hãy còn ngoài chăn
    Mẹ gom giẻ rách, giấy manh
    Mặc đôi quang thủng giữ lành tiếng rao

    Áo nâu phơi vẹo bờ rào
    Cái phận đã bạc còn cào phải gai
    Quả cà cõng mấy củ khoai
    Con thút thít, Mẹ nghẹn hai ba lần

    Tối về đến lớp bình dân
    I tờ nhặt được đôi vần lại rơi
    Cha con trời gọi về trời
    Chái nhà mưa dột, ướt lời ru thương

    Tiễn con ra chốn chiến trường
    Gạt thầm nước mắt mong đường con khô
    Hai tay hết sẻ lại cho
    Còn phần Mẹ - một thân cò qua sông...

    *
    * *

    67. BÔNG VÀ MÂY

    (Ngô Văn Phú)

    Trên trời mây trắng như bông
    Ở dưới cánh đồng bông trắng như mây
    Có cô má đỏ hây hây
    Đội bông như thể đội mây về làng.

    *
    * *

    68. MUÔN VÀN TÌNH THÂN YÊU TRÙM LÊN KHẮP QUÊ HƯƠNG

    (Việt Phương)

    I
    Trời đổ mưa, đi viếng Bác đồng bào chờ bị ướt
    Bác thương đồng bào, con biết Bác không vui.

    Ngừng đập trái tim tột bậc con người
    Cây cỏ đất trời không thật nữa
    Mắt ta nhìn sắc màu cũng giả
    Ôi ước gì không thật cả nỗi đau mồ côi

    Con đóng cửa buồng, ở mình con với Bác
    Chưa muốn cùng ai chia bớt nỗi đau này.
    Quanh người con và trong con tất cả đều bỗng khác
    Bác qua đời rồi sao con vẫn ngồi đây
    Con không thể nghĩ rằng Bác Hồ đã mất
    Mà nắng vẫn chuyền như sóc giữa lùm cây

    Con chim đuôi dài được Bác chở che vẫn bay về trước cổng
    Cây vú sữa đầu nhà dáng xoè rộng tán sum suê
    Bầy cá rô phi nhớ giờ Bác cho ăn lại ngoi lên đớp sóng
    Con ra đường quen đứng ngóng Bác quay về

    Hôm nay trên vườn ta trời uy nghi lồng lộng
    Hàng bụt mọc trầm tư vút thẳng bên bờ ao
    Gió heo may trong cành đa lao xao tìm gọi nắng
    Lê-nin trên bàn đang chờ đón Bác đi vào.

    Bác ơi lúc mùa này đồng thấp đồng cao lên đẹp lắm
    Cơn bão vào đất liền đi chậm lại rồi tan
    Mua bia đã bớt xếp hàng và anh em còn cố gắng
    Đêm qua 140 bốt đồn thù bị ta đánh trong Nam
    Con trữ các loại tin đứng chờ đây mong từ Bác một lời ánh sáng

    Như từ lâu nay con vẫn hay làm
    Bác lại về đi Bác ơi sau mấy ngày đi vắng
    Khoẻ mạnh hồng hào trong nắng óng vườn cam


    II
    Đêm nay nghìn vạn chúng con xếp thành hàng đi viếng Bác
    Ôi làm sao nguôi được nhớ thương này
    Chúng con đi cho cả người vắng mặt
    Người chưa sinh người đã khuất cũng về đây
    Việt Nam đau cả lòng người dạ đất
    Sao mùa thu như nước mắt trời mây
    Chúng con đi theo tiếng Người phía trước
    Đường Hùng Vương dân tộc đi từ dựng nướcđến ngày nay
    Hãy về đây lũ làng Tây Nguyên đánh tiếng cồng thương xót
    Những con nước Cửu Long bát ngát đợi Cha về
    Đội áo tím sông Hương diệt Mỹ xong bỗng bồi hồi kinh ngạc
    Khi biết tiếng súng mình tai Bác vẫn hằng nghe
    Về đây những tấm lòng trung kiên trong chuồng cọp
    Vết tím bầm thân ghi tạc những câu thề
    Về đây bà mẹ nghèo ở miền cao Hát Lót
    Đã nhiều đêm gặp Bác giữa cơn mê
    Hãy về đây những thợ xúc và lái xe khu mỏ
    Vùng than ơi Người nhắc nhở bao lần
    Những o gái Vĩnh Linh đầu tuyến lửa
    Mơ Bác Hồ thương gian khổ vào thăm
    Ông ké già nhà bên chân Pắc Bó
    Còn bàng hoàng hôm gặp gỡ đầu xuân
    Trái tim lớn đêm ngày không mệt mỏi
    Dệt dải hồng chắp mối bạn gần xa.

    III
    Ôi lòng Bác bao la trong Di chúc
    Vẫn hạt lúa củ khoai chân chất bình thường
    Cả dân tộc khóc Người thương mình nhất
    Người được thương trên tất cả người thương
    Người suốt đời quên mình cho Tổ quốc
    Khi ra đi chỉ dép lốp chiến trường
    Nguồn ánh sáng đến muôn đời chẳng tắt
    Vượt cao hơn sự chết, vẫn soi đường
    Ba Đình nức nở và ròng ròng nước mắt
    Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương

    Ôi ta khóc tim ta dường như xé
    Từ trái tim giọt lệ hoá câu nguyền
    Ta chẳng giấu trước bạn bè quốc tế
    Nỗi đau này cao cả thiêng liêng

    Ta khóc cho mọi nơi còn xích xiềng áp bức
    Cho đời ta và lớp lớp đời sau
    Cho Trường Sơn, cho Tháp Mười, cho miền Nam
    ân hận chưa được chào đón Bác
    Ta khóc những lỗi lầm làm tim Bác thêm đau
    Ta tự biết sức ta trong những dòng nước mắt
    Cho ta khóc hôm nay để từ mai ta lao lên đánh giặc ở tuyến đầu

    Sau bao năm đồng chí với Người con gọi Người:
    Đồng chí
    Là khi con vĩnh biệt Người, Đồng chí, Bác Hồ ơi
    Những chiến sĩ trẻ măng trên Cồn Cỏ
    Đài Bác cho đưa đất mẹ thêm gần.

    Muôn dòng sông chảy về lòng biển cả
    Bác nằm đây nhớ rõ mỗi người thân.

    IV
    Bác thường để lại đĩa thịt gà mà ăn trọn mấy quả cà xứ Nghệ
    Tránh nói chữ to và đi rất nhẹ cả trong vườn.
    Tim đau hết nỗi đau người ở chân trời góc biển
    Đến bên Người ta thở dễ dàng hơn.

    Khi đã quyết rất kiên cường mạnh mẽ
    Đốt cháy Trường Sơn đánh Mỹ cũng không sờn
    Lòng trời biển dịu hiền khi gặp trẻ con
    Sấm sét im cho nắng ấm chồi non.

    Bác không bằng lòng gọi trận đánh chết nhiều người là “đánh đẹp”
    Con xoá chữ “đẹp” đi như xoá sự cạn hẹp trong lòng con
    Thêm hiểu lòng Người đối với quân thù như sắt thép
    Mà tình thương mênh mông ôm hết mọi linh hồn.

    Ngoài bảy nhăm, Bác vẫn thường ném bóng
    Cái gạt tàn thuốc lá đã hàng năm thôi không nóng trên bàn
    Mỗi ban mai Bác luyện chân như ngày xưa tập trèo sườn núi vắng.
    Con biết lòng Người quyết sống cho miền Nam
    Con biết lòng Người quyết sống cho Việt Nam và thế giới
    Đầu bạc phơ trăm mối nước non nhà
    Căn nhà nhỏ những canh khuya vời vợi
    Vẫn lo toan tháo cởi những bất hoà
    Con nguyện làm một mảnh của Người, đến trọn đời tận tuỵ
    Hồ Chí Minh, người cộng sản rất mực Việt Nam
    và vô cùng chung thuỷ con người
    Ta gạt nước mắt ngẩng đầu lên, vẫn nắng
    Ba Đình trong veo
    Người đem về năm trước
    Ta thề mang ánh nắng này đến nhà mẹ già ở tận chót Cà Mau
    Những biên đội không quân như hình ảnh
    dân tộc ta lượn quanh Người lớn vượt
    Cất cánh bay cao theo tay Bác vẫy trên đầu.

    *
    * *

    69. ĐỢI

    (Vũ Quần Phương)
    Anh đứng trên cầu đợi em
    Dưới chân cầu nước chảy ngày đêm
    Ngày xưa đã chảy, sau còn chảy
    Nước chảy bên lòng, anh đợi em

    Anh đứng trên cầu nắng hạ
    Nắng soi bên ấy lại bên này
    Đợi em. Em đến? Em không đến?
    Nắng tắt, còn anh đứng mãi đây!

    Anh đứng trên cầu đợi em
    Đứng một ngày đất lạ thành quen
    Đứng một đời đất quen thành lạ
    Nước chảy... kìa em, anh đợi em.

    *
    * *

    70. TÊN LÀNG

    (Y Phương)

    Con là con trai của mẹ
    Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ
    Ba mươi tuổi từ mặt trận về
    Vội vàng cưới vợ

    Ba mốt tuổi tập tành nhà cửa
    Rào miếng vườn trồng cây rau
    Hạnh phúc xinh xinh nho nhỏ ban đầu
    Như mặt trời mới nhô ra khỏi núi

    Con là con trai của mẹ
    Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ
    Mang trong người cơn sốt cao nguyên
    Mang trên mình vết thương
    Ơn cây cỏ quê nhà
    Chữa cho con lành lặn

    Con là con trai của mẹ
    Người đàn ông ở làng Hiếu Lễ
    Lần đầu tiên ôm tiếng khóc lên ba
    Lần đầu tiên sông núi gọi ông bà
    Lần đầu tiên nhóm lửa trên mặt nước
    Lần đầu tiên sứ sành rạn nứt
    Lần đầu tiên ý nghĩ khôn lên

    Ý nghĩ khôn lên nỗi buồn thấm tháp
    Bàn chân từng đạp bằng đá sắc
    Trở về làng bập bẹ tiếng đầu tiên

    Ơi cái làng của mẹ sinh con
    Có ngôi nhà xây bằng đá hộc
    Có con đường trâu bò vàng đen đi kìn kịt
    Có niềm vui lúa chín tràn trề
    Có tình yêu tan thành tiếng thác
    Vang lên trời
    Vọng xuống đất
    Cái tên làng Hiếu Lễ của con.
    Sao Anh lấp lánh trên trời
    Trăng Em soi sáng rạng ngời trong đêm
    Hai ta soi sáng biển thêm
    Cùng nhau lướt sóng để mềm con tim
    .

  4. #24
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    264
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default Ðề: 100 Bài thơ hay nhất trong thế kỉ XX

    71. LỜI MẸ DẶN

    (Phùng Quán - 1957)

    Tôi mồ côi cha năm hai tuổi
    Mẹ tôi thương con không lấy chồng
    Trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải
    Nuôi tôi đến ngày lớn khôn.
    Hai mươi năm qua tôi vẫn nhớ
    Ngày ấy tôi mới lên năm
    Có lần tôi nói dối mẹ
    Hôm sau tưởng phải ăn đòn.
    Nhưng không, mẹ tôi chỉ buồn
    Ôm tôi hôn lên mái tóc
    - Con ơi
    trước khi nhắm mắt
    Cha con dặn con suốt đời
    Phải làm một người chân thật.
    - Mẹ ơi, chân thật là gì?
    Mẹ tôi hôn lên đôi mắt
    Con ơi một người chân thật
    Thấy vui muốn cười cứ cười
    Thấy buồn muốn khóc là khóc.
    Yêu ai cứ bảo là yêu
    Ghét ai cứ bảo là ghét
    Dù ai ngon ngọt nuông chiều
    Cũng không nói yêu thành ghét.
    Dù ai cầm dao dọa giết
    Cũng không nói ghét thành yêụ
    Từ đấy người lớn hỏi tôi:
    - Bé ơi, Bé yêu ai nhất?
    Nhớ lời mẹ tôi trả lời:
    - Bé yêu những người chân thật.
    Người lớn nhìn tôi không tin
    Cho tôi là con vẹt nhỏ
    Nhưng không ! những lời dặn đó
    In vào trí óc của tôi
    Như trang giấy trắng tuyệt vờị
    In lên vết son đỏ chóị
    Năm nay tôi hai mươi lăm tuổi
    Đứa bé mồ côi thành nhà văn
    Nhưng lời mẹ dặn thuở lên năm
    Vẫn nguyên vẹn màu son chói đỏ.
    Người làm xiếc đi giây rất khó
    Nhưng chưa khó bằng làm nhà văn
    Đi trọn đời trên con đường chân thật.
    Yêu ai cứ bảo là yêu
    Ghét ai cứ bảo là ghét
    Dù ai ngon ngọt nuông chiều
    Cũng không nói yêu thành ghét
    Dù ai cầm dao dọa giết
    Cũng không nói ghét thành yêụ
    Tôi muốn làm nhà văn chân thật
    chân thật trọn đời
    Đường mật công danh không làm ngọt được lưỡi tôi
    Sét nổ trên đầu không xô tôi ngã
    Bút giấy tôi ai cướp giật đi
    Tôi sẽ dùng dao viết văn lên đá.

    *
    * *

    72. CÓ KHI NÀO

    (Bùi Minh Quốc)

    Có khi nào trên đường đời tấp nập
    Ta vô tình đi lướt qua nhau
    Bước lơ đãng chẳng ngờ đang để mất
    Một tâm hồn ta đã đợi từ lâu...

    *
    * *

    73. TỰ HÁT

    ( Xuân Quỳnh)

    Chả dại gì em ước nó bằng vàng,
    Trái tim em anh đã từng biết đấy.
    Anh là người coi thường của cải,
    Nên nếu cần anh bán nó đi ngay.

    Em cũng không mong nó giống mặt trời,
    Vì sẽ tắt khi bóng chiều đổ xuống,
    Lại mình anh với đêm dài câm lặng,
    Mà lòng anh xa cách với lòng em.

    Em trở về đúng nghĩa trái tim,
    Biết làm sống những hồng cầu đã chết,
    Biết lấy lại những gì đã mất,
    Biết rút gần khoảng cách của yêu tin.

    Em trở về đúng nghĩa trái tim em,
    Biết khao khát những điều anh mơ ước,
    Biết xúc động qua nhiều nhận thức,
    Biết yêu anh và biết được anh yêu.

    Mùa thu nay sao bão giông nhiều ?
    Những cửa sổ con tàu chẳng đóng ?
    Dải đồng hoang và đại ngàn tối sẫm ?
    Em lạc loài giữa sâu thẳm rừng anh.

    Em lo âu trước xa tắp đường mình,
    Trái tim đập những điều không thể nói,
    Trái tim đập cồn cào cơn đói,
    Ngọn lửa nào le lói giữa cô đơn.

    Em trở về đúng nghĩa trái tim em,
    Là máu thịt, đời thường ai chẳng có,
    Vẫn ngừng đập khi cuộc đời không còn nữa,
    Nhưng biết yêu anh cả khi chết đi rồi.

    *
    * *

    74. ÁO LỤA HÀ ĐÔNG

    (Nguyên Sa)

    Nắng Sài Gòn anh đi mà chợt mát
    Bởi vì em mặc áo lụa Hà Đông
    Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
    Thơ của anh vẫn còn nguyên lụa trắng.

    Anh vẫn nhớ em ngồi đây tóc ngắn
    Mà mùa thu dài lắm ở chung quanh
    Linh hồn anh vội vã v ẽ chân dung
    Bày vội vã vào trong hồn mở cửa

    Gặp một bữa anh đã mừng một bữa
    Gặp hai hôm thành nhị hỉ của tâm hồn
    Thơ học trò anh chất lại thành non
    Và đôi mắt ngất ngây thành chất rượu.

    Em không nói đã nghe lừng giai điệu
    Em chưa nhìn mà đã rộng trời xanh
    Anh đã trông lên bằng đôi mắt chung tình
    Với tay trắng em vào thơ diễm tuyệt

    Em chợt đến, chợt đi, anh vẫn biết
    Trời chợt mưa, chợt nắng chẳng vì đâu
    Nhưng sao đi mà không bảo gì nhau
    Để anh gọi, tiếng thơ buồn vọng lại.

    Để anh giận mắt anh nhìn vụng dại
    Giận thơ anh đã nói chẳng nên lời
    Em đi rồi, sám hối chạy trên môi
    Những ngày thắng trên vai buồn bỗng nặng.

    Em ở đâu, hỡi mùa thu tóc ngắn
    Giữa hộ anh màu áo lụa Hà Đông
    Anh vẫn yêu màu áo ấy vô cùng
    Giữ hộ anh bài thơ tình lụa trắng.

    *
    * *

    75. BÀI THƠ CỦA MỘT NGƯỜI YÊU NƯỚC MÌNH

    (Trần Vàng Sao)

    Buổi sáng tôi mặc áo đi giày
    Ra đứng ngoài đường
    Gió thổi những bông mía trắng bên sông
    Mùa tót khô còn thơm lúa mùa qua
    Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà
    Những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé
    Tôi yêu đất nước này như thế
    Mỗi buổi mai
    Bầy chim sẻ ngoài sân
    Gió mát và trong
    Đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng
    Tôi vẫn sống
    Vẫn ăn
    vẫn thở
    như mọi người
    Đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ
    Một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu
    Một vết bùn khô trên mặt đá
    Không có ai chia tay
    Cũng nhớ một tiếng còi tầu
    Mẹ tôi thức khuya dậy sớm
    Năm nay ngoài năm mươi tuổi
    Chồng chết đã mười mấy năm
    Thuở tôi mới đọc được i tờ
    Mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần
    Nước sông gạo chợ
    Ngày hai buổi nhà không khi nào vắng người đòi nợ
    Sống qua ngày nên phải nghiến răng
    Cũng không vui nên mẹ ít khi cười
    Những buổi trưa buổi tối
    Ngồi một mình hay khóc
    Vẫn thở dài mà không nói ra
    Thương con không cha
    Hẩm hiu côi cút
    Tôi yêu đất nước này xót xa...

    *
    * *

    76.NGƯỜI ĐẸP

    (Lò Ngân Sủn)


    Người đẹp trông như tuyết
    Chạm vào lại thấy nóng
    Người đẹp trông như lửa
    Sờ vào lại thấy mát
    Người không khát - nhìn thấy người đẹp cũng khát
    Người không đói - nhìn thấy người đẹp cũng đói
    Người muốn chết - gặp người đẹp lại không muốn chết nữa. Ơ!
    Người đẹp là ước mơ
    Treo trước mắt mọi người!

    *
    * *

    77. ĐỒNG DAO CHO NGƯỜI LỚN

    (Nguyễn Trọng Tạo - 1992)

    có cánh rừng chết vẫn xanh trong tôi
    có con người sống mà như qua đời

    có câu trả lời biến thành câu hỏi
    có kẻ ngoại tình ngỡ là tiệc cưới

    có cha có mẹ có trẻ mồ côi
    có ông trăng tròn nào phải mâm xôi

    có cả đất trời mà không nhà ở
    có vui nho nhỏ có buồn mênh mông

    mà thuyền vẫn sông mà xanh vẫn cỏ
    mà đời vẫn say mà hồn vẫn gió

    có thương có nhớ có khóc có cười
    có cái chớp mắt đã nghìn năm trôi.

    *
    * *

    78. TỐNG BIỆT HÀNH

    (Thâm Tâm - 1940)
    Đưa người, ta không đưa qua sông
    Sao có tiếng sóng ở trong lòng ?
    Buổi chiều không thắm, không vàng vọt
    Sao đầy hoàng hôn trong mắt trong ?
    Đưa người ta chỉ đưa người ấy
    Một giã gia đình một dửng dưng...

    -Li khách! Li khách! Con đường nhỏ
    Chí nhớn chưa về bàn tay không
    Thì không bao giờ nói trở lại!
    Ba năm mẹ già cũng đừng mong

    Ta biết người buồn chiều hôm trước
    Bây giờ mùa hạ sen nở nốt
    Một chị, hai chị cũng như sen
    Khuyên nốt em trai dòng lệ sót

    Ta biết người buồn sáng hôm nay:
    Giời chưa mùa thu, tươi lắm thay
    Em nhỏ ngây thơ đôi mắt biếc
    Gói tròn thương tiếc chiếc khăn tay...

    Người đi? Ừ nhỉ, người đi thực!
    Mẹ thà coi như chiếc lá bay
    Chị thà coi như là hạt bụi
    Em thà coi như hơi rượu say

    *
    * *

    79. DẤU CHÂN QUA TRẢNG CỎ
    (Thanh Thảo)

    Buổi chiều qua trảng cỏ voi
    Ngước nhìn mút mắt khoảng trời long lanh
    Gió nghiêng ngả giữa màu xanh
    Tiếng bầy chim két bỗng thành mênh mang

    Lối mòn như sợi chỉ giăng
    Còn in đậm đặc vô vàn dấu chân
    Dấu chân ai đọc nên vần
    Nên nào ai biết đi gần đi xa.
    Cuộc đời trải mút mắt ta
    Lối mòn nhỏ cũng dẫn ra chiến trường

    Những người sốt rét đang cơn
    Dấu chân bấm xuống đường trơn, có nhoè?...

    Chiếc bòng con đựng những gì
    Mà đi cuối đất mà đi cùng trời
    Mang bao khát vọng con người
    Dấu chân nho nhỏ không lời không tên

    Thời gian như cỏ vượt lên
    Lối mòn như sợi chỉ bền kéo qua
    Ai đi gần ai đi xa
    Những gì gợi lại chỉ là dấu chân.

    Vùi trong trảng cỏ thời gian
    Vẫn âm thầm trải mút tầm mắt ta
    Vẫn đằm hơi ấm thiết tha
    Cho người sau biết đường ra chiến trường...

    *
    * *

    80. ĐẤT NƯỚC

    (Nguyễn Đình Thi - 1948-1955)

    Sáng mát trong như sáng năm xưa
    Gió thổi mùa thu hương cớm mới
    Tôi nhớ những mùa thu đã xa
    Sáng chớm lạnh trong long Hà Nội
    Những phố dài xao xác hơi may
    Người ra đi đầu không ngoảnh lại
    Sau lưng thềm nắng lá rơi đầy

    Mùa thu nay khác rồi
    Tôi đứng vui nghe giữa núi đồi
    Gió thổi rừng tre phấp phới
    Trời thu thay áo mới
    Trong biết nói cười thiết tha

    Trời xanh đây là của chúng ta
    Núi rừng đây là của chúng ta
    Những cánh đồng thơm mát
    Những ngã đường bát ngát
    Những dòng sông đỏ nặng phù sa
    Nước chúng ta
    Nước những người chưa bao giờ khuất
    Đêm đêm rì rầm trong tiếng đất
    Những buổi ngày xưa vọng nói về

    Ôi những cánh đồng quê chảy máu
    Dây thép gai đâm nát trời chiều
    Những đêm dài hành quân nung nấu
    Bỗng bồn chồn nhớ mắt ngừơi yêu.

    Từ những năm đau thương chiến dấu
    Đã ngời lên nét mặt quê hương
    Từ gốc lúa bờ tre hồn hậu
    Đã bật lên thành tiếng căm hờn.

    Bát cơm chan đầy nứơc mắt
    Bay còn giằng khỏi miệng ta
    Thằng giặc tây, thằng chúa đất
    Đứa đè cổ , đứa lột da

    Xiềng xích chúng bây không khóa được
    Trời đầy chim và đất đầy hoa
    Súng đạn chúng bây không bắn được
    Lòng dân ta yêu nước thương nhà.

    Khói nhà máy cuộn trong sương núi
    Kèn gọi quân văng vẳng cánh đồng
    Ôm đất nước những người áo vải
    Đã đứng lên thành những anh hùng.

    Ngày nắng đốt theo cơn mưa dội
    Mỗi bước đường mỗi bước hy sinh
    Trán rực lửa nghĩ trời đất mới
    Lòng ta bát ngát ánh bình minh

    Súng nổ rung trời giận dữ
    Ngừơi lên như nước vỡ bờ
    Nước Việt Nam từ trong máu lửa
    Rũ bùn đứng dậy sáng lòa.


    *
    Sao Anh lấp lánh trên trời
    Trăng Em soi sáng rạng ngời trong đêm
    Hai ta soi sáng biển thêm
    Cùng nhau lướt sóng để mềm con tim
    .

  5. #25
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    264
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default Ðề: 100 Bài thơ hay nhất trong thế kỉ XX

    81. NHỮNG NGƯỜI ĐÀN BÀ GÁNH NƯỚC SÔNG

    (Nguyễn Quang Thiều)

    Những ngón chân xương xẩu, móng dài và đen toẽ ra như móng chân gà mái
    Đã năm năm, mười lăm năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
    Những người đàn bà xuống gánh nước sông

    Những bối tóc vỡ xối xả trên lưng áo mềm và ướt
    Một bàn tay họ bám vào đầu đòn gánh bé bỏng chơi vơi
    Bàn tay kia bấu vào mây trắng
    Sông gục mặt vào bờ đất lần đi
    Những đàn ông mang cần câu và cơn mưa biển ra khỏi nhà lặng lẽ
    Những con cá thiêng quay mặt khóc
    Những chiếc phao ngô chết nổi
    Những người đàn ông giận dữ, buồn bã và bỏ đi

    Đã năm năm, mười năm, ba mươi năm và nửa đời tôi thấy
    Sau những người đàn bà gánh nước sông và lũ trẻ cởi truồng
    Chạy theo mẹ và lớn lên
    Con gái lại đặt đòn gánh lên vai và xuống bến
    Con trai lại vác cần câu và cơn mưa biển ra khỏi nhà lặng lẽ
    Và cá thiêng lại quay mặt khóc
    Trước những lưỡi câu ngơ ngác lộ mồi.

    *
    * *

    82. NGHE TIẾNG CUỐC KÊU

    (Hữu Thỉnh - 7-1989)

    Những đám mây bay đi
    Tôi với người ở lại
    Cuốc kêu ngoài bến sông

    Cuốc kêu vì bẫy hiểm
    Bèo leo nheo nước lên
    Tôi âm thầm gọi tên
    Bàn ghế và quần áo cũ
    Tuổi trẻ đột ngột về
    Ngơ ngác nhìn tôi
    Những cánh diều để chỏm
    Vui hơn điều đáng vui
    Bánh đa phồng giữa chợ
    Che bớt một phần buồn
    Tôi ngồi gọi tên những quân bài tam cúc
    Xe pháo mã những ngả đường xa lắc
    Còn lại thôi hồi tiếng cuốc kêu.
    Cuốc kêu từ ngày chưa ai đặt tên cho cuốc
    Cha tôi nhào đất đắp đường

    Ông táo bằng đất
    Chiếc chén bằng đất
    Những người uống rượu lần lượt bỏ đi
    Cha tôi cầm chiếc chén lên
    Như cầm một phần đời mình
    Đã khô ra thành đất

    Cuốc kêu ngoài bãi xa

    Cuốc kêu từ ngày cây tre chưa đủ lá đan sàng
    Trên đất ướt có người đến ở
    Họ bắt đầu như một chiếc rễ nâu
    Họ làm ra mọi thứ để nuôi nhau
    Mong con cái có ngày mở mặt
    Trời tối thì cậy ngọn đèn
    Ngọn đèn bấc thắp bằng đầu lạ
    Ngọn đèn bấc gió nhiều phen cướp mất

    Cuốc kêu ngoài bến xa!

    Cuốc kêu từ ngày em lạy mẹ lạy cha
    Đi theo một sợi tơ hồng
    Về với anh thành vợ thành chồng
    Tình yêu nhiều đứt nối
    Ta xin rừng một chiếc giường con
    Xin đất một chiếc ấm nhỏ
    Một đời người mà chiến chinh nhiều quá
    Em níu giường níu chiếu đợi anh
    Em trát những người con trai đẹp
    Đợi anh
    Chỉ mong anh về
    Áo rách cũng thơm
    Chiếc chạn nhỏ với vài đôi đũa mộc
    Anh cứ tưởng sau chiến tranh thì toàn là hạnh phúc
    Chúng ta đã từng vỏ võ đợi nhau
    Nhưng không phải em ơi, cuốc kêu không phải thế

    *

    Trưa nay có điều gì mà cuốc kêu như xé
    Tôi mất hai người anh
    Cả hai đều rất trẻ
    Sáng nay lại có người hàng xóm chạy sang
    Mỗi lần sau đám tang

    Lòng ai cũng héo
    Dạ ai cũng sầu
    Tôi cứ tưởng không ai còn xấu nữa
    Tôi cứ tưởng tốt với nhau bao nhiêu cũng còn chưa đủ

    Nhưng không phải, trời ơi, cuốc kêu không phải thế.
    Giếng nước than lắm kẻ chao chân
    Khu vườn than: có những con sên ngấp nghé lên trời

    Qua mùa hoa thì bướm cũng bay đi
    Tôi ngồi buồn như lá sen rách

    Cuốc kêu gì mà khắc khoải trưa nay

    Tôi ngồi buồn tôi đếm ngón tay
    Có mười ngón tay đếm đi đếm lại
    Đếm đi đếm lại trời ngả sang chiều.

    Chúng ta bị cái chết gạt về một phía
    Bị hư danh gạt về một phía
    Phải vượt mấy trùng khơi mới bắt gặp nụ cười.

    Vừa bắt gặp nụ cười
    Thì lại nghe tiếng cuốc.

    *
    * *

    83. BAO GIỜ TRỞ LẠI

    (Hoàng Trung Thông)

    Các anh đi
    Ngày ấy đã lâu rồi
    Xóm làng tôi còn nhớ mãi
    Các anh đi
    Bao giờ trở lại
    Xóm làng tôi trai gái vẫn chờ mong
    Làng tôi nghèo
    Nho nhỏ bên sông
    Gió bắc lạnh lùng
    Thổi vào mái rạ
    Làng tôi nghèo
    Gió mưa tơi tả
    Trai gái trong làng vất vả ngược xuôi
    Các anh về mái ấm nhà vui
    Tiếng hát câu cười
    Rộn ràng xóm nhỏ
    Các anh về tưng bừng trước ngõ
    Lớp đàn em hớn hở theo sau
    Mẹ già bịn rịn áo nâu
    Vui đàn con nhỏ rừng sâu mới về
    Từ lưng đèo
    Dốc núi mù che
    Các anh về
    Xôn xao làng tôi bé nhỏ
    Nhà lá đơn sơ
    Nhưng tấm lòng rộng mở
    Nồi cơm nấu dở
    Bát nước chè xanh
    Ngồi vui kể chuyện tâm tình bên nhau
    Anh giờ đánh giặc nơi đâu
    Chiềng Vàng, Vụ Bản, hay vào Trị Thiên
    Làng tôi thắng lợi vụ chiêm
    Lúa thêm xanh ngọn, khoai lên thắm vồng
    Giảm tô hai vụ vừa xong
    Đêm đêm ánh đuốc dân công rực đường
    Dẫu rằng núi gió đèo sương
    So anh máu nhuộn chiến trường thấm chi

    Bấm tay tính buổi anh đi
    Mẹ thường vẫn nhắc: biết khi nào về ?
    Lúa xanh xanh ngắt chân đê
    Anh đi là để giữ quê quán mình
    Cây đa, bến nước, sân đình
    Lời thề nhớ buổi mít tinh lên đường
    Hoa cau thơm ngát đầu nương
    Anh đi là giữ tình thương dạt dào

    Các anh đi
    Khi nào trở lại
    Xóm làng tôi
    Trai gái vẫn chờ mong
    Chờ mong chiến dịch thành công
    Xác thù chất núi bên sông đỏ cờ
    Anh đi chín đợi mười chờ
    Tin thường thắng trận, bao giờ về anh ?

    *
    * *

    84. BỜ SÔNG VẪN GIÓ

    (Trúc Thông)

    Lá ngô lay ở bờ sông
    Bờ sông vẫn gió
    Người không thấy về
    Xin người hãy trở về quê
    Một lần cuối... một lần về cuối thôi
    Về thương lại bến sông trôi
    Về buồn lại đã một thời tóc xanh
    Lệ xin giọt cuối để dành
    Trên phần mộ mẹ vương hình bóng cha
    Cây cau cũ, giại hiên nhà
    Còn nghe gió thổi sông xa một lần
    Con xin ngắn lại đường gần
    Một lần... rồi mẹ hãy dần dần đi.

    *
    * *

    85. BẾN ĐÒ NGÀY MƯA

    (Anh Ngọc)

    Tre rũ rợi ven bờ chen ướt át
    Chuối bơ phờ đầu bến đứng dầm mưa.
    Và dầm mưa dòng sông trôi rào rạt
    Mặc con thuyền cắm lại đậu chơ vơ.

    Trên bến vắng, đắm mình trong lạnh lẽo
    Vài quán hàng không khách đứng xo ro.
    Một bác lái ghé buồm vào hút điếu
    Mặc bà hàng sù sụ sặc hơi, ho.

    Ngoài đường lội họa hoằn người đến chợ
    Thúng đội đầu như đội cả trời mưa.
    Và họa hoằn một con thuyền ghé chở
    Rồi âm thầm bến lại lặng trong mưa.

    *
    * *

    86. THĂM LÚA

    (Trần Hữu Thung - 1-1-1950)

    Mặt trời càng lên tỏ
    Bông lúa chín thêm vàng
    Sương treo đầu ngọn gió
    Sương lại càng long lanh.

    Bay vút tận trời xanh
    Chiền chiện cao cùng hót
    Tiếng chim nghe thánh thót
    Văng vẳng khắp cánh đồng

    Đứng chống cuộc em trông
    Em thấy lòng khấp khởi
    Bởi vì em nhớ lại
    Một buổi sớm mai ri

    Anh tình nguyện ra đi
    Chiền chiện cao cùng hót
    Lúa cũng vừa sẫm hột
    Em tiễn anh lên đường
    Chiếc xắc mây anh mang

    Em nách mo cơm nếp
    Lúa níu anh trật dép
    Anh cúi sửa vội vàng
    Vượt cánh đồng tắt ngang

    Đến bờ ni anh bảo
    "Ruộng mình quên cày xáo
    Nên lúa chín không đều
    Nhớ lấy để mùa sau
    Nhà cố làm cho tốt"

    Xa xa nghe tiếng hát
    Anh thấy rộn trong lòng
    Sắp đến chỗ người dông
    Anh bảo em ngoái lại

    Cam ba lần ra trái
    Bưởi ba lần ra hoa
    Anh bước chân đi ra
    Từ ngày đầu phòng ngự

    Bước qua kì cầm cự
    Anh có gửi lời về
    Cầm thư anh mân mê
    Bụng em giừ phấp phới

    Anh đang mùa thắng lợi
    Lúa em cũng chín rồi
    Lúa tốt lắm anh ơi
    Giải thi đua em giật

    Xoè bàn tay bấm đốt
    Tính cũng bốn năm ròng
    Ai cũng bảo đừng mong
    Riêng em thì vẫn nhớ

    Chuối đầu vườn đã lổ
    Cam đầu ngõ đã vàng
    Em nhớ ruộng nhớ vườn
    Không nhớ anh răng được

    Mùa sau kề mùa trước
    Em vác cuốc thăm đồng
    Lúa sây hạt nặng bông
    Thấy vui vẻ trong lòng
    Em mong ngày chiến thắng.

    *
    * *

    87. CỔ LUỸ CÔ THÔN

    ( Tưởng nhớ Bích Khê)

    Phạm Thiên Thư

    Bên kia là Thu Xà
    mộ Bích Khê cỏ úa
    Cổ Lũy Cô Thôn
    hàng dừa xa xăm nước mắt

    Không mất đi đâu trong vô
    hình kia những cuộc giao tranh
    còn bạc trên cát, còn đỏ trên đất
    giọt nắng chưa lụi tàn
    không dễ gì quên đi được
    câu thơ còn vương cây ngô đồng
    không dễ gì xóa đi người xa ấy
    như xóa bụi gương

    Vùng cửa sông chiều nay im ắng quá
    những đồng mía hồn ai lay
    Cổ Lũy Cô Thôn cùng nấm mộ thi nhân
    giấu niềm riêng số phận
    tre đang ngâm trong bùn đen ngày tháng
    chờ đợi vút lên cao cao ngôi nhà
    gió như ai tát một cái cực đau
    lại vuốt ve tha thứ.

    *
    * *

    88. NÓI SAO CHO VỢI

    (Thu Trang - 1969)

    Paris tối nay tuyết đổ
    Rơi rơi phủ trắng phố phường
    Hoa đèn tăng phần rực rỡ
    Kinh thành bát ngát sắc hương

    Ánh sáng ắt hẳn màn sưonưg
    Chen chân trên khắp ngả đường
    Vui tươi trai thanh gái lịch
    Hồn nhiên họ đón xuân sang

    Chân bước mà lòng miên man
    Quê ơi xa cách muôn vàn
    Không khóc mà lòng thổn thức
    Nói sao cho vợi niềm thương

    Paris bát ngát sắc hương
    Quê tôi giờ này ai biết
    Chắc bên mái tranh đạm bạc
    Vườn rau là bãi chiến trường

    Tôi đi giữa vầng ánh sáng
    Nhìn thiên hạ đón xuân sang
    Nghe câu hỏi thầm đau buốt
    Bao giờ mùa xuân Việt Nam?

    Bao giờ xuân Thanh bình sang?
    Mùa xuân thống nhất quê hương
    Mùa xuân Tự do Độc lập
    Mùa xuân không đượm tóc tang!

    Trong hồn day dứt mênh mang
    Quê tôi miền Bắc miền Nam
    Chắc đang hào hùng chiến đấu
    Ngăn bàn tay giặc hung tàn

    Giữa muôn hương sắc huy hoàng
    Tôi không thấy mùa xuân sang
    Hồn tôi ở phương trời ấy
    Tôi đợi mùa xuân Việt Nam!

    *
    * *

    89.MƯA ĐÊM LỀU VÓ

    (Trần Huyền Trân - Khâm Thiêng,1938)

    Mưa lũ ao bèo mưa trắng đêm
    Cây bờ ngơ ngác nước đang lên
    Lều tôi kiến đã rời lên mái
    Bà lão chài lochửa có thuyền

    Vó nghèo được nước đã lê thê
    Đàn cá gian hồ nhảy nhót đi
    Cả cụm bèo xanh nằm cạn mãi
    Cũng như cất cánh gọi không về.

    Tôi ở lều gianh Cống Trắng này
    Chạnh lòng cá nhảy với chim bay
    Đêm sầu kẽo kẹt ngư bà thức
    Giăng phải hồn tôi một lưới đầy.

    *
    * *

    90. BÊN MỘ CỤ NGUYỄN DU

    (Vương Trọng)

    Tưởng rằng phận bạc Ðạm Tiên
    Ngờ đâu cụ Nguyễn Tiên Ðiền nằm đây
    Ngẩng trời cao, cúi đất dày
    Cắn môi tay nắm bàn tay của mình
    Một vùng cồn bãi trống trênh
    Cụ cùng thập loại chúng sinh nằm kề
    Hút tầm chẳng cánh hoa lê
    Bạch đàn đôi ngọn gió về nỉ non
    Xạc xào lá cỏ héo hon
    Bàn chân cát bụi, lối mòn nhỏ nhoi
    Lặng im bên nấm mộ rồi
    Chưa tin mình đã đến nơi mình tìm

    Không cành để gọi tiếng chim
    Không hoa cho bướm mang thêm nắng trời
    Không vầng cỏ ấm tay người
    Nén hương tảo mộ cắm rồi lại xiêu

    Thanh minh trong những câu Kiều
    Rưng rưng con đọc với chiều Nghi Xuân
    Cúi đầu tưởng nhớ vĩ nhân
    Phong trần còn để phong trần riêng ai
    Bao giờ cây súng rời vai
    Nung vôi, chở đá tượng đài xây lên
    Trái tim lớn giữa thiên nhiên
    Tình thương nối nhịp suốt nghìn năm xa...

    *
    Sao Anh lấp lánh trên trời
    Trăng Em soi sáng rạng ngời trong đêm
    Hai ta soi sáng biển thêm
    Cùng nhau lướt sóng để mềm con tim
    .

  6. #26
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    264
    Thanks
    0
    Thanked 1 Time in 1 Post

    Default Ðề: 100 Bài thơ hay nhất trong thế kỉ XX

    91. NHỚ HUẾ QUÊ TÔI
    (Thanh Tịnh)

    Sông núi vươn dài tiếp núi sông
    Cò bay thẳng cánh nối đồng không
    Có người bảo Huế xa, xa lắm
    Nhưng Huế quê tôi ở giữa lòng.

    Mười một năm trời mang Huế theo
    Đèo cao nắng tắt bóng cheo leo
    Giọng hò mái đẩy vờn mây núi
    Man mát sông Hương lướt đỉnh đèo

    Tôi gặp bao người xứ Huế xa
    Đèn khuya thức mãi chí xông pha
    Mở đường giải phóng về quê mẹ
    Dựng khắp non sông bóng xóm nhà

    Có bao người Huế không về nữa.
    Gửi đá ven rừng chép chiến công
    Có mồ liệt sỹ nâng lòng đất.
    Buồm phá Tam Giang gió thổi lồng.

    Nặng trĩu trăm năm bóng cổ thành
    Bao lần máu đỏ nhuộm đồng xanh
    Cờ sao ngày ấy buồn cung cấm
    Sông nước xôn xao núi chuyển mình

    Bao độ thu về, thu lại qua
    Huế tôi thăm thẳm nhớ con xa
    Mỗi lần phượng nở rung màu đỏ
    Càng giục canh sương rộn tiếng gà.

    *
    * *

    92. Màu Thời Gian

    (Đoàn Phú Tứ)

    Sớm nay tiếng chim thanh
    Trong gió xanh
    Dìu vương hương ấm thoảng xuân tình

    Ngàn xưa không lạnh nữa, Tần Phi
    Ta lặng dâng nàng
    Trời mây phảng phất nhuốm thời gian

    Màu thời gian không xanh
    Màu thời gian tím ngát
    Hương thời gian không nồng
    Hương thời gian thanh thanh

    Tóc mây một món chiếc dao vàng
    Nghìn trùng e lệ phụng quân vương
    Trăm năm tình cũ lìa không hận
    Thà nép mày hoa thiếp phụ chàng

    Duyên trăm năm đứt đoạn
    Tình muôn thuở còn hương
    Hương thời gian thanh thanh
    Màu thời gian tím ngát

    *
    * *

    93. ĐÂY THÔN VỸ DẠ

    (Hàn Mặc Tử)

    Sao anh không về chơi thôn Vĩ ?
    Nhìn nắng hàng cau nắng mới lên.
    Vườn ai mướt quá xanh như ngọc
    Lá trúc che ngang mặt chữ điền.

    Gió theo lối gió, mây đường mây,
    Dòng nước buồn thiu, hoa bắp lay...
    Thuyền ai đậu bến sông Trăng đó,
    Có chở trăng về kịp tối nay ?

    Mơ khách đường xa, khách đường xa
    Áo em trắng quá nhìn không ra...
    Ở đây sương khói mờ nhân ảnh
    Ai biết tình ai có đậm đà ?

    *
    * *

    94. NHỚ VỢ

    (Cầm Vĩnh Ui)

    Tôi nhớ vợ tôi lắm
    Xin được về hai ngày
    Nhà tôi ở Mường Lay
    Có con sông Nậm Rốm

    Ngày kia tôi sẽ đến
    Lại cầm súng được ngay
    Tôi càng bắn đúng Tây
    Vì tay có hơi vợ

    Cho tôi đi, đừng sợ
    Tôi không chết được đâu
    Vì vợ tôi lúc nào
    Cũng mong chồng mạnh khoẻ

    Cho tôi đi anh nhé
    Về ôm vợ hai đêm
    Vợ tôi nó sẽ khen
    Chồng em nên người giỏi

    Ngày kia tôi về tới
    Được đi đánh cái đồn
    Hay được đi chống càn
    Là thế nào cũng thắng

    Nếu có được trên tặng
    Cho một cái bằng khen
    Tôi sẽ rọc đôi liền
    Gửi cho vợ một nửa.

    *
    * *

    95. EM TẮM

    (Bạc Văn Ùi)

    Sao anh lại rình
    Trộm xem em tắm?
    Da của em ngần trắng
    Da của ái của êm
    Tay của em lấm lem
    Tay của than của bụi
    Tay của rừng của núi
    Tay của đất của nương.

    Em tắm xong lại sạch
    Vẫn ngát thơm hoa rừng
    Da của em trắng ngần
    Là của anh tất cả,
    Không phải người xa lạ
    Việc gì mà trộm xem!

    Em tắm suối giữa mường
    Tắm trong mối yêu thương
    Có anh đang đứng giữ
    Chớ để Tây đến mường.

    *
    * *

    96. MỘT NGÀY TA NGOÁI LẠI

    (Đinh Thị Thu Vân)

    Rồi sẽ có một ngày ta ngoái lại
    Bạn bè ơi, khi ấy có còn nhau
    Cơn lốc đời đưa đẩy bạn về đâu
    Ta ngoái lại tìm nhau, e mất dấu

    Ta ngoái lại tìm nhau, mong ẩn náu
    Góc bạn bè yên ấm cảm thông ơi
    Ta ngoái lại rụng rời đôi cánh mỏi
    Góc bạn bè tin cậy, bớt chơi vơi

    Ta ngoái lại tìm nhau, đừng sỏi đá
    Đừng dập vùi chi nữa trái tim hoang
    Thôi đừng nhớ đừng quên đừng xa vắng
    Xin một lần tha thứ thuở lang thang

    Tha thứ nhé bạn ơi ngày cay đắng
    Ta quẩn quanh nuôi giữ xót xa mình
    Tha thứ nhé những niềm vui không vóc dáng
    Thủa đam mêm bè bạn khuất xa dần…

    Rồi sẽ có một ngày, sau tháng ngày dâu bể
    Chúng mình cùng ngoái lại tìm nhau
    Ta nói yêu thương khi mắt đổi thay màu
    Bàn tay héo cầm lâu cho ấm mãi

    Trái tim héo, nụ cười xưa dẫu héo
    Chỉ xin đừng tàn lụi chút niềm tin
    Dẫu mong manh vụn vỡ chẳng nguyên lành
    Xin hãy có một ngày nhen nhúm lại.

    *
    * *

    97. TỔ QUỐC BAO GIỜ ĐẸP THẾ NÀY CHĂNG

    (Chế Lan Viên)

    Hỡi sông Hồng tiếng hát bốn nghìn năm!
    Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng?
    - Chưa đâu! Và ngay cả trong những ngày đẹp nhất
    Khi Nguyễn Trãi làm thơ và đánh giặc,
    Nguyễn Du viết Kiều, đất nước hóa thành văn,
    Khi Nguyễn Huệ cưỡi voi vào cửa Bắc.
    Hưng Đạo diệt quân Nguyên trên sóng Bạch Đằng...
    Những ngày tôi sống đây là ngày đẹp hơn tất cả
    Dù mai sau đời muôn vạn lần hơn:
    Trái cây rơi vào áo người ngắm quả,
    Đường nhân loại đi qua bóng lá xanh rờn,
    Mặt trời đến mỗi ngày như khách lạ,
    Gặp mỗi mặt người đều muốn ghé môi hôn...
    Cha ông xưa từng đấm nát tay trước cửa cuộc đời,
    Cửa vẫn đóng và Đời im im khóa
    Những pho tượng chùa Tây Phương không biết cách trả lời
    Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ
    Văn Chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi!
    Có phải cha ông đến sớm chăng và cháu con thì lại muộn?
    Dẫu có bay giữa trăng sao cũng tiếc không được sống phút giây bây giờ
    Buổi đất nước của Hùng Vương có Đảng,
    Mỗi người dân đều được thấy Bác Hồ,
    Thịt xương ta, giặc phơi ngoài bãi bắn
    Lại tái sinh từ Pắc Bó, Ba Tơ...
    Không ai có thể ngủ yên trong đời chật
    Buổi thủy triều vẫy gọi những vầng trăng.
    Mỗi gié lúa đều muốn thêm nhiều hạt,
    Gỗ trăm cây đều muốn hóa nên trầm,
    Mỗi chú bé đều nằm mơ ngựa sắt,
    Mỗi con sông đều muốn hóa Bạch Đằng...
    Ôi! Trường Sơn vĩ đại của ta ơi!
    Ta tựa vào ngươi, kéo pháo lên đồi,
    Ta tựa vào Đảng ta, lên tiếng hát,
    Dưới chân ta, đến đầu hàng Đờ-cát,
    Rồng năm móng vua quan thành bụi đất,
    Mỗi trang thơ đều dội tiếng ta cười!
    Đều lộng hương thơm những cánh đồng hợp tác
    Chim cu gần, chim cu gáy xa xa...
    Ruộng đoàn tụ nên người thôi chia cắt,
    Đêm no ấm, giọng chèo khuya khoan nhặt,
    Lúa thêm mùa khi lúa chín về ta.
    Rồi với đôi tay trắng từ Đinh, Lý, Trần, Lê...
    Đảng làm nên công nghiệp.
    Điện trời ta là sóng nước sông Hồng
    An Dương Vương hãy dậy cùng ta xây sắt thép,
    Loa thành này có đẹp mắt Người chăng?
    Ong bay nhà khu Tỉnh ủy Hưng Yên
    Mật đồng bằng mùa nhãn ngọt môi em
    Cây xanh ngắt đất bạc mầu Vĩnh Phúc...
    Ôi! Cái thuở lòng ta yêu Tổ quốc
    Hạnh phúc nào không hạnh phúc đầu tiên?
    Ôi, cái buổi sinh thành và tái tạo
    Khi thiếu súng và khi thì thiếu gạo
    Nhưng phù sa đẻ ra những Cà Mau thịnh vượng mai sau.
    Dẫu là Chúa cũng sinh từ ruột máu,
    Ta đẻ ra đời, sao khỏi những cơn đau?
    Hãy biết ơn vị muối của đời cho thơ chất mặn!
    Ôi! Thương thay những thế kỷ vắng anh hùng,
    Những đất nước thiếu người cầm thanh gươm nghìn cân ra trận,
    Nhà thơ sinh đồng thời với mưa phùn và những buổi hoàng hôn,
    Cả xứ sở trắng một màu mây trắng,
    Ai biết mây trên trời buồn hơn hay thơ mặt đất buồn hơn?
    Chọn thời mà sống chăng? Anh sẽ chọn năm nào đấy nhỉ?
    - Cho tôi sinh ra buổi Đảng dựng xây đời,
    Mắt được thấy dòng sông ra gặp bể,
    Ta với mẻ thép gang đầu là lứa trẻ sinh đôi,
    Nguyễn Văn Trỗi ra đi còn dạy chúng ta cười...
    Cho tôi sinh giữa những ngày diệt Mỹ,
    Vóc nhà thơ đứng ngang tầm chiến lũy
    Bên những dũng sĩ đuổi xe tăng ngoài đồng và hạ trực thăng rơi.

    *
    * *

    98. BẾP LỬA

    (Bằng Việt- 1963)

    Một bếp lửa chờn vờn sương sớm,
    Một bếp lửa ấp iu nồng đượm,
    Cháu thương bà biết mấy nắng mưa.

    Lên bốn tuổi cháu đã quen mùi khói,
    Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi,
    Bố đi đánh xe khô rạc ngựa gầy.
    Chỉ nhớ khói hun nhèm mắt cháu,
    Nghĩ lại đến giờ sống mũi còn cay.

    Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa,
    Tu hú kêu trên những cánh đồng xa.
    Khi tu hú kêu bà còn nhớ không bà ?
    Bà hay kể chuyện những ngày ở Huế,
    Tiếng tu hú sao mà tha thiết thế.
    Mẹ cùng cha bận công tác không về,
    Cháu ở cùng bà, bà bảo cháu nghe,
    Bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học,
    Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc.
    Tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà,
    Kêu chi hoài trên những cánh đồng xa ?

    Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi,
    Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi,
    Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh.
    Vẫn vững lòng, bà dặc cháu đinh ninh:
    "Bố ở chiến khu bố còn việc bố,
    Mày có viết thư chớ kể này kể nọ,
    Cứ bảo nhà vẫn được bình yên".

    Rồi sớm rồi chiều lại bếp lửa bà nhen!
    Một bếp lửa lòng bà luôn ủ sẵn,
    Một bếp lửa chứa niềm tin dai dẳng,
    Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa!

    Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ,
    Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm,
    Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
    Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi,
    Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui,
    Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ.
    Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!

    Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu,
    Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
    Nhưng vẫn chẳng bao giờ quên nhắc nhở:
    - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa ?

    *
    * *

    99. VƯỜN TRONG PHỐ

    (Lưu Quang Vũ - 1967)

    Trong thành phố có một vườn cây mát
    Trong triệu người có em của ta
    Buổi trưa nắng bầy ong đi kiếm mật
    Vào vườn rồi ong chẳng nhớ lối ra.

    Vườn em là nơi đọng gió trời xa
    Hoa tím chim kêu bàng thưa lá nắng
    Con nhện đi về giăng tơ trắng
    Trái tròn căng mập nhựa sinh sôi.

    Nơi ban mai cỏ ướt sương rơi
    Một hạt nhỏ mơ hồ trên má
    Hơi lạnh nào ngón tay cầm se giá ?
    Suốt cuộc đời cũng chẳng hiểu vì sao...

    Nơi đêm khuya vọng lại tiếng còi tàu
    Bỗng nhớ xa xôi những miền đất nước
    Nơi bài hát lên đường ta hẹn ước
    Nơi góc vườn ta để quên chùm hoa...

    Nơi vòm lá rì rào xao động cơn mưa
    Quả ngọt chín khi mùa ve lại đến
    Những chân trời màu hồng những chân trời màu tím
    Những ngôi sao bàng bạc cả hoàng hôn.

    Nơi lá chuối che nghiêng như một cánh buồm
    Cánh buồm xanh đi về trong hạnh phúc
    Se sẽ chứ, không cánh buồm bay mất
    Qua dịu dàng ẩm ướt của làn môi.

    Dưa hấu bổ ra thơm suốt ngày dài
    Em cũng mát lành như trái cây mùa hạ
    Nước da nâu và nụ cười bỡ ngỡ
    Em như cầu vồng bảy sắc hiện sau mưa.

    Đến bây giờ đánh giặc anh đi xa
    Nhìn lại mảnh vườn xưa thấy hẹp
    Biết bao điều anh còn chưa nói được
    Rối rít trong lòng một nỗi em em.

    Rừng rậm đèo cao anh đã vượt lên
    Theo tiếng gọi con tàu ngày bé dại
    Vườn không níu được bước chân trở lại
    Nhưng lá còn che mát suốt đường anh.

    Mảnh vườn em vẫn là mảnh vườn xanh
    Nơi ban đầu lòng ta ươm tổ mật
    Nơi ta hái những chùm thơ thứ nhất
    Nơi thu sang mây trắng vẫn bay về.

    *
    * *

    100. THƯƠNG VỢ

    (Trần Tế Xương)

    <DIV>Quanh năm buôn bán ở mom sông,
    Nuôi đủ năm con với một chồng.
    Lặn lội thân cò khi quãng vắng,
    Eo xèo mặt nước buổi đò đông.
    Một duyên hai nợ, âu đành phận,
    Năm nắng mười mưa, dám quản công.
    Cha mẹ thói đời ăn ở bạc:
    Có chồng hờ hững cũng như không!
    Sao Anh lấp lánh trên trời
    Trăng Em soi sáng rạng ngời trong đêm
    Hai ta soi sáng biển thêm
    Cùng nhau lướt sóng để mềm con tim
    .

Trang 3 / 3 Đầu tiênĐầu tiên 123

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •