Bài 1 đến 10/10

Chủ đề: Đạo thơ, đạo văn

  1. #1
    Yêu cái đẹp Ghét cái xấu! PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Boulevard's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2010
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    2.784
    Thanks
    5.803
    Thanked 12.551 Times in 2.470 Posts

    Smile Đạo thơ, đạo văn


    Tối qua ngồi đàm đạo với các anh chị trong NR. BLV có đặt câu hỏi: Sao thơ của mọi người hay như vậy đưa lên trên diễn đàn mở, có kẻ lấy nhận là thơ mình và đăng báo lấy nhuận bút thì sao? Chị CM4Q nói đó là 1 thực trạng của các diễn đàn thơ mà không thể ngăn chặn nổi. Không lẽ thấy 1 bài thơ đăng báo mình phải tới tận nơi rồi truy tìm tác giả… Mất công đôi co mệt thân. Kể cũng nan giải… Có điều lại phải trông chờ vào lòng tự trọng của mỗi con người vậy!


    Nguồn gốc văn hóa của đạo văn

    Ngô Tự Lập

    Tôi suýt nổi giận khi ông bạn và đối tác người Malaysia - một người lấy vợ Việt Nam, đại diện tại Việt Nam của rất nhiều trường đại học nước ngoài – tuyên bố: “The Vietnamese have a cheating culture”. Trong ngữ cảnh cụ thể lúc đó, câu nói của ông chỉ có nghĩa là “Sinh viên Việt Nam có một nền văn hóa đạo văn”, mặc dù người ta cũng có thể hiểu là “Người Việt Nam có nền văn hóa lừa đảo”. Nhưng nghĩ kỹ lại, tôi thấy nhận xét của ông ta, dù hơi nặng, cũng không phải là hoàn toàn không có cơ sở.

    Trong thực tế công tác của mình trong việc liên kết đào tạo đại học, tôi nhận thấy một trong những điều các đối tác nước ngoài phàn nàn nhiều nhất là tình trạng đạo văn của sinh viên Việt Nam: Các em chép bài của nhau, copy từ sách, cắt dán từ internet một cách tràn lan. Trong các trường đại học Việt Nam, tình trạng đạo văn thậm chí còn phổ biến hơn nữa. Nhưng điều đáng nói nhất là các em đạo văn rất “vô tư”. Các em có thể không chép của nhau, nhưng lại chép - trực tiếp hoặc từ trí nhớ - hàng trang dài lấy từ những bài viết trên internet hoặc từ sách giáo khoa mà không có lấy một chữ về tác giả những bài viết ấy. Trong năm 2007, tôi được Khoa sáng tác và lý luận phê bình văn học – ĐH Văn hóa (tức trường Viết văn Nguyễn Du trước đây) mời dạy một chuyên đề về lý luận văn học phương Tây. Trước khi bắt đầu và cả trong suốt thời gian dạy, tôi luôn luôn nhắc nhở các em về chuyện đạo văn. Phải nói là các em sinh viên khá thông minh mà cầu tiến. Thế nhưng khi chấm bài các em viết, tôi đã rất khó xử khi hầu hết các em đều chép hoặc lấy “sát ý” từ các nguồn trên internet mà không hề có chú thích. Một trường hợp điển hình khác xảy ở Dự án điện ảnh do quỹ Ford tài trợ ở trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn – Đại học Quốc gia Hà Nội. Một trong những sinh viên giỏi nhất đã lấy bài tiếng Anh trên mạng, dịch ra tiếng Việt và “hồn nhiên” nộp cho giáo viên. Cố vấn của dự án, một tiến sĩ Hoa Kỳ, đã rất phẫn nộ và kiên quyết yêu cầu dự án đuổi học sinh viên này. Em sinh viên đã viết một lá thư đầy nước mắt gửi lên ban chủ nhiệm dự án và các thầy cô giáo, giải thích rằng mục đích dịch bài tiểu luận chính là để thể hiện tinh thần ham học! Khi nghe tôi kể chuyện, một số bạn tôi, đều là các trí thức nổi tiếng, tỏ ý thông cảm với cô sinh viên, bởi “dịch đã là lao động rồi, còn hơn nhiều so với học vẹt”.

    Tình trạng đạo văn không chỉ có ở sinh viên. Rất nhiều người được coi là học giả, giáo sư, nhà nghiên cứu…đã nêu những tấm gương xấu về đạo đức nghề nghiệp. Có những vụ đạo văn trắng trợn mà báo chí đã nêu, nhưng cũng có những cách đạo văn “tinh tế” hơn - như một vị phó giáo sư thuê người giỏi ngoại ngữ dịch sách rồi mượn cớ “hiệu đính” để đứng tên đồng dịch giả, hay lấy luận án của học trò đem sửa lại in thành sách của mình. Hoặc nữa, có những “học giả” nghiễm nhiên lấy ý tưởng của người khác viết thành công trình của mình. Ngoài ra, còn phải nói đến một “cách làm” khác rất đáng trách mà hiện nay chúng ta vẫn thấy bình thường, đó là “Việt hóa” các giáo trình của nước ngoài để làm giáo trình của mình. Nếu căn cứ vào những tiêu chí và thông lệ quốc tế, những cuốn giáo trình như thế về bản chất cũng là sản phẩm đạo văn.

    Tại sao tình trạng đạo văn lại phổ biến ở Việt Nam? Tôi cho rằng ông bạn người Malaysia không phải hoàn toàn vô lý khi dùng từ “nền văn hóa”: mặc dù có nhiều nguyên nhân, nguyên nhân chính của tình trạng đạo văn có ngay trong truyền thống văn hóa, đặc biệt là truyền thống giáo dục áp đặt và giáo điều mà cho đến tận ngày hôm nay chúng ta vẫn chưa cải thiện được bao nhiêu.

    Nếu chúng ta để ý thì trong hàng ngàn năm lịch sử, vấn đề đạo văn rất ít khi được đặt ra ở Việt Nam hay Trung Quốc, mặc dù người ta nhắc đi nhắc lại hàng trăm, thật chí hàng ngàn lần những ý, những tích, những từ, những tứ của các tác giả tiền bối mà gần như không bao giờ phải nhắc đến tên các vị tiền bối ấy. Điều này không phải ngẫu nhiên. Như tôi đã viết trong tiểu luận “Giáo dục, trí thức và nửa đường còn lại[1]”, cơ sở của nó là sự thần thánh hoá và tuyệt đối hoá tư tưởng của một hay một số tác giả, biến những tư tưởng ấy thành những chân lý phổ quát. Những tác giả ấy được coi là “Thánh nhân” và vài cuốn sách của họ được coi là những “Kinh điển” mà mọi người đều phải học và làm theo, nhưng không bao giờ có thể học hết. Trí thức ngày xưa không phải là những người sáng tạo, mà là những người biết nhiều chữ, thuộc nhiều sách để lúc nào cũng có thể nói ra những câu na ná những câu của các bậc Thánh hiền. Kinh điển, như vậy, trở thành khuôn vàng thước ngọc đồng thời cũng là giới hạn, hay nói đúng hơn là nhà tù của trí tưởng tượng và khả năng sáng tạo, còn giáo dục chỉ còn là một quá trình ám thị để buộc người học phải chấp nhận một cách vô điều kiện những khuôn vàng thước ngọc trong Kinh sách mà thôi.

    Phương pháp giáo dục của chúng ta hiện nay vẫn không khác mấy về bản chất. Phổ biến trong các trường học của chúng ta, ở mọi cấp, vẫn là lối dạy và học mang tính giáo điều và áp đặt. Điều các thầy cô giáo truyền đạt cho học sinh những kiến thức và thông tin cụ thể rồi đòi hỏi các em phải nhớ. Các kỳ thi thường có xu hướng buộc sinh viên chép lại và áp dụng những gì thầy dạy. Những em nào thuộc lòng và chép lại chính xác bài giảng của thầy sẽ được điểm cao - một ví dụ là bài văn được điểm 10 trong kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2006. Những bài viết không hoàn toàn giống với bài giảng của thầy sẽ được điểm thấp hơn. Rõ ràng, về bản chất, lối dạy như vậy chính là dạy đạo văn, và việc chấm bài cũng đề cao trình độ đạo văn: những bài đạo văn hoàn hảo sẽ được điểm cao nhất. Chính lối dạy này khiến cho các em nhầm tưởng rằng các kiến thức trong sách hay trên mạng đều là vô chủ, hoặc là sở hữu chung, và vì thế ai cũng có thể sử dụng mà không cần phải quan tâm đến tác giả của chúng.

    Dĩ nhiên, đạo văn không chỉ có ở Việt Nam. Sự phổ biến của mạng internet đang khiến cho việc đạo văn trên mạng có xu hướng gia tăng. Mark Edmundson, trong bài viết "How Teachers Can Stop Cheaters" (Thầy giáo làm sao để chống thầy lừa) đăng trên The New York Times, ngày 9 tháng Chín, 2003, cảnh báo tình trạng đạo văn trên mạng của sinh viên các trường đại học Hoa Kỳ. So với các hình thức đạo văn khác, đạo văn trên mạng vừa dễ dàng vừa rẻ tiền và cũng ít tốn công sức nhất: người ta chỉ cần đánh tên những tác giả hoặc tài liệu liên quan đến vấn đề cần nghiên cứu, nhấn phím "enter" là tức khắc nhận được vô số văn bản cần thiết. Nếu đăng ký và trả tiền cho một số website, người ta còn có thể tiếp cận hàng trăm ngàn tiểu luận và "công trình nghiên cứu chất lượng cao". Công việc của các nghiên cứu sinh bây giờ chỉ còn là cắt dán và chắp nối những đoạn khác nhau để hoàn thành "công trình nghiên cứu" của mình. Ông Donald L. McCabe, giáo vụ trường Rutgers University, cho biết: "Nhiều sinh viên lớn lên trong thời đại Internet, họ nghĩ rằng mọi thứ họ tìm thấy trên Internet đều là tri thức chung và họ có quyền sử dụng mà không cần phải chú thích nguồn"

    Làm sao để chống lại nạn đạo văn. Tôi đồng ý với Mark Edmundson rằng đã đến lúc chúng ta phải từ bỏ việc tiến hành các kỳ thi với nội dung giống hệt nhau năm này qua năm khác, nhiều khi trong hàng thập kỷ, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn, vốn có vẫn dựa trên lối kiểm tra và viết luận văn truyền thống. Nhưng theo tôi, chúng ta phải đổi mới triệt để lối dạy và học trong nhà trường, phải triệt để loại bỏ lối học thuộc lòng. Bởi, như tôi đã nói ở trên, lối dạy và học đó chính là lối dạy và học đạo văn. Hơn thế nữa, chúng ta phải xem xét và đánh giá lại hành trang văn hóa của mình. Để minh họa, tôi xin đưa ra một ví dụ.

    Đồng nghiệp cấp trên của tôi, một nhà giáo lâu năm, có cô con gái học rất giỏi. Tốt nghiệp phổ thông, cô bé làm đơn xin học bổng ở Hoa Kỳ. Trường đại học Hoa Kỳ đánh giá rất cao hồ sơ của cô, nhưng đề nghị cô viết một bài luận bằng tiếng Anh về một chủ đề tùy ý, với độ dài tối thiểu theo quy định. Vị đồng nghiệp của tôi gọi điện cho tôi, ngạc nhiên: “Nhỡ tôi viết hộ, hay nhờ ai viết hộ thì sao?” Tôi phải giải thích với ông rằng đơn giản là ở Mỹ người ta không làm như thế. Và nói chung ở hầu hết các nước người ta không làm như thế. Không ở nước nào bố mẹ lại dạy con lừa đảo hay ăn cắp. Mà viết hộ hoặc thuê người viết hộ, tức đạo văn, thì đích thực là lừa đảo và ăn cắp.

    Rõ ràng, có những điều tưởng chừng bình thường, nhưng thật ra nó chỉ bình thường với chúng ta mà thôi


    http://www.viet-studies.info/NgoTuLa...aCuaDaoVan.htm
    Last edited by Boulevard; 14-07-2010 at 12:03 AM. Reason: nêu xuất xứ bài viết, suýt thành đạo phê bình, hihi
    "Cuộc đời là một sân khấu lớn và mỗi người đều có một vai quan trọng" (Shakespeare)

  2. #2
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket OA _ NỮ's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    4.994
    Thanks
    4.403
    Thanked 9.333 Times in 1.852 Posts

    Default Ðề: Đạo thơ, đạo văn

    Trích dẫn Trích dẫn của boulevard Xem bài viết

    Tối qua ngồi đàm đạo với các anh chị trong NR. BLV có đặt câu hỏi: Sao thơ của mọi người hay như vậy đưa lên trên diễn đàn mở, có kẻ lấy nhận là thơ mình và đăng báo lấy nhuận bút thì sao? Chị CM4Q nói đó là 1 thực trạng của các diễn đàn thơ mà không thể ngăn chặn nổi. Không lẽ thấy 1 bài thơ đăng báo mình phải tới tận nơi rồi truy tìm tác giả… Mất công đôi co mệt thân. Kể cũng nan giải… Có điều lại phải trông chờ vào lòng tự trọng của mỗi con người vậy!


    Nguồn gốc văn hóa của đạo văn

    Ngô Tự Lập


    Đồng nghiệp cấp trên của tôi, một nhà giáo lâu năm, có cô con gái học rất giỏi. Tốt nghiệp phổ thông, cô bé làm đơn xin học bổng ở Hoa Kỳ. Trường đại học Hoa Kỳ đánh giá rất cao hồ sơ của cô, nhưng đề nghị cô viết một bài luận bằng tiếng Anh về một chủ đề tùy ý, với độ dài tối thiểu theo quy định. Vị đồng nghiệp của tôi gọi điện cho tôi, ngạc nhiên: “Nhỡ tôi viết hộ, hay nhờ ai viết hộ thì sao?” Tôi phải giải thích với ông rằng đơn giản là ở Mỹ người ta không làm như thế. Và nói chung ở hầu hết các nước người ta không làm như thế. Không ở nước nào bố mẹ lại dạy con lừa đảo hay ăn cắp. Mà viết hộ hoặc thuê người viết hộ, tức đạo văn, thì đích thực là lừa đảo và ăn cắp.

    Rõ ràng, có những điều tưởng chừng bình thường, nhưng thật ra nó chỉ bình thường với chúng ta mà thôi[/FONT]

    http://www.viet-studies.info/NgoTuLa...aCuaDaoVan.htm
    Đúng như thế, trẻ con ở nước ngòai đươic giáo dục tinh thần tư giác rất cao. Trắng đen, tốt xấu phân biệt rõ ràng. Ko có chuyện đi thi coppy hoặc nhờ thi hộ .

    ON kể một câu chuyện này. Thời gian trước kia ON bị tai nạn xe hơi, xong sau đó đỡ nhiều rồi, nhưng luật sư của ON muốn bảo hiểm phải bồi thường nhiều nên dặn ON phải cố gắng tỏ ra đau đớn và ko nên đạp xe đạp. Xong ON nói, "xin lỗi , tao ko làm được..."

    Có lẽ ở một nơi khác, ON sẽ làm theo như lời ls nói, nhưng mình ở với bọn trẻ con, ko bao giờ làm một điều gì để con mình đánh giá mẹ xấu để con mình thất vọng...Đó là cách giáo dục ở bên đây.
    Que Sera, Sera. Whatever will be, will be
    The future's not ours, to see
    Que Sera, Sera

  3. #3
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket huongnhu's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.089
    Thanks
    1.189
    Thanked 1.694 Times in 317 Posts

    Default Ðề: Đạo thơ, đạo văn

    Năm 2008 HNhu đọc được một bài thơ vô cùng quen. Thì ra là thơ của má HNhu. Nhưng tên tác giả là một đứa nít ranh đúng bằng tuổi HNhu. Tên đạo thơ đó là mod một diễn đàn ở trang ttvn. HNhu ngay lập tức pm hỏi liền. Tưởng ả kia biết sai, ai dè cô nường chửi cho hnhu tối mặt luôn.
    Cuối cùng hnhu phải chơi nước cuối, hẹn ả gặp trực tiếp để cho ả coi nguyên bản viết tay của má năm 1991. Ả sinh 1986. Hay hơn là ả cùng học ĐHKHXH-NV cùng HNhu. Ả học thêm ban đêm. HNhu học chính qui ban ngày.
    Nghe xong HNhu đề nghị, ả...lặn hông sủi tăm!
    Đạo văn thơ là thói mà HNhu căm nhứt.

  4. #4
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tường Thụy's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.466
    Thanks
    1.155
    Thanked 1.531 Times in 370 Posts

    Default Ðề: Đạo thơ, đạo văn

    Mọi người đọc bài này và hãy so sánh hai bài thơ với nhau:

    http://vietbao.vn/Van-hoa/Nha-tho-Hu.../70083634/181/

    Và các bài viết ở đây nữa:

    http://search.yahoo.com/search?ei=UT...A%A1o+th%C6%A1
    Last edited by Tường Thụy; 14-07-2010 at 12:03 PM.
    Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
    Mỗi lúc online thấy ấm nồng
    Tình em trong mái nhà chung ấy
    Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.

    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/

  5. #5
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Sheiran's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Location
    Oasis
    Bài viết
    2.831
    Thanks
    4.867
    Thanked 2.923 Times in 850 Posts

    Default Ðề: Đạo thơ, đạo văn

    Hông bít đã có ai... chôm thơ mình đi đăng báo chưa nhỉ
    Welcome visit to: My company, My forum, My Blog Thanks all!

  6. #6
    Yêu cái đẹp Ghét cái xấu! PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Boulevard's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2010
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    2.784
    Thanks
    5.803
    Thanked 12.551 Times in 2.470 Posts

    Smile Ðề: Đạo thơ, đạo văn

    Trích dẫn Trích dẫn của Sheiran Xem bài viết
    Hông bít đã có ai... chôm thơ mình đi đăng báo chưa nhỉ

    Mềnh đang có ý định đây
    !
    "Cuộc đời là một sân khấu lớn và mỗi người đều có một vai quan trọng" (Shakespeare)

  7. #7
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucket Sầu lãng tử's Avatar
    Ngày gia nhập
    Oct 2009
    Location
    Nơi có những yêu thương !!!!!!!!!!!!!!!
    Bài viết
    344
    Thanks
    45
    Thanked 353 Times in 88 Posts

    Default Ðề: Đạo thơ, đạo văn

    Trích dẫn Trích dẫn của Sheiran Xem bài viết
    Hông bít đã có ai... chôm thơ mình đi đăng báo chưa nhỉ
    Cũng đang nhắm trộm mấy bài hay hay của Đậu Đậu để gửi đăng
    Đâu có gì đáng nói
    Chỉ là bình thường thôi
    Bình thường như hơi thở
    Thoảng qua nhau trong đời.

  8. #8
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Sheiran's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Location
    Oasis
    Bài viết
    2.831
    Thanks
    4.867
    Thanked 2.923 Times in 850 Posts

    Default Ðề: Đạo thơ, đạo văn

    Trích dẫn Trích dẫn của boulevard Xem bài viết

    Mềnh đang có ý định đây
    !
    Thế thì vinh hạnh cho em quá
    Welcome visit to: My company, My forum, My Blog Thanks all!

  9. #9
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Sheiran's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Location
    Oasis
    Bài viết
    2.831
    Thanks
    4.867
    Thanked 2.923 Times in 850 Posts

    Default Ðề: Đạo thơ, đạo văn

    Trích dẫn Trích dẫn của Sầu lãng tử Xem bài viết
    Cũng đang nhắm trộm mấy bài hay hay của Đậu Đậu để gửi đăng
    Có nhuận bút đãi tớ ăn nhà hàng nhá
    Welcome visit to: My company, My forum, My Blog Thanks all!

  10. #10
    Yêu cái đẹp Ghét cái xấu! PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Boulevard's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2010
    Location
    Hà Nội
    Bài viết
    2.784
    Thanks
    5.803
    Thanked 12.551 Times in 2.470 Posts

    Smile Ðề: Đạo thơ, đạo văn

    @ Sheran: hì hì. BLV vẫn còn chút "liêm sỉ" nên Sheran yên tâm, có chôm chỉa thì cũng sẽ giao trả nhuận bút đàng hoàng. Chỉ có điều nhuận bút cho thơ thì quá ít ỏi. Không đủ để Sầu đãi Sheiran đi nhà hàng đâu, chắc đi ăn chè, ăn kem thui... Làm thơ theo B là 1 thú hơi xa xỉ, đầu tư chất xám nhiều mà thu nhập về vật chất không có, chỉ được về mặt tinh thần thui, nên chỉ biết thưởng lãm
    "Cuộc đời là một sân khấu lớn và mỗi người đều có một vai quan trọng" (Shakespeare)

Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 0
    Bài cuối: 13-09-2013, 09:54 PM
  2. Tản Văn
    By MinhThy in forum Tác Phẩm, Sách, Truyện Sưu Tầm...
    Trả lời: 3
    Bài cuối: 09-11-2009, 11:25 AM
  3. Thế giới nhà văn
    By phale in forum Vườn Văn
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 07-08-2009, 01:39 PM
  4. Những bài văn đại học gây sốc
    By TeacherABC in forum Tin Tức, Báo Chí
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 30-07-2009, 06:06 PM
  5. Vườn yêu – Lã Văn Cường
    By Nguyên Thoại in forum V
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 25-06-2009, 11:11 AM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •