Bài 1 đến 2/2

Chủ đề: Khẳng định bản thân - Lưu Dung

  1. #1
    Newbie Photobucket
    Ngày gia nhập
    Mar 2010
    Bài viết
    29
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Khẳng định bản thân - Lưu Dung

    Thuần Vu Ý là người học trò mà mình "Yêu thương sâu đậm, trách mắng tha thiết" : "Ngươi cút đi". Người học trò ở bên cạnh sư phụ đã mười mấy năm, lại có thể thật sự cuốn ngay chăn chiếu quay đầu bỏ đi.

    DẤU CHÂN TRÊN TUYẾT


    Từ lúc ăn cơm tối xong, con chỉ lo gọi điện thoại suốt, cha gọi một lần không nghe, gọi hai lần không nghe, đến lúc cha hét lên: "Con muốn gọi điện thoại thì ra ngoài mà gọi!" Cạch một cái, con lại có thể đột ngột lao ra khỏi cửa.

    Bên ngoài tuyết đang rơi nhiều, bà nội con vội vàng chạy tới nhìn vào tủ quần áo ở cạnh cửa, chỉ sợ con không mang theo áo khoác. Mẹ con nhoài người ra cửa sổ vọng nhìn ra xa, xem con đi về hướng nào. Cha thì ngỡ ngàng ngồi ở phòng khách, nghĩ tới một cảnh trong bộ phim "Đề Oanh".

    Thuần Vu Ý là người học trò mà mình "Yêu thương sâu đậm, trách mắng tha thiết" : "Ngươi cút đi". Người học trò ở bên cạnh sư phụ đã mười mấy năm, lại có thể thật sự cuốn ngay chăn chiếu quay đầu bỏ đi.

    Cha luôn nhớ giọng nói run rẩy của lão diễn viên Vương Dẫn: "Nuôi dưỡng nó mười mấy năm, chỉ một câu nói như thế mà nó lại thật sự bỏ đi!"

    Vương Dẫn diễn thật hay! Sự phẫn nộ, mờ mịt, thất thần trong ánh mắt đó chẳng phải chính là tâm trạng lúc này của cha hay sao?

    Con trai! Gần đây cha mẹ đã tranh cãi không biết bao nhiêu lần về chuyện con thường xuyên gọi điện thoại! Điện thoại lẽ nào lai đáng để con làm tổn thương tình cảm với cha mẹ như vậy hay sao?

    Có thể đó chỉ là những lời bực bội, con nói xong liền quên ngay! Nhưng con cần biết như thế sẽ làm tổn thương xiết bao trái tim của cha mẹ.

    Nhớ lại hai ngày trước đây, khi cha mẹ trách con tiêu tốn quá nhiều tiền điện thoại, con cãi lại như thế nào không? Con nói:

    "Tốn bao nhiêu tiền, con tự trả, được không!"

    Con còn nhớ khi mẹ nhờ con gởi một lá thư, con oán thán như thế nào không? Con nói:

    "Ôi! Việc của con thì muốn con làm; việc của ba mẹ cũng muốn con làm!"

    Vì thế cha suy nghĩ, đại khái một ngày nào đó, khi con kiếm được rất nhiều tiền, lúc giận dỗi cha mẹ, con có thể nói:

    "Như thế này đi! Tính thử xem từ nhỏ đến lớn, tổng cộng con tiêu tốn bao nhiêu tiền của cha mẹ? Ăn bao nhiêu sữa bột, mặc bao nhiêu quần áo, con ghi chi phiếu, một lần trả sạch, hai bên không còn mắc nợ gì nhau!"

    Sau đó, con cũng có thể giống như người học trò của Thuần Vu Ý, cuốn ngay chăn chiếu, nghênh ngang bỏ đi, trở thành một nam tử Hán thật sự độc lập tự chủ trong trời đất! Phải không?

    Trước đây, cha đọc qua một tác phẩm nghiên cứu nói về sự trưởng thành của con cái, chỉ ra sự phân ly với cha mẹ; rồi sau khi phân ly sẽ kết hợp với một cá thể khác, trở thành một gia đình mới. Lúc đó cha chẳng có cảm xúc gì; nhưng ngày hôm nay, nhìn con dằn từng bước rời xa cha mẹ, cha mẹ đành dùng những lý luận trong tác phẩm nghiên cứu đó để an ủi bản thân:

    "Điều này là đương nhiên mà? Con cái lớn lên, có chủ kiến và tính phản kháng của nó, là thoát ly cha mẹ, hướng tới sự độc lập!"

    Vấn đề là, thoát ly cha mẹ thì có thể phủ định ân tình của cha mẹ chăng? Tình yêu thương mười mấy năm nay của cha mẹ lại có thể dùng giá trị của sữa bột và quần áo để đo đếm hay sao? Tại sao con không dùng sinh mạng của chính mình để tính toán?

    Khi cha ở tuổi này của con, cha cũng có tính phản kháng, thường đem bản thân mình ra so sánh với người khác, oán gia cảnh không tốt, trách gia giáo quá nghiêm, nhưng một ngày nọ, cha đọc được kịch bản "Kết cục" (Endgame) của Samuel Beckett từng đoạt giải Nobel, trong đó có một đoạn:

    "Người con trai la thét cha mình: "Đồ khốn! Tại sao ông lại sinh ra tôi?"

    Người cha: "Cha không hiểu".

    Người con trai: "Cái gì? Ông không hiểu cái gì?"

    Người cha: "Không hiểu kẻ sinh ra lại là con!"

    Cha bắt đầu suy ngẫm ý nghĩa trong đó, hiểu ra rằng giữa cha mẹ và con cái là không cách gì lựa chọn. Điều quan trọng nhất là mối quan hệ này không cách gì cắt bỏ được.

    Vì vậy, con có thể oán cha mẹ di truyền tật cận thị cho con, oán cha mẹ dùng quan niệm phương Đông để quán lý giáo dục con, oán cha mẹ không phải tỷ phú, thậm chí oán cha mẹ cứ ngang phè phè!

    Nhưng con không cách gì oán cha mẹ là cha mẹ của con.

    Có được con, cha mẹ chỉ biết cảm ơn. Nhớ lại khi con còn bé thơ, cha mẹ thường nói con thật đáng yêu, một trăm phần trăm thuộc về cha mẹ, khi con đi học thì cũng thế.

    Nhưng đến khi con vào tiểu học, cha mẹ lại nói trước khi vào trung học con vẫn ngây thơ trong sáng!

    Đến khi con vào trung học, cha mẹ lại nói con trai lớn rồi, có thể làm bạn để tán chuyện phiếm, thật thú vị! Tương lai con rời nhà vào Đại học thì sẽ mất con thôi!

    Thế nhưng cha tin rằng, cho dù con đã lập gia đình rồi, cha mẹ vẫn sẽ nói: Tuy một lần về thăm là khó khăn, nhưng nghĩ tới con, trong lòng cha mẹ cũng đã cảm thấy ngọt ngào rồi!"

    Đây chính là tình yêu thương, là tính câu nệ, cũng chính là tấm lòng vô oán vô hận!

    Chỉ là, cha không biết, theo sự trưởng thành của con, có phải con cảm thấy mỗi giai đoạn cha mẹ cũng có những điểm đáng yêu khác chứ? Hay là nói càng ngày càng phiền chán, thật sự muốn trả sạch nợ nần của cha mẹ, chẳng còn bị quản thúc nữa?

    Con yên tâm đi! Vô luận con lớn bao nhiêu, vĩ đại bao nhiêu, thành công bao nhiêu, thất bại bao nhiêu, cha mẹ cũng sẽ vẫn quan tâm đến con, cũng như cha mẹ yêu con vậy.

    Khi con gọi xong điện thoại công cộng trở về, nếu con đủ tinh tế, con sẽ phát hiện tuy cha mẹ dường như không để ý con đi ngủ lúc nào, nhưng trên mặt tuyết trước cửa vẫn có dấu chân rõ ràng của mẹ con và cha...

  2. #2
    Newbie Photobucket
    Ngày gia nhập
    Mar 2010
    Bài viết
    29
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Ðề: Khẳng định bản thân - Lưu Dung

    Đồng tính luyến ái thường có thể dẫn dắt, cũng chính là bị dạy dỗ, dụ hoặc thành người đồng tính luyến ái.”

    Người dễ bị mắc nhất lại là những người nam nữ thiếu niên chưa có kinh nghiệm luyến ái khác giới.

    CẨN THẬN TIẾP THU ÁNH SÁNG


    Vài người bạn Trung Quốc mời con dạy họ đánh đàn piano, đại khái con dạy rất say mê, con đột nhiên xảy ra những ý tưởng kỳ lạ, con tính in những áp-phích quảng cáo đó trên kính gương chắn gió của xe hơi.

    “Có thể sẽ có đông người đến!” Con hưng phấn nói.

    “Cha phản đối!”

    “Tại sao?” con ngạc nhiên hỏi: “Chẳng phải đã lâu cha muốn con làm việc kiếm tiền hay sao?”

    Cha không trực tiếp trả lời cho con, chỉ nêu lên một ví dụ:

    Học trò của cha là Vương Hy, gần đây đã từ chối công việc đi giao thức ăn bán ở một nhà hàng. Đó vốn là một công việc có thu nhập không tồi, chỉ cần cưỡi xe chạy qua vài con phố, đưa thức ăn mà khách gọi điện thoại kêu thì có thể nhận được tiền thưởng vặt năm sáu đồng. Sau một ngày, tiền kiếm được hơn mấy lần của học sinh trường vừa học vừa làm.

    Tại sao cậu ấy không làm chứ?

    Vì cậu ấy phát hiện công việc này nguy hiểm! Vài người bạn đi giao thức ăn, khi tìm được địa chỉ thì phát hiện bên trong lặng lẽ, vắng vẻ, đôt nhiên một lưỡi dao nhọn kề vào cổ họng, không những bị cướp đi thức ăn, moi sạch tiền mà còn xém mất mạng.

    “Chúng ta ở nơi sáng, đối phương ở nơi tối. “Đây chính là nguyên nhân mà cha phản đối con phân phát áp-phích quảng cáo. Từ trên áp-phích, người khác có thể tra biết con là học sinh của Viện Âm nhạc Joliet, đoán ra tuổi tác và bối cảnh trí thức của con, rồi từ số điện thoại, biết nơi con cư ngụ, nét khái quát của con đại khái đã lộ ra.

    Còn đối phương?

    Con không biết một chút gì cả!

    Vì vậy, khi con đi tới chỗ hẹn, chẳng phải có thể xảy ra tình huống giống như đi giao thức ăn hay sao?

    Có khi tình huống này lại còn phiền phức hơn!

    Nhớ lại có lần tuyết rơi nhiều, người đưa thư phát thư gởi bảo đảm, cha mời người đó vào nhà ký tên, người đó do dự một hồi, bước vào, rồi cười nói may là gặp người quen, nếu không thì tuyệt đối không thể bước vào nhà. Vì trước đây từng có người đưa thư trẻ tuổi, được một nữ giới mời vào nhà, tiếp đó nữ giới này tự xé nát quần áo, rồi nói: “Anh ngoan ngoãn nghe lời tôi, hay muốn tôi hô lên cường bạo?”

    Lúc đi, người đưa thư nháy mắt nói: “Thế giới này không thiếu gì chuyện, cẩn thận một chút thì tốt!”, lại còn nói: “Người lạ ra về, ông tốt nhất tiễn đến tận cổng, rồi tự đóng cửa lại, vì có những kẻ xấu đến thăm dò trước, khi ra về len lét nhét một nắm giấy trong lỗ khóa, nhìn thì cửa như đóng rồi, nhưng kỳ thực cửa vẫn chưa được khóa thật sự. Còn người đó đã nắm rõ mọi thứ trong nhà, lát sau trở lại trộm cắp, ông rất khó mà phòng bị!”

    Còn có một tình huống nữa mà con cần phải biết, chính là đề phòng những kẻ đồng tính luyến ái.

    Trong thời đại hiện nay, tuy chúng ta không thể đồng tính luyến ái là phạm pháp, nhưng sự phòng bị tối thiểu là đừng để họ dụ dỗ.

    Hồi cha còn học trung học cơ sở, từng quen một người có kiểu người học giả ở tiệm sách, giống như giáo sư giảng giải nội dung sách vở cho cha, còn mời cha đi ăn, nhưng sau khi đã ít nhiều quen thân, người đó lại có những cử chỉ hành vi kỳ quái.

    Bạn đồng nghiệp trước đây của cha cũng nhắc đến một cảnh ngộ của ông ấy hồi còn trung học, một ngày nọ ông ta đang xem báo ở hành lang bố cáo bên ngoài công viên mới Đài Bắc thì một nam giới hơn hai mươi tuổi chắp tay sau lưng, lắc lư chiếc chìa khóa trong tay, dần dần áp sát ông ta, cố ý dùng chìa khóa va chạm, chòng ghẹo ông ấy.

    Sau này cha đọc được một luận văn nghiên cứu về đồng tính luyến ái, mới biết rằng: đồng tính luyến ái thường có thể dẫn dắt, cũng chính là bị dạy dỗ, dụ hoặc thành người đồng tính luyến ái. Người dễ bị mắc câu nhất lại là những nam nữ thiếu niên chưa có kinh nghiệm luyến ái khác giới.

    Con là một thiếu niên trắng trẻo hào hoa phong nhã như thế, chính là mục tiêu lý tưởng của họ đấy!

    Thời đại khác nhau, hoàn cảnh cũng không giống nhau. Trước đây lái xe, nhìn thấy người xin đi nhờ ở ven đường thì dừng lại để họ lên xe là chuyện đương nhiên. Nhưng hiện nay có nhiều bang đã lập pháp cấm chỉ, vì có quá nhiều kẻ xấu mượn cơ hội để cướp giật. Thậm chí bọn chúng nấp ở vệ đường, rồi để cho những cô gái trẻ chặn xe lại, con vừa mở cửa xe thì một họng súng đen ngòm đã ấn vào thái dương.

    Trước đây, con co thể gọi điện thoại kêu xe taxi từ góc phố vắng vẻ của Mahattan nhưng bây giờ cho dù con gọi xe taxi từ nhà thì họ vẫn đòi con để lại số điện thoại, rồi điện trở lại điều tra hỏi rõ, sau đó mới lái xe đến.

    Một tài xế taxi nói rất đúng:

    “Người đi xe đề phòng chúng tôi, nào biết chúng tôi cũng đang đề phòng họ. Nửa đêm khuya khoắt, nếu có mấy nam giới chận xe, tôi sẽ không dừng lại! Chứ làm gì bây giờ! Họ và tôi không biết chút gì về nhau cả!”

    “Biết người biết ta, trăm trận không nguy!” “Tôn tử binh pháp” hơn hai ngàn năm trước đã cho chúng ta một lời chỉ dẫn tốt nhất.

    Vì vậy, nếu con muốn đi làm việc, thì được! Nhưng tuyệt đối cần nhận rõ đối tượng, không nên để cho bản thân hấp thu ánh sáng trước mà không hề có chút phòng vệ nào.

Chủ đề tương tự

  1. Chân dung Rối
    By Boulevard in forum Ảnh Sưu Tầm
    Trả lời: 12
    Bài cuối: 09-07-2010, 08:51 AM
  2. Thần điêu đại hiệp - Kim Dung
    By phale in forum Kiếm hiệp
    Trả lời: 5
    Bài cuối: 19-08-2009, 03:19 PM
  3. Chân Dung....
    By MocXinh_MumMim in forum Nhiếp Ảnh
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 01-08-2009, 06:49 PM
  4. Biển thông báo với nội dung chưa từng thấy
    By Đôi Mắt Mùa Đông in forum Ảnh vui - Ảnh lạ
    Trả lời: 2
    Bài cuối: 16-07-2009, 11:46 AM
  5. Chụp ảnh chân dung
    By COCKOO in forum Kinh nghiệm bóp cò
    Trả lời: 6
    Bài cuối: 27-05-2009, 11:27 AM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •