Bài 1 đến 10/22

Chủ đề: Nhà thư pháp Lê Xuân Hòa

Threaded View

  1. #1
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Nhà thư pháp Lê Xuân Hòa

    Chòm râu bạc trắng, nụ cười tươi sáng, bàn tay như múa lượn trên giấy lụa… là hình ảnh của Thư pháp gia Thanh Hoằng Khê Lê Xuân Hòa. Sống gần trọn thế kỷ giữa cuộc đời đầy những thiên biến, bao nỗi oan khuất, nhưng ông vẫn giữ vững khí tiết của một nhà nho. Ông thấy mình đang bước sang mùa xuân của cuộc đời.

    Sinh ra trong một gia đình Nho giáo ở Làng Phú Khê, huyện Hoằng Hóa (Thanh Hóa), bố mẹ thành đạt nhờ Nho học nên từ nhỏ Lê Xuân Hòa đã được học chữ nho. Nhưng rồi đạo Nho thất thế, không ai dùng tới. 10 tuổi, Hòa bỏ khoa thi song vẫn tự học để hoàn thiện trình độ tiểu học, đặc biệt là vốn chữ Hán. Thời ấy, cậu bé Hòa đã nổi tiếng về chữ tốt.

    Ngày toàn quốc khởi nghĩa, ông hồ hởi đến với cách mạng. Nhờ tích cực tham gia, lại có tài chữ nghĩa nên ông được giao một trọng trách khá lớn trong làng. Cũng vì thế, thời kỳ cải cách ruộng đất, gia đình ông bị quy là địa chủ, bị mọi người rẻ rúng. Oan khuất mà không thể giãi bày, ông kéo vợ cùng 6 đứa con, đứa lớn nhất 15 tuổi, đứa bé còn đang bú mẹ từ Hoằng Hóa ra Hà Nội.

    Mấy đêm đầu ngủ tạm bên hè phố, bị người ta đuổi, vợ chồng con cái dắt nhau vào chùa. Ở chùa một thời gian cũng phải ra đi. May sao, có một người tốt bụng cho nhờ một chái bếp nhỏ. Ban đêm, ông kéo xe ba gác, ban ngày đi cắt tóc rong. Mấy đứa con cũng phải lam lũ kiếm tiền. Đứa lớn bán kem, đứa bé bán lạc rang ở nhà ga. Có nhiều lúc tưởng như không qua nổi như cái lần ông bị thổ huyết, bà vợ bị thương hàn. Đau khổ tận cùng nhưng ông không gục ngã mà vẫn luôn hy vọng mình được giải oan. Ông tự răn dạy mình phải giữ vững khí tiết của một nhà nho và không được ôm hận trong lòng. Cũng vì cái tình, cái nghĩa ấy với dân với nước, khi con trai đầu trưởng thành, ông động viên con đi bộ đội.

    Sau 15 năm oan uổng, ông được khôi phục danh dự thì đã đến tuổi về hưu. Với bản tính thích hoạt động, ông tham gia vào tổ chức mặt trận, hội phụ lão, hội thọ của phường, quận. Tài viết chữ của ông được dịp phát huy. Mỗi năm đến Tết, ông lại ngồi viết câu đối, viết thơ bằng chữ Hán tặng bạn bè. Tiếng lành đồn xa, nhiều người tìm đến xin chữ nhà Thư pháp Lê Xuân Hòa, từ những vị nguyên thủ quốc gia, các nhà lãnh đạo như Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, Thủ tướng Phan Văn Khải, Đại tướng Võ Nguyên Giáp… đến những người nước ngoài. Tùy vào chức danh, địa vị, hoàn cảnh, tên tuổi, hay đơn giản là cảm hứng mà mỗi người ông tặng một chữ riêng. Với Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, ông tặng chữ “Tâm”, với Thủ tướng Phan Văn Khải, ông tặng chữ “Đức”…

    Mùa xuân này, Thư pháp Lê Xuân Hòa bước vào tuổi 91. Thần bút của ông được nhiều người trọng không chỉ vì nét thư họa rồng phượng với những con chữ cựa mình trên giấy mà còn bởi đạo đời, tấm lòng thanh bạch, sĩ khí ông gửi gắm trong đó.

    (Theo Sài Gòn Giải Phóng Thứ bảy, số 516)

    P/s: Vào lúc 9h10' ngày 3-1-2008, Nhà thư pháp Lê Xuân Hòa đã từ trần, hưởng thọ 95 tuổi. Ông sinh năm 1914, là nhà thư pháp viết chữ Hán nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn với nhiều người yêu thích thư pháp trên thế giới.
    Last edited by phale; 12-03-2010 at 07:58 AM.

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •