Trang 3 / 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... LastLast
Bài 21 đến 30/52

Chủ đề: Thế nào là một bài thơ hay

  1. #21
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.870
    Thanks
    3.084
    Thanked 2.095 Times in 433 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Theo KHT thì thơ hay là thơ phải có độ rung. Không cần lời lẽ thâm thúy cao xa, không cần dùng mỹ từ trau chuốt. Miễn đọc mà cảm thấy con tim như phản hồi theo từng nốt thăng trầm. Cảm thấy sống lưng như có cái gì chạy suốt lên tận đỉnh đầu tê buốt và cảm thấy mắt bỗng nhòe đi thì đó là thơ hay. Bởi vì nó không chỉ có cái xác mà còn có cả cái hồn!
    Ta già chưa nhỉ em ơi?
    Để thơ hon hỏn vay đời nỗi đau.

  2. Thành viên cám ơn bài của kehotro:

    NCĐ.2009 (19-09-2010)

  3. #22
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket thuphong's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    2.899
    Thanks
    3.762
    Thanked 7.876 Times in 1.850 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    .

    [IMG]font: 1em sans-serif; background-color: #ffffff; border: solid 1px; border-color: #e6e6e6; padding: 0.2em; margin-bottom: 0.3em; height: 1.15em; width:195px">http://img718.imageshack.us/img718/5851/screenshotyy.jpg</textarea>
    </div>
    <div class="listbox">
    <label><a href="#" onClick="pageTracker._trackEvent('new-done-click','link-widget-click');" rel="overlay">Widget Code</a> <a href="#" class="tt" style="cursor:help"><img src="/images/blue/help.gif" width="17" height="16" style="vertical-align:middle[/IMG]


    Nhân bàn về thơ hay.

    Mihai Eminescu là người viết thơ tình nổi tiếng của Rumani. Thơ ông được dịch ra rất nhiều thứ tiếng trên thế giới cũng có một bài thơ "Gửi nhà bình luận thơ tôi" theo tôi thì nó có liên quan đến chủ đề ta đang bàn "thế nào là một bài thơ hay" nên post lại đây chia sẻ với các bạn

    Criticilor mei

    Multe flori sunt, dar puţine
    Rod în lume o să poarte,
    Toate bat la poarta vieţii,
    Dar se scutur multe moarte.

    E uşor a scrie versuri
    Când nimic nu ai a spune,
    Înşirând cuvinte goale
    Ce din coadă au să sune.

    Dar când inima-ţi frământă
    Doruri vii şi patimi multe,
    Ş-a lor glasuri a ta minte
    Stă pe toate să le-asculte,

    Ca şi flori în poarta vieţii
    Bat la porţile gândirii,
    Toate cer intrare-n lume,
    Cer veştmintele vorbirii.

    Pentru-a tale proprii patimi,
    Pentru propria-ţi viaţă,
    Unde ai judecătorii,
    Ne'nduraţii ochi de gheaţă?

    Ah! atuncea ţi se pare
    Că pe cap îţi cade cerul:
    Unde vei găsi cuvântul
    Ce exprimă adevărul?

    Critici voi, cu flori deşerte,
    Care roade n-aţi adus -
    E uşor a scrie versuri
    Când nimic nu ai de spus.

    Gửi nhà bình luận thơ tôi (Người dịch: Thứ Dân)

    Bao hoa tươi thắm nở trên đời
    Kết trái ngọt thơm chỉ ít thôi
    Cố gõ cửa đời vào cuộc sống
    Mà vô vàn đoá phải tàn rơi

    Làm thơ là việc dễ chi bằng
    Nếu chẳng có gì để nói năng
    Đặt chữ cao siêu thành hàng lối
    Sau còn công việc phải gieo vần

    Nhưng nếu tim ta ám ảnh tràn
    Lửa đam mê cháy rực tâm can
    Tơ lòng say đắm ngân vang mãi
    Tim muốn nghe hoài khúc tình xuân?

    Bao đoá hoa chờ cửa tồn sinh
    Muốn qua bằng được ngưỡng tâm linh
    Để vào thế giới muôn màu sắc
    Cần mượn hồn thơ giãi mối tình

    Thơ là rung cảm chính lòng anh
    Là mạng sống anh gắn hồn văn
    Sao Ngài đem mắt đầy băng giá
    Phán xét mà tâm chẳng công bình?

    Lẽ nào ca giọng chẳng phân minh
    Mà tưởng trời rung đất chuyển mình?
    Nếu viện đôi lời vì chân lý
    Ngài đâu tìm nổi lý chân thành

    Hỡi nhà bình luận, hoa thui chột
    Xin nhớ: Làm thơ dễ chi bằng
    Khi chẳng có gì để nói năng
    Nhớ đấy, loài hoa không trái ngọt!
    Last edited by thuphong; 20-04-2010 at 09:55 PM.
    Sẽ còn có ngày mai

  4. Thành viên cám ơn bài của thuphong:

    NCĐ.2009 (19-09-2010)

  5. #23
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tường Thụy's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.466
    Thanks
    1.155
    Thanked 1.531 Times in 370 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Hôm nay, tôi xin bàn đôi chút sang thơ Đường Luật

    Chúng ta hay nói đến làm thơ như thế nào cho đúng luật chứ ít khi bàn tới viêc làm thơ thế nào cho hay.
    Việc dạy thơ chẳng qua là đưa ra những kiến thức cơ bản. Ở lớp, bắt buộc phải theo luật là lẽ đương nhiên. Nhưng thầy không bắt chúng ta khi xuống núi cứ phải bo bo giữ lấy khuôn khổ ấy. Chính vì thiếu sáng tạo, thiếu kiến thức và kỹ năng nên ta mới khư khư giữ lấy mấy công thức đã học được, coi là vốn đủ để bắt bẻ, chê bai, thậm chí hù dọa người khác.
    Thế nên có chuyện chuyện người nọ đứng bên trên chê người kia mắc lỗi phong yêu, hạc tất, bình đầu, thượng vĩ … mà không cần biết đến bài thơ có hồn vía hay không. Đây là chuyện không hiếm.
    Góp ý cho nhau là quí, nhưng chê bai, tự phụ là phẩm chất không chấp nhận được của người làm thơ Đường Luật.
    Để nắm được luật không khó và không mất nhiều thời gian. Nhưng để làm nên bài thơ hay ít ra phải mất cả cuộc đời, có nghĩa là cả đời chưa chắc.
    Thầy bcdt khi dạy chỉ nói, ví dụ: “chữ thứ 2 và chữ thứ 7 của câu không được cùng thanh” hoặc “chữ thứ 4 và thứ 7 của câu không được trùng thanh”, v.v…, chứ thầy cũng không hề dùng đến chữ phong yêu, hạc tất, đại vận, tiểu vận … phòng trường hợp học trò không hiểu.
    Thực tế, có những bài thơ phạm luật nhưng lại hay hơn những bài thơ cố gò cho đúng luật. Vì sao vậy? Vì khi gò cho đúng luật, ta đã bỏ đi những câu chữ đắt giá.
    Luật là để làm cho thơ hay lên, chứ thơ không thể làm nô lệ cho luật. Chính vì không hiểu điều này nên khi làm, người ta cố gò theo luật làm cho thơ trở nên xơ xứng, khó đi vào lòng người đọc.
    Tôi xin dẫn ra một ví dụ:
    Hãy đọc lại bài “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:
    Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
    Cỏ cây chen lá đá chen hoa.
    Lom khom dưới núi tiều vài chú
    Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
    Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
    Thương nhà mỏi miệng cái da da.
    Dừng chân đứng lại trời non nước
    Một mảnh tình riêng ta với ta.
    Rõ ràng, Bà Huyện Thanh Quan đã phạm vào bảng luật lại cả lỗi hạc tất nữa. Nhưng bài “Qua đèo ngang” sau gấn ba thế kỷ, người ta đều công nhận là một bài thơ hay. Tất nhiên tôi cũng rất thích bài này.
    Nếu bây giờ, bà đưa bài ấy thơ treo lên diễn đàn thì thế nào cũng có người cho rằng bà "thiếu chữ", “học chưa tới”. Khó hiểu thay.
    Last edited by Tường Thụy; 20-04-2010 at 10:50 AM.
    Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
    Mỗi lúc online thấy ấm nồng
    Tình em trong mái nhà chung ấy
    Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.

    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/

  6. Thành viên cám ơn bài của Tường Thụy:

    NCĐ.2009 (19-09-2010)

  7. #24
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    Jun 2009
    Bài viết
    988
    Thanks
    1.121
    Thanked 1.240 Times in 316 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Theo iem thì cảm nhận thơ hay hay dở là do người đọc và thay đổi theo không gian và thời gian, hiện nay thì tạm coi thơ hay là thơ được đăng báo có phải không ạ?
    Điều đó rồi cũng qua đi!

  8. Thành viên cám ơn bài của hahaha:

    NCĐ.2009 (19-09-2010)

  9. #25
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucket Huyzozo's Avatar
    Ngày gia nhập
    Jul 2009
    Bài viết
    339
    Thanks
    95
    Thanked 100 Times in 44 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Iem cũng được học thơ ĐL của Thầy Bcdt. Trong lớp học Thầy bắt lỗi rất nghiêm và chỉ ra lỗi nên tránh cho các học trò. Thỉnh thoảng iem cũng trao đổi chuyên môn về thơ ĐL với cô giáo PL và rút ra được một chút cơ bản là khi mần thơ ĐL thì có thể sử dụng bất luận (chữ thứ 1-3-5 trong câu bất luật) như của BHTQ nhưng 2-4-6 thì phải phân minh (chữ 2-4-6 trong câu thì phải đúng luật). Nếu 1 bài thơ Đường Luật mà chữ thứ 2-4-6 cũng bất luật thì theo cá nhân iem đó không được gọi là 1 bài thơ ĐL mà có thể coi là Đường...chợ.
    Còn các lỗi khác như Hạc tất, phong yêu, nữu, bình đầu...cũng nên cố gắng tránh. Bài thơ sẽ hay hơn.

  10. Thành viên cám ơn bài của Huyzozo:

    NCĐ.2009 (19-09-2010)

  11. #26
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Trích dẫn Trích dẫn của Tường Thụy Xem bài viết
    Hôm nay, tôi xin bàn đôi chút sang thơ Đường Luật

    Chúng ta hay nói đến làm thơ như thế nào cho đúng luật chứ ít khi bàn tới viêc làm thơ thế nào cho hay.
    Việc dạy thơ chẳng qua là đưa ra những kiến thức cơ bản. Ở lớp, bắt buộc phải theo luật là lẽ đương nhiên. Nhưng thầy không bắt chúng ta khi xuống núi cứ phải bo bo giữ lấy khuôn khổ ấy. Chính vì thiếu sáng tạo, thiếu kiến thức và kỹ năng nên ta mới khư khư giữ lấy mấy công thức đã học được, coi là vốn đủ để bắt bẻ, chê bai, thậm chí hù dọa người khác.
    Thế nên có chuyện chuyện người nọ đứng bên trên chê người kia mắc lỗi phong yêu, hạc tất, bình đầu, thượng vĩ … mà không cần biết đến bài thơ có hồn vía hay không. Đây là chuyện không hiếm.
    Góp ý cho nhau là quí, nhưng chê bai, tự phụ là phẩm chất không chấp nhận được của người làm thơ Đường Luật.
    Để nắm được luật không khó và không mất nhiều thời gian. Nhưng để làm nên bài thơ hay ít ra phải mất cả cuộc đời, có nghĩa là cả đời chưa chắc.
    Thầy bcdt khi dạy chỉ nói, ví dụ: “chữ thứ 2 và chữ thứ 7 của câu không được cùng thanh” hoặc “chữ thứ 4 và thứ 7 của câu không được trùng thanh”, v.v…, chứ thầy cũng không hề dùng đến chữ phong yêu, hạc tất, đại vận, tiểu vận … phòng trường hợp học trò không hiểu.
    Thực tế, có những bài thơ phạm luật nhưng lại hay hơn những bài thơ cố gò cho đúng luật. Vì sao vậy? Vì khi gò cho đúng luật, ta đã bỏ đi những câu chữ đắt giá.
    Luật là để làm cho thơ hay lên, chứ thơ không thể làm nô lệ cho luật. Chính vì không hiểu điều này nên khi làm, người ta cố gò theo luật làm cho thơ trở nên xơ xứng, khó đi vào lòng người đọc.
    Tôi xin dẫn ra một ví dụ:
    Hãy đọc lại bài “Qua đèo ngang” của Bà Huyện Thanh Quan:
    Bước tới đèo Ngang bóng xế tà
    Cỏ cây chen lá đá chen hoa.
    Lom khom dưới núi tiều vài chú
    Lác đác bên sông rợ mấy nhà.
    Nhớ nước đau lòng con cuốc cuốc
    Thương nhà mỏi miệng cái da da.
    Dừng chân đứng lại trời non nước
    Một mảnh tình riêng ta với ta.
    Rõ ràng, Bà Huyện Thanh Quan đã phạm vào bảng luật lại cả lỗi hạc tất nữa. Nhưng bài “Qua đèo ngang” sau gấn ba thế kỷ, người ta đều công nhận là một bài thơ hay. Tất nhiên tôi cũng rất thích bài này.
    Nếu bây giờ, bà đưa bài ấy thơ treo lên diễn đàn thì thế nào cũng có người cho rằng bà thiếu chữ, “học chưa tới”. Khó hiểu thay.
    Đọc bài này là biết anh nói PL. Nhưng có lẽ anh đã nghĩ sai vấn đề nên mới có cm này.
    PL xin trao đổi thẳng thắn ở đây, để tránh gây hoang mang cho nhiều người không hiểu rõ nội tình.

    Chuyện bắt nguồn từ cuộc nói chuyện trên YH giữa PL và anh TT về bài thơ này của anh:

    DUYÊN XUÂN

    Sao cái tơ duyên cứ mặn mà
    Dẫu rằng mỗi tuổi mỗi xuân qua
    Nói già, đã hẳn không còn trẻ
    Bảo trẻ, xem ra chửa tới già
    Rượu nhạt dăm ly thôi kể cũng
    Thơ vui mấy vận tạm gọi
    Vợ còn gạ gẫm thằng cu nữa
    Khoản ấy còn lâu em mới tha.

    TT


    PL đã góp ý với anh về chữ "gọi" thất luật.
    Vì theo PL thì đã là thơ đường luật thì không thể thất luật ở các vị trí 2, 4, 6.

    Nếu như anh không phải là Cổ Mộ Nhị Thập Bát Tường thì PL cũng không cất công góp ý.

    PL học thầy, hiểu rõ lời thầy, hướng dẫn lại cho bạn bè cũng theo như những gì thầy đã hướng dẫn. "Học biết luật để tránh, nhưng vẫn ưu tiên ý hơn luật", chứ chưa từng chê bai thơ ai phạm thi bệnh. Sao có thể có chuyện:

    "Rõ ràng, Bà Huyện Thanh Quan đã phạm vào bảng luật lại cả lỗi hạc tất nữa. Nhưng bài “Qua đèo ngang” sau gấn ba thế kỷ, người ta đều công nhận là một bài thơ hay. Tất nhiên tôi cũng rất thích bài này.
    Nếu bây giờ, bà đưa bài ấy thơ treo lên diễn đàn thì thế nào cũng có người cho rằng bà thiếu chữ, “học chưa tới”. Khó hiểu thay."

  12. Thành viên cám ơn bài của phale:

    NCĐ.2009 (19-09-2010)

  13. #27
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tường Thụy's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.466
    Thanks
    1.155
    Thanked 1.531 Times in 370 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Trích dẫn Trích dẫn của hahaha Xem bài viết
    Theo iem thì cảm nhận thơ hay hay dở là do người đọc và thay đổi theo không gian và thời gian, hiện nay thì tạm coi thơ hay là thơ được đăng báo có phải không ạ?
    Thơ đăng báo đã qua một đội ngũ biên tập chuyên nghiệp, nhìn chung có thể tin cậy. Nhưng anh thấy không thiếu những bài chất lượng kém em ạ
    Last edited by Tường Thụy; 20-04-2010 at 10:52 AM.
    Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
    Mỗi lúc online thấy ấm nồng
    Tình em trong mái nhà chung ấy
    Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.

    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/

  14. Thành viên cám ơn bài của Tường Thụy:

    NCĐ.2009 (19-09-2010)

  15. #28
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tường Thụy's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.466
    Thanks
    1.155
    Thanked 1.531 Times in 370 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Trích dẫn Trích dẫn của Huyzozo Xem bài viết
    Iem cũng được học thơ ĐL của Thầy Bcdt. Trong lớp học Thầy bắt lỗi rất nghiêm và chỉ ra lỗi nên tránh cho các học trò. Thỉnh thoảng iem cũng trao đổi chuyên môn về thơ ĐL với cô giáo PL và rút ra được một chút cơ bản là khi mần thơ ĐL thì có thể sử dụng bất luận (chữ thứ 1-3-5 trong câu bất luật) như của BHTQ nhưng 2-4-6 thì phải phân minh (chữ 2-4-6 trong câu thì phải đúng luật). Nếu 1 bài thơ Đường Luật mà chữ thứ 2-4-6 cũng bất luật thì theo cá nhân iem đó không được gọi là 1 bài thơ ĐL mà có thể coi là Đường...chợ.
    Còn các lỗi khác như Hạc tất, phong yêu, nữu, bình đầu...cũng nên cố gắng tránh. Bài thơ sẽ hay hơn.
    Vâng, đó mới là quan điểm của Huy . Dùng đến chữ “coi là thơ đường chợ” thì không còn là góp ý nữa mà là chê bai, giễu cợt rồi. Bài viết trước tôi đã phân biệt giữa chê bai và góp ý. Khi tranh luận, tôi không quen dùng ngôn ngữ kiểu đó.

    Lại nói về “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”.
    Tôi không biết quan điểm này ở đâu và ai đưa ra.
    Huy cũng đã nghe thế nhưng thử ở tất cả sáu vị trí bao giờ chưa?
    Trước hết nói về nhất tam ngũ bất luận: vị trí thứ nhất và thứ ba đổi thanh thì đọc vẫn thuận (đổi thanh ở đây xin hiểu là trắc thành bằng và ngược lại).
    Nhưng vị trí thứ 5 mà đổi thì khó mà chấp nhận được. Ta hay nhìn lên bài “Qua đèo ngang” (hoặc bất cứ bài thơ ĐL nào khác) mà đổi thử rồi đọc lên mà xem. Nó sẽ rơi vào khổ độc. Vì nó đã làm cho chữ thứ 5 và thứ bảy trở thành cùng thanh. Việc chữ cuối và chữ “cuối – 2” khác thanh không những thơ ĐL mà nhiều thể thơ khác có đề cập đến.
    Về nhị tứ lục phân minh cũng có phần na ná như vậy, nhưng ở nội dung ngược lại nếu vị trí thứ hai và bốn mà đổi thanh thì không nghe được
    Nhưng vị trí thứ sáu đổi thanh thì đọc vẫn xuôi tai. Bây giờ ta lại nhìn vào bài thơ mà đổi thử.
    Như vậy, ý tôi là “nhất tam ngũ bất luận” hay “nhị tứ lục phân mình” đều cần xem lại, đừng vội áp dụng một cách máy móc.
    Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
    Mỗi lúc online thấy ấm nồng
    Tình em trong mái nhà chung ấy
    Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.

    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/

  16. Thành viên cám ơn bài của Tường Thụy:

    NCĐ.2009 (19-09-2010)

  17. #29
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Trích dẫn Trích dẫn của Tường Thụy Xem bài viết
    Vâng, đó mới là quan điểm của Huy . Dùng đến chữ “coi là thơ đường chợ” thì không còn là góp ý nữa mà là chê bai, giễu cợt rồi. Bài viết trước tôi đã phân biệt giữa chê bai và góp ý. Khi tranh luận, tôi không quen dùng ngôn ngữ kiểu đó.

    Lại nói về “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”.
    Tôi không biết quan điểm này ở đâu và ai đưa ra.
    Huy cũng đã nghe thế nhưng thử ở tất cả sáu vị trí bao giờ chưa?
    Trước hết nói về nhất tam ngũ bất luận: vị trí thứ nhất và thứ ba đổi thanh thì đọc vẫn thuận (đổi thanh ở đây xin hiểu là trắc thành bằng và ngược lại).
    Nhưng vị trí thứ 5 mà đổi thì khó mà chấp nhận được. Ta hay nhìn lên bài “Qua đèo ngang” (hoặc bất cứ bài thơ ĐL nào khác) mà đổi thử rồi đọc lên mà xem. Nó sẽ rơi vào khổ độc. Vì nó đã làm cho chữ thứ 5 và thứ bảy trở thành cùng thanh. Việc chữ cuối và chữ “cuối – 2” khác thanh không những thơ ĐL mà nhiều thể thơ khác có đề cập đến.
    Về nhị tứ lục phân minh cũng có phần na ná như vậy, nhưng ở nội dung ngược lại nếu vị trí thứ hai và bốn mà đổi thanh thì không nghe được
    Nhưng vị trí thứ sáu đổi thanh thì đọc vẫn xuôi tai. Bây giờ ta lại nhìn vào bài thơ mà đổi thử.
    Như vậy, ý tôi là “nhất tam ngũ bất luận” hay “nhị tứ lục phân mình” đều cần xem lại, đừng vội áp dụng một cách máy móc.
    Luật thơ đường luật, ngoài việc tham khảo giáo án của thầy Bcdt mà anh đã học, anh có thể tham khảo ở đây:

    - http://vi.wikipedia.org/wiki/%C4%90%...g_lu%E1%BA%ADt

    Hoặc tìm đọc cuốn:


    - Thi pháp thơ đường (Thư gởi các bạn ham thích đường luật) của Quách Tấn

  18. Thành viên cám ơn bài của phale:

    NCĐ.2009 (19-09-2010)

  19. #30
    Silver Member PhotobucketPhotobucketPhotobucket Huyzozo's Avatar
    Ngày gia nhập
    Jul 2009
    Bài viết
    339
    Thanks
    95
    Thanked 100 Times in 44 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Trích dẫn Trích dẫn của Tường Thụy;86605[COLOR="Red"
    ]Vâng, đó mới là quan điểm của Huy . Dùng đến chữ “coi là thơ đường chợ” thì không còn là góp ý nữa mà là chê bai, giễu cợt rồi. Bài viết trước tôi đã phân biệt giữa chê bai và góp ý. Khi tranh luận, tôi không quen dùng ngôn ngữ kiểu đó.

    Lại nói về “nhất tam ngũ bất luận, nhị tứ lục phân minh”.
    Tôi không biết quan điểm này ở đâu và ai đưa ra.
    Huy cũng đã nghe thế nhưng thử ở tất cả sáu vị trí bao giờ chưa?
    Trước hết nói về nhất tam ngũ bất luận: vị trí thứ nhất và thứ ba đổi thanh thì đọc vẫn thuận (đổi thanh ở đây xin hiểu là trắc thành bằng và ngược lại).
    Nhưng vị trí thứ 5 mà đổi thì khó mà chấp nhận được. Ta hay nhìn lên bài “Qua đèo ngang” (hoặc bất cứ bài thơ ĐL nào khác) mà đổi thử rồi đọc lên mà xem. Nó sẽ rơi vào khổ độc. Vì nó đã làm cho chữ thứ 5 và thứ bảy trở thành cùng thanh. Việc chữ cuối và chữ “cuối – 2” khác thanh không những thơ ĐL mà nhiều thể thơ khác có đề cập đến.
    Về nhị tứ lục phân minh cũng có phần na ná như vậy, nhưng ở nội dung ngược lại nếu vị trí thứ hai và bốn mà đổi thanh thì không nghe được
    Nhưng vị trí thứ sáu đổi thanh thì đọc vẫn xuôi tai. Bây giờ ta lại nhìn vào bài thơ mà đổi thử.
    Như vậy, ý tôi là “nhất tam ngũ bất luận” hay “nhị tứ lục phân mình” đều cần xem lại, đừng vội áp dụng một cách máy móc.
    Hê hê hê...Em đã nói rất rõ là ý kiến của cá nhân em thôi anh TT à, cũng như quan điểm của anh về bài thơ ĐL có thể thất luật thoải mái...chứ không có ý kiến chê bai, giễu cợt thơ ai cả.
    Quan điểm của H là không phải ngẫu nhiên người ta ghép thêm chữ "Luật" vào sau chữ "Đường". Nếu một bài thơ mà không đúng luật tối thiểu thì sao lại gọi là thơ ĐL được. Còn gọi thơ "Đường chợ", hay "Đường phèn", hay "Đường tự do" gì gì đó thì tùy cách của từng người, nhưng chắc chắn sẽ ít người gọi là ĐL.
    Trong một bài thơ ĐL có nhưng lỗi có thể chấp nhận được, nhưng cũng có những lỗi tối kỵ. H nghĩ anh TT nên phân biệt rõ ràng được những lỗi đó chứ không đánh đồng nhau kiểu anh mắc lỗi này thì tôi có thể mắc lỗi kia...anh ạ.
    Last edited by Huyzozo; 20-04-2010 at 11:10 AM.

Trang 3 / 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... LastLast

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •