Trang 2 / 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... LastLast
Bài 11 đến 20/52

Chủ đề: Thế nào là một bài thơ hay

  1. #11
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tường Thụy's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.466
    Thanks
    1.155
    Thanked 1.531 Times in 370 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Thơ cần diễn đạt đơn giản, hướng tới sự đơn giản:

    Thế nào là một bài thơ hay? Băn khoăn như thế vì tôi chẳng được học lý luận cơ bản về vấn đề này, chỉ đọc lõm bõm ở các sách báo.
    Thơ cần có cảm xúc, điều đó hẳn nhiều người đồng ý. Nhưng thể hiện bằng bút pháp như thế nào. Riêng tôi, tôi thích những bài thơ viết đơn giản, không cố tạo ra những chữ gọi là tìm tòi không cần thiết, không diễn đạt rối rắm. Đọc lên thấy dễ hiểu mà hay.
    Một từ rất thông thường, sử dụng đúng chỗ sẽ trở thành đắt giá.
    Việc sáng tạo ra từ mới đương nhiên vẫn rất cần thiết, nếu từ đó có khả năng biểu cảm. Nhưng nhiều khi người ta cố tìm ra chữ mới, chữ lạ hoặc bắt chước chữ gọi là mới lạ của người khác (hiện nay có nhiều chữ nghe là lạ, nhiều người đua nhau dùng, xin miễn ví dụ) Hoặc có chữ chỉ có tác giả hiểu (gọi là thơ đánh đố), nếu người đọc hiểu được thì hiệu quả truyền cảm cũng không hơn gì, nếu không nói là kém những từ ngữ quen thuộc.
    Tôi dẫn ra đây hai bài thơ: “Núi đôi” của Vũ Cao và “Gửi em cô thanh niên xung phong” của Phạm Tiến Duật. Hai bài thơ này, xét về chữ chẳng có gì gọi là cố chau chuốt. Nhưng thực ra tác giả đã cố không chau chuốt để được một bài thơ hay. Cố không chau chuốt thì lao động vất vả hơn là cố chau chuốt nhiều. Bài thơ cũng không có câu nào gọi là “đắt”, có nhiều câu như là bê nguyên xi câu nói thường ngày vào thơ, thậm chí có vẻ như còn “quê mùa” hơn câu nói bình thường, chẳng hạn:

    "Có lẽ nào anh lại mê em”
    “Người tinh nghịch là anh dễ thân”
    “Bảy năm về trước em mười bảy
    Anh mới hai mơi, trẻ nhất làng”


    Vậy mà khi đặt vào toàn bài, thì bài thơ lại rất hay. Đấy lại là những bài thơ nổi tiếng, được rất nhiều bạn đọc yêu thích. Tôi đã đọc ý kiến của Phạm Tiến Duật ở đâu đó, khi nói đến chuyện có người chê: “thơ gì mà cứ kim kim, nhọn nhọn”, anh nói đại ý rằng: “Tôi không biết đấy có phải là thơ không. Tôi yêu quí cô thanh niên xung phong thì tôi viết sao cho mọi người cũng yêu quí cô thanh niên xung phong như tôi”. Chùm thơ viết về Trường Sơn của Phạm Tiến Duật hầu hết được viết ra bằng bút pháp đó.
    Có thể nêu thêm bài "Gửi bác Trần Nhuận Minh" của Trần Đăng Khoa. Bài này đã được bình chọn vào 100 bài thơ hay nhất VN thế kỷ 20, chữ nghĩa có vẻ dông dài nhưng đọc thì rất thú vị:

    Em lông nhông bầu bạn
    Với kiến đen chó vàng

    Bao nhiêu là giun dế
    Đã khiêng vác em lên
    Tên tuổi em xủng xoảng
    Những mõ ran trống rền…


    Tôi viết mấy dòng này với vị trí của một người yêu thơ, một độc giả.

    Last edited by Tường Thụy; 19-09-2009 at 04:48 PM.
    Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
    Mỗi lúc online thấy ấm nồng
    Tình em trong mái nhà chung ấy
    Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.

    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/

  2. Thành viên cám ơn bài của Tường Thụy:

    thuphong (08-06-2011)

  3. #12
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tường Thụy's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.466
    Thanks
    1.155
    Thanked 1.531 Times in 370 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Bài thơ hay, trước hết phải được độc giả đón nhận

    Tôi nghĩ thế và thấy nhiều bạn cũng có ý kiến như thế. Bài thơ hay phải được độc giả chấp nhận chứ không phải là tác giả “tự sướng”. Tôi đã từng bị “tra tấn” bởi một tác giả phân tích thơ của anh hàng giờ, bài này ý nghĩa thế nào, chữ kia đắt ở chỗ nào, không cần biết tôi có nghe hay không. Thực ra tôi chẳng nhớ (chứ không nói là thuộc) được bài nào của anh cả.
    Độc giả ở đây là bạn đọc ít nhiều có khả năng thẩm thơ chứ không phải dạng “đem đàn mà gảy tai trâu”. Nếu không có khả năng thẩm thơ thì tác giả cũng đành “khóc”. Ví dụ một người không quan tâm đến thơ, không đọc thơ bao giờ thì nhất định họ không thể thích mấy bài thơ tôi đã dẫn (trong comment trên) bằng mấy bài thơ lục bát đủ vần trên báo tường chi đoàn.
    Tuy vậy, tôi cũng cần đôi câu bàn về ý kiến của độc giả.
    Chúng ta thường gặp những lời khen bài này của bạn A hay, bài kia của bạn B hay. Lời khen là rất quí, nhưng không có nghĩa là đại diện cho bạn đọc, mà chỉ là ý kiến cá nhân.
    Tôi nói thế không có nghĩa là phủ nhận lời khen, chê. Lời khen chê chân thành và chính xác sẽ có giá trị tham khảo khi đánh giá một bài thơ, một tác giả.
    Tôi mong các biên tập viên khi làm việc cần hết sức khách quan, tránh bị chi phối bởi dư luận, không nhìn tên tác giả để chọn.
    Last edited by Tường Thụy; 02-10-2009 at 10:40 PM.
    Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
    Mỗi lúc online thấy ấm nồng
    Tình em trong mái nhà chung ấy
    Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.

    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/

  4. Thành viên cám ơn bài của Tường Thụy:

    thuphong (08-06-2011)

  5. #13
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket yeu100C's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    958
    Thanks
    647
    Thanked 1.543 Times in 308 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Bài thơ hay là bài thơ Phale khen hay, bác truongthuy vỗ tay, Nhatnguyet không cau mày và cả làng đều thích. Đơn giản thế mà cứ tranh cãi mãi.
    Nào hay số kiếp chuồn chuồn
    Khi vui chuồn đậu khi buồn chuồn bay

  6. Có 2 thành viên cám ơn bài của yeu100C:

    NCĐ.2009 (19-09-2010),thuphong (08-06-2011)

  7. #14
    Newbie Photobucket
    Ngày gia nhập
    Oct 2009
    Bài viết
    3
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    chả có thơ nào hay cả rặt là mơ với chả mộng buồng với lại vu vơ

  8. #15
    Gold Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket NHAT NGUYET's Avatar
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    1.320
    Thanks
    890
    Thanked 1.050 Times in 231 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Trích dẫn Trích dẫn của perfect_man Xem bài viết
    chả có thơ nào hay cả rặt là mơ với chả mộng buồng với lại vu vơ
    "Buồng với lại vu vơ" câu này hay nhất !

  9. Có 2 thành viên cám ơn bài của NHAT NGUYET:

    NCĐ.2009 (19-09-2010),thuphong (08-06-2011)

  10. #16
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tường Thụy's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.466
    Thanks
    1.155
    Thanked 1.531 Times in 370 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Trong comment trước, TT nêu ý kiến "Thơ cần diễn đạt đơn giản, hướng tới sự đơn giản". Nay gặp bài viết này, đọc thấy phù hợp bèn đưa về đây cùng các bạn tham khảo:

    Dịch Thơ Việt ra… Thơ Ta


    Bẵng đi một thời gian, khi làng blogger xôn xao chuyện Đỗ Hoàng dịch Thơ Việt ra… Thơ Việt (không phải ra Thơ Tây!) tôi mới tìm đọc, thì đã bị anh xóa hết. Tôi liền “truy lùng” tóm gọn anh và lấy về được một tập bản thảo thơ dịch hơn 20 bài. Đỗ Hoàng nói nhỏ: “Đọc xong nhớ gửi trả mình nhé, đừng phát tán nguy hiểm lắm...'

    Lâu nay chúng ta thường đọc những tác phẩm văn học nước ngoài hay những sáng tác bằng chữ Hán, chữ Nôm của người xưa được dịch ra chữ Quốc ngữ.

    Một năm trở lại đây, nhà thơ Đỗ Hoàng làm người dịch thơ Việt ra thơ Việt, gây sự chú ý, ngỡ ngàng trong làng văn chương nước nhà. Đỗ Hoàng không phải dịch thơ Việt ra thơ Việt để giải trí, mà anh có chủ đích hẳn hoi.



    'Phiên dịch viên' chữ nghĩa, tâm hồn

    Hồi trước, khi chưa có blog cá nhân, Đỗ Hoàng đem phô - tô mang phân phát cho bạn bè cùng đọc. Khi có blog, anh tải lên đó tất cả những bài thơ đã dịch của mình.
    Thật lạ, từ khi những bài thơ đó được tải lên blog, số người truy cập tăng nhanh, số người comment nhiều, và tạo thành hai luồng ý kiến trái ngược nhau: đồng tình và phản đối.
    Thậm chí có nhiều ý kiến mang tính chất “khủng bố”, làm cho nhà thơ Đỗ Hoàng phải rút lui khỏi blog một thời gian.

    Tôi và Đỗ Hoàng cùng quê. Anh lớn hơn tôi chừng chục tuổi. Tôi quen Đỗ Hoàng từ hồi anh ra học Trường viết văn Nguyễn Du, năm 1982. Anh viết văn, làm thơ và dịch cả thơ chữ Hán.

    Tập thơ Tuý thì ca xuất bản năm 2001, anh dịch thơ Đường có những câu rất hay, ví dụ: “Rửa gươm trong sóng bể dâu/ Ngựa ăn cỏ máu tận đầu Thiên Sơn” (Nguyên văn: Tẩy binh điều chi thượng hải ba/ Phóng mã Thiên Sơn tuyết trung thảo - Bài Chiến thành Nam của Lý Bạch).

    Vào một buổi chiều cách đây hơn năm, tôi với Đỗ Hoàng ngồi nhâm nhi mấy cốc bia bên gốc sấu cổ, khi đã ngà ngà, anh liền đọc thơ. Lúc đầu tôi tưởng anh đọc thơ của anh sáng tác, nhưng không phải, mà đó là thơ người khác được anh dịch ra lục bát. Tôi cứ tưởng anh làm cho vui.

    Bẵng đi một thời gian, khi làng blogger xôn xao chuyện Đỗ Hoàng dịch thơ Việt ra thơ Việt tôi mới tìm đọc, thì đã bị anh xóa hết. Tôi liền “truy lùng” tóm gọn anh và lấy về được một tập bản thảo thơ dịch hơn 20 bài.

    Đỗ Hoàng nói nhỏ: “Đọc xong nhớ gửi trả mình nhé, đừng phát tán nguy hiểm lắm”. Tôi nghĩ, chắc Đỗ Hoàng còn sợ những tin nhắn trên blog, nên lo xa như vậy. Tôi hứa chỉ dùng một vài dẫn chứng để viết bài, sau đó trả anh ngay, anh mới yên tâm bắt tay tôi phóng xe máy đi nhà in.

    Đọc cả tập thơ dịch Đỗ Hoàng đưa, tôi thấy những nhà thơ được anh dịch nhiều nhất là Hoàng Vũ Thuật, Vi Thùy Linh, Văn Cầm Hải, Thanh Tâm Tuyền, Thanh Tùng…

    Một lần, hỏi chuyện Đỗ Hoàng, tôi được biết anh dịch thơ Việt ra thơ Việt bởi sự “phản ứng” với một số cây bút sáng tác thơ cách tân, làm thơ bí hiểm, người đọc không hiểu nổi.

    Anh và nhà thơ Vương Trọng - hai nhà thơ xuất thân từ thầy dạy Toán là hai đại biểu bảo vệ cách làm thơ truyền thống, bởi “thơ trọng ở tình cảm, đổi mới nội dung mới đáng quý, còn hình thức thơ như chúng ta từng có đã đủ để sáng tác được nhiều bài thơ hay”.

    Không những thế, Đỗ Hoàng còn viện dẫn cả Lục Du bên Tàu: “Công phu thâm xứ thi bình dị” (Thơ hay nhất là thơ phải bình dị). Thơ ca làm khó hiểu, rắc rối là hạ thấp thơ, anh không thể nào chịu nổi.

    Cơn “dị ứng” nổi lên, anh lôi ngay bài thơ Mãi viên trà của người bạn thân thiết nhất là Hoàng Vũ Thuật ra dịch. Sáng tạo lại trong cơn xúc động bởi sự ức chế, nên Đỗ Hoàng dịch rất nhanh.

    Dịch xong, đọc lại thấy hay, bài thơ như được “nâng cấp”, Đỗ Hoàng liền mang sang nhà nhà thơ Lê Đình Cánh - môt người thơ sành lục bát - đọc cho ông nghe.

    Lê Đình Cánh “tiếp sức” cho Đỗ Hoàng bởi những lời khen ngất trời. Đặc biệt ông thích hai câu cuối:

    Kết vào nhau tựa thêu thùa

    Linh hồn tôi với ngải bùa cỏ cây

    (nguyên bản: kết dính vào nhau/ linh hồn tôi/ dính vào cành lá).

    Không những thế, ông còn khuyến khích Đỗ Hoàng dịch tiếp và gửi in báo.

    Được đà, trong một tháng, anh dịch được hơn chục bài. Dịch được bài nào anh xuất bản mồm cho các bạn thơ, bạn rượu của mình nghe. Nhiều người khen ngợi. Thế là anh tung lên mạng.

    Nhà thơ Tùng Bách ở tận Vũng Tàu khen trực tiếp trên blog bằng mấy câu lục bát:

    Hoan hô bác Đỗ thật cừ

    Dịch Văn Cầm Hải cứ như uống trà

    Nguyên bản em đọc không ra

    Xem qua bản dịch thế mà lại hay.

    Tôi đã đọc hết những bài thơ của Văn Cầm Hải, Vi Thùy Linh, Thanh Tâm Tuyền, Thanh Tùng, Trịnh Thanh Sơn… do Đỗ Hoàng dịch. Phải công nhận anh dịch lục bát rất khá. Không có một câu thơ nào lỗi vần. Ý tứ lại chuẩn.

    Bài thơ Giấc mơ đi qua của Vi Thùy Linh được anh dịch thành lục bát, nói như nhà thơ Nguyễn Trọng Tạo là “hay một cách bất ngờ”.

    Tôi xin trích một khổ thứ hai trong bài thơ đó, nguyên bản:

    Đêm qua rơi dải khăn mây
    Gió đợi chờ nhau thơ thác
    Này đọt yêu thương
    Lớn trên tay những mầm khao khát

    Bản dịch:

    Mây đêm buông xuống bất ngờ
    Thơ reo tiếng nhạc, gió chờ đợi nhau
    Tình yêu có phép nhiệm màu
    Dồn khao khát nhớ lên đầu ngón tay.



    Chuyện chưa có hồi kết

    Không giống như dịch thơ chữ Hán ra thơ Việt, Đỗ Hoàng dịch rất sát nghĩa, song dịch thơ Việt ra thơ Việt, có những chỗ anh “phải thêm lời, ý tứ vào bài thơ mới rõ nghĩa, vì bản chính tắc tị”.

    Vì vậy anh bảo nhiều khi phải “nghĩ nát óc” để đọc thơ, luận nghĩa. Đọc để hiểu được thơ của các nhà thơ “đổi mới” đã khó, dịch nó lại càng khó hơn. Khó bởi phải dịch làm sao thật sát, thật hay để người có bài thơ được dịch phải chịu, người đọc, người nghe phải khen.

    Thành công cũng có, song thất bại cũng không ít. Nguyên nhân thất bại là do không hiểu nổi bài thơ của tác giả đó nói gì, hoặc phải thêm ý của mình vào quá liều lượng.

    Đỗ Hoàng đơn cử một ví dụ nhỏ về tiêu đề một bài thơ của Hoàng Vũ Thuật, có tên Mãi viên trà. Khi mới đọc, Đỗ Hoàng không thể hiểu nổi. Sau này, có dịp vào Đồng Hới, Quảng Bình, anh mới thấy có cái quán tên Mãi Viên Trà mới vỡ lẽ. Thế mà khi dịch, chữ “Mãi Viên Trà” anh không thể nào dịch được, đành để nguyên.

    Một lần gặp nhà thơ Hoàng Vũ Thuật ở Đồng Hới, tôi cho anh xem bài thơ Mãi Viên Trà do Đỗ Hoàng dịch. Hoàng Vũ Thuật đọc rất chăm chú. Đọc xong, ngẩng lên anh bảo: “Hoàng dịch rất chuẩn, lục bát có thần”. Nhưng sau đó mặt anh lặng buồn, nhìn ra cửa biển nói tiếp: “Đỗ Hoàng cũ lắm rồi. Bài thơ nào cũng dịch ra lục bát theo âm điệu của thế kỷ 18 thì còn gọi gì là thơ đời nay nữa…”.

    Tôi kể lại chuyện Hoàng Vũ Thuật đã nói cho Đỗ Hoàng nghe. Đỗ Hoàng “xù lông” nói cái câu đã từng nói rất nhiều lần, ở rất nhiều nơi về thơ lục bát: “Thơ lục bát là quốc hồn, quốc tuý. Truyện Kiều hay và mới đến muôn đời. Hoàng Vũ Thuật ngông cuồng!”.

    Tôi không dám bình luận gì thêm bởi Đỗ Hoàng đang trong cơn “cuồng nộ”. Chuyện người dịch thơ Việt ra thơ Việt đến nay chưa có hồi kết. Bởi càng ngày càng có nhiều người làm thơ theo lối mới, nghĩa là “không làm thơ theo lối tranh cảnh” như Phạm Quỳnh đã nói, mà thơ của họ đa chiều, lấy sự ám ảnh và nhịp tâm hồn làm trọng. Do đó, người dịch thơ còn phải “lao động” dài dài, và cần phải lao động có năng suất mới đạt được hiệu quả mong muốn.

    Rất may, hiện nay Đỗ Hoàng đang làm biên tập ở Tạp chí Nhà Văn, nên có điều kiện thuận lợi hơn. Và tôi nghĩ, không chừng, theo gót anh, có nhiều nhà thơ khác cũng đi dịch thơ Việt ra thơ Việt trong tương lai. Chuyện này dễ gây nên một “cú sốc” trong làng thơ Việt.

    Biết đâu, từ đó nảy sinh ra một cuộc tranh luận mang độ nóng cao, tạo đà cho cuộc cách mạng thơ trong giai đoạn mới? Khi đó, tên tuổi Đỗ Hoàng sẽ đi vào lịch sử văn học!

    Tôi không muốn bình luận gì về chuyện dịch thơ này, vì người dịch là bạn tôi và người được/ bị dịch cũng là bạn/ đồng nghiệp của tôi. Tôi rất muốn đứng về một phía. Nhớ câu nói xưa “dĩ hoà vi quý”, nên chỉ xin phép được chép ra một bài thơ mà Đỗ Hoàng đã dịch để bạn đọc cùng xem xét, suy ngẫm.

    Theo: Trần Quang Đạo



    Bản gốc:
    Tôi nằm dưới bóng râm thời trang
    Kinh nghiệm xanh rì rào thành phố
    Đất nước tôi
    Những vòng môi mặn đỏ phù sa
    Ngọn tầm vông chuyển giao đất trời
    Tư duy tâm
    Đổi mới
    Giấc chiêm bao lịch sử nóng ran
    Công trường
    Và chiếc nôi đầy đặn ngữ pháp khóc cười
    Văn hiến
    Đi tìm chồng cho mẹ Âu Cơ
    Mà mất biết bao chùm điện tử
    Không hoá giải
    Hình quê hương trong khói hát mồ hôi…
    Văn Cầm Hải


    Bản dịch:
    Tôi nằm dưới bóng thời trang
    Ôi, kinh nghiệm xanh râm ran phố phường
    Đất nước tôi mấy đoạn trường
    Phù sa mặn đỏ thêm hường vòng môi!
    Ngọn tầm vông chuyển đất trời
    Tư duy đổi mới hồn người tâm can!
    Chiêm bao lịch sử nóng ran
    Công trường sôi động mở mang xứ nghèo
    Nôi đầy cười khóc, lời yêu
    Nền văn hiến để dệt thêu bóng cờ
    Tìm chồng cho mẹ Âu Cơ
    Bao chùm điện tử bất ngờ mất đi!
    Muốn hoá giải, phỏng được gì
    Mồ côi khúc hát cũng vì hình quê!
    Đỗ Hoàng


    Nguồn: lucbat.com

    (Còn tiếp)
    Last edited by Tường Thụy; 11-10-2009 at 05:44 PM.
    Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
    Mỗi lúc online thấy ấm nồng
    Tình em trong mái nhà chung ấy
    Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.

    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/

  11. Thành viên cám ơn bài của Tường Thụy:

    thuphong (08-06-2011)

  12. #17
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tường Thụy's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.466
    Thanks
    1.155
    Thanked 1.531 Times in 370 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    VÌ SAO TÔI DỊCH THƠ VIỆT RA THƠ VIỆT

    Tôi không phải là nhà phê bình chuyên nghiệp, nên thấy thơ thích là đọc, không thích thì thôi. Hơn nữa, tôi là người làm thơ, mà thơ thì trăm người trăm vẻ, người thích kiểu này, người thích kiểu kia, không ai giống ai. Mình chê thơ người ta thì khác nào chị hàng cá nguýt chị hàng thịt. Vậy nên khi các kiểu "thơ " đua nhau ra đời, thậm chí có tác giả thơ được lăng xê này nọ hoặc đoạt những giải thưởng do nhiều tổ chức trao tặng, tôi vẫn mảy may làm im.
    Nhưng rồi càng ngày càng thấy nhiều người sa đà vào kiểu viết tắc tỵ hoặc dài dòng văn tự, dây cà ra dây muống, ba voi không ngọt bát xáo ( tức là đa ngôn) thơ không vần không điệu,,. không giống Việt cũng chẳng ra Tàu, ra Tây. Thơ họ giống như người nước ngoài học 100 tiết tiếng Việt làm thơ Việt; cũng như chúng ta học 100 tiết tiếng Anh làm thơ tiếng Anh! Ấy vậy mà cũng có người hết lời ca ngợi xem đó là cách tân, đổi mới thơ Việt. Thật ra khi đọc kỹ, thì thấy những người viết ấy chẳng có gì là cách tân, đổi mới, họ chỉ khuấy nước đục lên để không ai biết cái ao thơ của họ quá cạn mà tthôi. Họ càng làm tắc tỵ để càng nhiều người không hiểu, để họ càng " thiên tài"!
    Lại thêm nhiều người viết bài ca ngợi. Tôi thấy không đúng. Người không hiểu thơ ca ngợi đã đành, người hiểu thơ cũng vì thế này, thế nọ mà ca ngợi là không được. Cái hại cuối cùng không phải là người làm thơ đích thực mà hại cho người đọc. Người đọc hoang mang không biết định hướng thế nào, đâu là thật, đâu là giả, vàng thau lẫn lộn! Họ hoang mang vì họ thấy những nhà phê bình có tên tuổi khen, những nhà thơ có thương hiệu khen. Như vậy thật là bất công!
    Tôi thấy tôi phải làm một việc gì đó, họa may cung cấp một thông tin mà tôi cho là chính xác cho người đọc về cái gọi là "Thơ" đang ngự trị văn đàn. Tôi chẳng có diễn đàn nào, thôi chỉ có cách duy nhất là dịch nó ra thơ Việt, vừa cho mình hiểu, biết đâu có người nào đó hiểu cũng được, thế là mừng. Rồi đi đọc chui, xuất bản miệng.

    ĐỖ HOÀNG


    Nguồn: Lê Thiếu Nhơn:
    Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
    Mỗi lúc online thấy ấm nồng
    Tình em trong mái nhà chung ấy
    Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.

    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/

  13. Thành viên cám ơn bài của Tường Thụy:

    NCĐ.2009 (19-09-2010)

  14. #18
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tường Thụy's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.466
    Thanks
    1.155
    Thanked 1.531 Times in 370 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Xin giới thiệu thêm một số bài "dịch" của Đỗ Hoàng:


    Lê Văn Ngăn
    Nguyên bản
    Ở Huế
    Những ngày tôi còn ở Huế
    lưu vực sông Hương thường vọng về tiếng nước gọi tôi thức dậy sớm
    Dưới nền trời chưa tắt những vì sao các con đường nằm lặng im đợi bước chân người
    Và người hiện ra từ những ánh đèn quá khứ
    Người đi về phía ngày mai
    Người qua đời đã lâu nhưng còn sống giữa lòng người
    Bên người và những câu chuyện tôi biết quê hương tôi có tiếng nói riêng tiếng nói của một xứ sở lớn lên từ những vết thương và niềm vinh dự
    Dường như trong đôi mắt em dịu dàng còn thấp thoàng những bóng hình những vết thương và niềm vinh dự
    Bên người và những câu chuyện tôi biết quê hương tôi còn mở những ngả đường hướng ra thế giới hướng vào mỗi tâm hồn người
    Từ đó
    Tôi nhận ra sự giàu có không chỉ vì đồng tiến
    Rồi sẽ đến ngày tôi không còn ở Huế
    Rồi Sông Hương sẽ vắng một người lắng nghe tiếng nước gọi mình.
    ( Bài in trên Tạp chí Thơ số 2 – 2008)

    Bản dịch
    Ở Huế
    Những ngày ở Huế còn tôi.
    Sông Hương nguồn cội vọng lời yêu thương.
    Ngàn sao đang vượt thái dương.
    Đợi chờ người bước lên đường vững tin.
    Chớp lòa quá khứ hiện in,
    Người đi về nẻo lưu hình mốt mai.
    Người khuát dù đã khuất rồi.
    Như còn sống giữa tình người mến yêu.
    Bên người huyền thoại thật nhiều
    Quê hương sáng sáng, chiều chiều thiêng liêng.
    Giọng quê kiêu hãnh ưu phiền
    Dường như có ánh mắt tiên dịu dàng
    Bóng hình vô ảnh mênh mang
    Nỗi đau dịu lại rỡ ràng niềm thương
    Có người dẫn lối phi thường.
    Nhìn ra bốn cõi, mở đường tâm linh.
    Hướng vào sâu thẳm con tim,
    Giàu sang đâu chỉ tiền in cõi còm.
    Ngày tôi ở Huế không còn
    Sông Hương vắng tiếng người con gọi mình!





    Phan Thị Vàng Anh
    Nguyên bản
    Ngày thư ba ở Hội An
    Trăng sáng
    Ngư dân ở nhà chơi với vợ
    đợi đêm còn ra với phong ba
    Trăng sáng
    ước bạc, lưới không sao giấu mắt
    Cá băng tung tẩy từng đàn
    Ngộp thở
    Phố cổ oi, đèn lồng vàng và đỏ
    Người đi từng đang đổ về phía bờ sông
    Sực nhở ra thắt cả lòng
    Lúc đi cửa đã không bật đèn.
    26-3-2004
    (Theo Tập thơ Gửi VB - Phan Thị Vàng Anh)

    Bản dịch
    Ngày thứ ba ở Hội An
    Thường khi trăng đầy sáng
    Ngư dân vui vợ nhà.
    Đợi khi đêm đen đến
    Còn ra với phong ba!
    Trong những đêm trăng sáng
    Nước ánh bạc, ánh vàng,
    Soi rõ cả mắt lưới
    Cá tung tăng từng đàn.
    Phố cổ oi, ngộp thở.
    Đỏ vàng sắc đèn lồng,
    Người đi đông đông quá,
    Đổ về phía bờ sông.
    Sực nhớ thắt cả lòng.
    Cửa khép, đèn không bật!
    Hà Nội ngày 20 -1 - 2008



    Nguyễn Quang Thiều
    Nguyên bản
    Trong quán rượu rắn
    Những con rắn được thủy táng trong rượu
    Linh hồn nó bò qua miệng bình nằm cuộn khoanh đáy chén
    Bò nữa đi, bò nữa đi qua đôi môi bạc trắng
    Có kẻ say gào lên những khúc bụi bờ

    Một chóp mũ và một đôi giày vải
    Mắt ngơ ngơ loang mãi đến chân trời
    Nhóm u uất trong những vòm tháp cổ
    Người suốt đời lảm nhảm với hư vô

    Như đá vỡ, như vật vờ lau chết
    Thơ âm âm, thơ thon thót giật mình
    Kinh hãi chảy điên cuồng như lưỡi liếm
    Ngửa mặt cười trong tiếng khóc mộng du

    Bò nữa đi, bò nữa đi, hỡi những linh hồn rắn
    Nọc độc từng tia phun chói trong bình
    Người không uống rượu mà uống từng ký ức
    Mạch máu căng lên lên những vệt rắn bò

    Đêm vĩ đại chôn vùi trong quán nhỏ
    Rừng mang mang gọi những khúc thu vàng
    Rượu câm lặng chở những linh hồn rắn
    Có người say hát lên bằng nọc độc của mình.
    ( Trong tập Thi Tửu - NXB Hội Nhà văn quý IV năm 2007)

    Bản dịch:
    Trong quán rượu rắn
    Lũ rắn độc bị đem tửu táng
    Hồn bò quanh đáy chén, miệng bình
    Bò nữa đi qua môi bạc trắng
    Kẻ say gào giọng rượu thất kinh!

    Áo quần, mũ, tất giày trút bỏ
    Mắt ngu ngơ hoang mạc chân trời
    Nỗi u uất ứ vòm tháp cũ
    Với hư vô lảm nhảm suốt đời!

    Như đá vỡ, như vật vờ lau chết
    Hồn rên lên, tim thon thót nhói lòng
    Kinh hoàng chảy điên cuồng như lửa liếm
    Ngửa mặt cười khóc mộng du không!

    Bò nữa đi! Hỡi những linh hồn chêt!
    Nọc độc phun bầm cả đáy vò
    Không uống rượu mà uống từng ký ức
    Mạch máu căng lên những vệt rắn bò!

    Đêm dài rộng chôn vùi trong quán nhỏ.
    Rừng mang mang gọi từng khúc thu vàng.
    Rượu câm lặng chở bao linh hồn rắn.
    Hát bằng nọc độc mình, kẻ xỉn hú rất hăng!
    Hà Nội ngày 13 - 1 – 2008



    Vi Thùy Linh
    Nguyên bản
    Giấc mơ đi qua
    Em gặp mình
    Màu xanh mơ ước
    Sao trời phiêu linh
    Vòm đêm vỡ sáng
    Vầng trăng mê mải tròn đầy...

    Đêm rơi qua dải khăn mây
    Gió đợi chờ nhau thơ thác
    Nảy đọt yêu thương
    Lớn trên tay những mầm khao khát
    Khẻ về sắc cỏ thanh miên...

    Và bình minh thở phía trời xa
    Ngày lên! Giấc mơ tung cánh
    Không gian mở bao đường tuyệt đích
    Mùa về thức đợi riêng em
    (Theo Đặc Trưng – Thơ)

    Bản dịch:

    Cách 1:
    Giấc mơ đi qua
    Em đã gặp lại mình
    Trong giấc mơ có thực
    Màu xanh dâng mộng ước
    Giữa sao trời phiêu linh
    Có vòm đêm lóa sáng
    Có vầng trăng tròn in...

    Đêm rơi dải khăn mây
    Gió đợi chờ thơ nhạc
    Yêu đương đang nảy đọt
    Trên tay mầm khát khao
    Về sắc cỏ xanh màu...

    Trời xa bình minh rạng
    Ngày lên! Mơ tung cánh
    Trời mở đường tuyệt vời

    Mùa thức đợi em thôi!
    Hà Nội ngày 13 - 1 - 2008

    Cách 2:

    Giấc mơ đi qua
    Em như gặp lại chính mình
    Bao thanh âm bỗng hiện thành giấc mơ
    Màu xanh mộng ước đợi chờ
    Sao trời mờ nhạt bên bờ phiêu linh
    Vòm đêm vỡ sáng thình lình
    Vầng trăng tròn trịa dáng hình ngày xưa!

    Mây đêm buông xuống bất ngờ.
    Thơ reo tiếng nhạc, gió chờ đợi nhau.
    Tình yêu như phép nhiệm màu
    Dồn khao khát nhớ lên đầu ngón tay.

    Cỏ xanh, sắc liễu biếc gầy
    Bình minh tỏa rạng cho đầy trời xa
    Giấc mơ tung cánh tiên nga
    Không gian rộng mở đường ra truyệt vời.

    Mùa về thức đợi em thôi!
    Hà Nội ngày 10 - 9 - 2007


    Nguồn: Lê Thiếu Nhơn
    Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
    Mỗi lúc online thấy ấm nồng
    Tình em trong mái nhà chung ấy
    Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.

    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/

  15. Thành viên cám ơn bài của Tường Thụy:

    NCĐ.2009 (19-09-2010)

  16. #19
    Moderator PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket Tường Thụy's Avatar
    Ngày gia nhập
    Aug 2009
    Bài viết
    1.466
    Thanks
    1.155
    Thanked 1.531 Times in 370 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    TT mang vô đây danh sách này để bạn nào quan tâm thì tiện truy cập. Tuy nhiên dư luận cũng nhiều bàn tán

    DANH SÁCH 100 BÀI THƠ VIỆT NAM HAY NHẤT THẾ KỶ 20:

    1) Nguyên Tiêu - Hồ Chí Minh.
    2) Ngày Hòa bình đầu tiên - Phùng Khắc Bắc.
    3) Những bóng người trên sân ga - Nguyễn Bính.
    4) Tạm biệt Huế - Thu Bồn.
    5) Vào chùa - Đồng Đức Bốn
    6) Sư đoàn - Phạm Ngọc Cảnh.
    7) Chiếc xe xác qua phường Dạ Lạc - Văn Cao.
    8) Núi Đôi - Vũ Cao.
    9) Bên kia sông Đuống - Hoàng Cầm.
    10) Tràng Giang - Huy Cận.
    11) Dọn về làng - Nông Quốc Chấn.
    12) Quê hương - Nguyễn Bá Chung.
    13) Say đi em - Vũ Hoàng Chương.
    14) Miền Trung - Hoàng Trần Cương.
    15) Đường về quê mẹ - Đoàn Văn Cừ.
    16) Anh đừng khen em - Lâm Thị Mỹ Dạ.
    17) Nguyệt cầm - Xuân Diệu.
    18) Cô bộ đội ấy đã đi rồi - Phạm Tiến Duật.
    19) Tây tiến - Quang Dũng.
    20) Lên Côn Sơn - Khương Hữu Dụng.
    21) Đò lèn - Nguyễn Duy.
    22) Chiều - Hồ Dzếnh.
    23) Thăm mả cũ bên đường - Tản Đà.
    24) Cha tôi - Lê Đạt.
    25) Mẹ và quả - Nguyễn Khoa Điềm.
    26) Núi mường Hung dòng sông Mã - Cầm Giang.
    27) Mắt buồn - Bùi Giáng.
    28) Hai sắc hoa tigôn - T.T.KH.
    29) Đọc thơ Ức Trai - Sóng Hồng.
    30) Bài thơ tình ở Hàng Châu - Tế Hanh.
    31) Trở về quê nội - Ca Lê Hiến.
    32) Đêm mưa - Hoàn.
    33) Những đứa trẻ chơi trước cửa đền - Thi Hoàng.
    34) Cửu Long giang ta ơi - Nguyên Hồng.
    35) Đêm nay Bác không ngủ - Minh Huệ.
    36) Nỗi niềm Thị Nở - Quang Huy.
    37) Đường khuya trở bước - Đinh Hùng.
    38) Người về - Hoàng Hưng.
    39) Đồng chí - Chính Hữu.
    40) Khi con tu hú - Tố Hữu.
    41) Lên Cấm sơn - Thôi Hữu.
    42) Lời nói dối nhân ái - Trang Thế Hy.
    43) Gánh nước đêm - Á Nam Trần Tuấn Khải.
    44) Tỳ bà - Bích Khê.
    45) Gửi bác Trần Nhuận Minh - Trần Đăng Khoa.
    46) Thu điếu - Nguyễn Khuyến.
    47) Bến Mi Lăng - Yến Lan.
    48) Tháp Chàm - Văn Lê.
    49) Ông đồ - Vũ Đình Liên.
    50) Đèo cả - Hữu Loan.
    51) Viếng bạn - Hoàng Lộc.
    52) Tiếng thu - Lưu Trọng Lư.
    53) Nhớ rừng - Thế Lữ.
    54) Một vị tướng về hưu - Nguyễn Đức Mậu.
    55) Những mùa trăng mong chờ - Lê Thị Mây.
    56) Dặn con - Trần Nhuận Minh.
    57) Hội Lim - Vũ Đình Minh.
    58) Khóc người vợ hiền - Tú Mỡ.
    59) Cuộc chia ly màu đỏ - Nguyễn Mỹ.
    60) Quê hương - Giang Nam.
    61) Thị Màu - Anh Ngọc.
    62) Nhớ - Hồng Nguyên.
    63) Trời và đất - Phan Thị Thanh Nhàn.
    64) Người đàn bà ngồi đan - Ý Nhi.
    65) Nhớ máu - Trần Mai Ninh.
    66) Mẹ - Nguyễn Ngọc Oánh.
    67) Bông và mây - Ngô Văn Phú.
    68) Muôn vàn tình thân yêu trùm lên khắp quê hương - Việt Phương.
    69) Đợi - Vũ Quần Phương.
    70) Tên làng - Y Phương.
    71) Lời mẹ dặn - Phùng Quán.
    72) Có khi nào - Bùi Minh Quốc.
    73) Tự hát - Xuân Quỳnh.
    74) Áo lụa Hà Đông - Nguyên Sa.
    75) Bài thơ của một người yêu nước mình - Trần Vàng Sao.
    76) Người đẹp - Lò Ngân Sủn.
    77) Đồng dao cho người lớn - Nguyễn Trọng Tạo.
    78) Tống biệt hành - Thâm Tâm.
    79) Dấu chân qua trảng cỏ - Thanh Thảo.
    80) Đất nước - Nguyễn Đình Thi.
    81) Những người đàn bà gánh nước sông - Nguyễn Quang Thiều.
    82) Nghe tiếng cuốc kêu - Hữu Thỉnh.
    83) Bao giờ trở lại - Hoàng Trung Thông.
    84) Bờ sông vẫn gió - Trúc Thông.
    85) Bến đò ngày mưa - Anh Thơ.
    86) Thăm lúa - Trần Hữu Thung.
    87) Cổ lũy cô thôn - Phạm Thiên Thư.
    88) Nói sao cho vợi - Thu Trang.
    89) Mưa đêm lều vó - Trần Huyền Trân.
    90) Bên mộ cụ Nguyễn Du - Vương Trọng.
    91) Nhớ Huế quê tôi - Thanh Tịnh.
    92) Màu thời gian - Đoàn Phú Tứ.
    93) Đây thôn Vĩ Dạ - Hàn Mặc Tử.
    94) Nhớ vợ - Cầm Vĩnh Ui.
    95) Em tắm - Bạc Văn Ùi.
    96) Một ngày ta ngoái lại - Đinh Thị Thu Vân.
    97) Tổ quốc bao giờ đẹp thế này chăng - Chế Lan Viên.
    98) Bếp lửa - Bằng Việt.
    99) Vườn trong phố - Lưu Quang Vũ.
    100) Thương vợ - Trần Tế Xương
    Niềm riêng nhưng vẫn thắm tình chung
    Mỗi lúc online thấy ấm nồng
    Tình em trong mái nhà chung ấy
    Vẫn giấu riêng anh một tấm lòng.

    http://nguyentuongthuy2012.wordpress.com/

  17. Thành viên cám ơn bài của Tường Thụy:

    NCĐ.2009 (19-09-2010)

  18. #20
    Newbie Photobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    21
    Thanks
    0
    Thanked 0 Times in 0 Posts

    Default Ðề: Thế nào là một bài thơ hay

    Em chỉ là người học đòi làm thơ thôi . Nhưng em có một số ý kiến sau:

    Về mặt chủ quan, tác giả phải đưa được hồn cũng như cảm xúc thực sự vào thơ. Chính bản thân họ cũng tâm đắc với bài thơ đó. (Biết mình)

    Về mặt khách quan, độc giả có thể chia thành 2 đối tượng: am hiểu văn thơ và không. Nếu là độc giả không am hiểu văn thơ, thì họ sẽ đánh giá những bài thơ có vần điệu, dễ đọc, dễ hiểu, dễ cảm nhận, nói chung dễ đi vào lòng người là hay (thơ bình dân). Nếu độc giả am hiểu văn thơ thì họ chờ đợi nhiều hơn về tính nghệ thuật, tính độc đáo, sự trau chuốt câu từ, sự sắp xếp vần điệu, ý tứ sâu xa... của bài thơ được đánh giá là hay (thơ bác học). (Biết người)

    Ngày xưa em là dân tự nhiên nên có gì không phải mong các anh chị bỏ qua cho.
    =========================================
    Thôi đừng khóc nữa thơ ơi!
    Ta đang nghe thấy rối bời trong tim.
    Khép chi cánh cửa im lìm?
    Ái ân hờ hững, con tim héo mòn.

    =========================================

Trang 2 / 6 Đầu tiênĐầu tiên 1234 ... LastLast

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •