Trang 3 / 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... LastLast
Bài 21 đến 30/59

Chủ đề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

  1. #21
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    22. (KTNN 100, ngày 15-01-1993)
    Con lân là con gì? Có phải đó cũng là con kỳ lân hay không? Tại sao ngoài Bắc gọi là "múa sư tử" mà trong Nam lại gọi là "múa lân"?


    AN CHI:

    Con lân cũng gọi là con kỳ lân. Nguyên kỳ là tên của con đực, còn lân là tên của con cái. Người ta ghép lại mà gọi chung là kỳ lân. Ngày nay lân hoặc kỳ lân chỉ cả con đực lẫn con cái. Tiếng Pháp dịch là unicorne, tiếng Anh là unicorn. Lân là con vật đứng hàng thứ hai trong tứ linh: long (rồng), lân, qui (rùa), phụng (phượng hoàng). Nó là một con vật thần thoại thân hươu, móng ngựa, đuôi bò, miệng rộng, mũi to, có một sừng, lông trên lưng thì ngũ sắc mà dưới bụng thì màu vàng. Tục truyền rằng nó là một con vật hiền lành (nhân thú), không đạp lên cỏ tươi và không làm hại các vật sống. Tục còn truyền rằng vì nó là một con thú có nhân như thế cho nên vua chúa ai là người có nhân thì mới được nhìn thấy nó. Múa lân tức là múa kỳ lân. Sở dĩ trong Nam gọi múa lân mà ngoài Bắc gọi là múa sư tử là vì nhác trông thì con lân giống con sư tử (Đại Nam quấc âm tự vị của Huình-tịnh Paulus Của cũng giảng lân là một "con thú giống con sư tử"). Vì vậy, người ta đã nhầm múa lân thành "múa sư tử” rồi cứ thế mà gọi lâu ngày thành quen. Nhưng cứ nhìn vào cái đầu lân (để múa) với cái miệng rộng, cái mũi to và cái sừng nổi cộm thì biết ngay đó không phải là con sư tử rồi.

  2. #22
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    23. (KTNN 100, ngày 15-01-1993)
    Tại sao lại gọi là "con giáp"? Mỗi con giáp có bao nhiêu năm?


    AN CHI:

    Hai tiếng con giáp là một lối nói của phương ngữ Nam Bộ. Trong phương ngữ này con giáp là một chu kỳ 12 năm âm lịch gọi bằng tên của 12 địa chi từ Tí đến Hợi. Nghĩa này đã cho ra một nghĩa rộng là chu kỳ thời gian từ một năm đã cho đến năm cùng một tên chi với nó sau đó 12 năm, chẳng hạn từ năm Nhâm Thìn 1832 đến năm Giáp Thìn 1844, hoặc từ năm Đinh Hợi 1947 đến năm Kỷ Hợi 1959, v.v.. Do đó mà người sanh năm Nhâm Thìn 1832 lớn hơn người sanh năm Giáp Thìn 1844 một con giáp, còn người sánh năm Kỷ Hợi 1959 thì nhỏ hơn người sánh năm Đinh Hợi 1947 một con giáp. Ngoài ra, trong khẩu ngữ của tiếng địa phương Nam Bộ, con giáp còn có nghĩa là con vật tượng trưng của mỗi chi trong 12 địa chi nữa (chẳng hạn con chuột cho năm Tý, con trâu cho năm Sửu, v.v… Do đó mới có câu "Mười hai con giáp không giống con nào”.

    Vậy tại sao lại gọi là con giáp? Nguyên ngày xưa người ta đã theo thứ tự trước sau của thập can và thập nhị chi mà phối hợp các can và các chi với nhau sao cho có được một chu kỳ gồm 60 đơn vị bắt đầu từ Giáp Tí cho đến Quý Hợi, trong đó mỗi đơn vị được gọi bằng một tên kép gồm có một tên can và một tên chi. Chu kỳ này được trình bày thành một bảng gồm có 60 ô. Bảng này gọi là hoa giáp. Trong phương ngữ Bắc Bộ, hoa giáp đã được nói tắt thành giáp. Giáp thoạt đầu vẫn được hiểu là một chu kỳ gồm 60 năm, về sau lại được linh động hiểu thành một chu kỳ 12 năm như cách hiểu thong thường hiện nay. Tuy cũng cùng một cách chuyển nghĩa như trên nhưng trong phương ngữ Nam Bộ thì hoa giáp lại trở thành con giáp vì hai lý do. Một là người ta vẫn bị ám ảnh bởi các con vật tượng trưng cho mỗi chi khi nói đến hoa giáp. Hai là tiếng con vừa có tác dụng nhắc nhớ đến các con vật như đã nói ở trên, lại vừa đồng âm với con là một từ chỉ chu kỳ như trong con nước, con trăng v.v. mà hoa giáp thì rõ ràng là một chu kỳ. Vì hai lý do đó mà con đã thay thế cho hoa.

  3. #23
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    24- (KTNN 101, ngày 01-02-1993)
    ĐỘC GIẢ: Xin cho biết xuất xứ của tên gọi Ba Son (Nhà máy Ba Son).


    AN CHI:

    Về tên Ba Son, trong Sài Gòn năm xưa, Vương Hồng Sển đã ghi nhận bốn cách giải thích sau đây
    1. Trước kia có một anh thợ nguội tên Son, thứ ba, đã vào làm ở sở này. Người ta bèn lấy thứ và tên của anh mà gọi tên sở là Ba Son.
    2. Trước khi Ba Son được thành lập thì nơi đó có một con xẻo chảy qua. Xẻo này có nhiều cá. Người Pháp thường đến câu ở đó và gọi nó là "mare aux poissons” (ao cá). Khi xây dựng xưởng Ba Son, con xẻo tuy bị lấp nhưng tên vẫn còn. Người ta bèn phiên âm poissons thành Ba Son để gọi xưởng mới thành lập.
    3. Ba Son là do tiếng Pháp reparation có nghĩa là “công việc sửa chữa” mà ra (Ba Son vốn là nơi sửa chữa tàu thủy).
    4. Ba Son là do "bassin de radoub"nghĩa là "ụ sửa chữa vỏ tàu mà ra (bassin > Ba Son). Ông Vương Hồng Sển viết rõ như sau: "Theo quyển Promenades dans Saigon, tác giả, bà Hilda Arnold, ghi rằng buổi đầu người Pháp đã xuất ra trên bảy triệu quan thời áy để lấp đất và xây cái ụ tàu "bassin de radoub" này, để có thể sửa chữa các thứ tàu chiến, tàu buôn tại đây khỏi đem về tận Pháp quốc. Thời ấy, cuộc chuyển vận đều do đường thủy, nên cái "bassin de radoub" giúp họ nắm vận mạng xứ này trong tay". Trong bốn cách trên, chỉ có cách giải thích thứ tư là đáng tin nhất mà thôi.

    Về phần mình, chúng tôi cho rằng Ba Son là do tiếng Pháp bastion (= pháo đài) mà ra và tin rằng sẽ có ngày chúng tôi chứng minh được mối quan hệ này.

  4. #24
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    25. (KTNN 101, ngày 01-02-1993)
    Lục dục, thất tình là những tình cảm nào?


    AN CHI:

    1. Lục dục là tiếng nhà Phật chỉ sáu điều ham muốn do lục căn (mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý) mà ra: mắt muốn nhìn đẹp, tai muốn nghe hay, mũi muốn ngửi thơm, lưỡi muốn nếm ngon, thân muốn hưởng sướng và ý muốn biết hết.

    2. Thất tình là bảy thứ tình cảm thường khuấy động lòng người: hỉ (mừng), nộ (giận), ai (lo), cụ (sợ), ái (yêu), ố (ghét) và dục (muốn).

  5. #25
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    26. (KTNN 101, ngày 01-02-1993)
    Điện ảnh là nghệ thuật thứ bảy. Xin cho biết sáu nghệ thuật kia.


    AN CHI:

    Sáu nghệ thuật kia là:
    1. âm nhạc,
    2. múa,
    3. hội họa,
    4. điêu khắc,
    5. kiến trúc,
    6. kịch.

  6. #26
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    27. (KTNN 101, ngày 01-02-1993)
    Con dâu của vua gọi là gì? Tại sao con rể của vua lại gọi là “phò mã”?


    AN CHI:

    Con dâu của vua gọi là hoàng tức. Hoàng là một thành tố chỉ những gì thuộc về vua, liên quan đến vua. Tức là dạng tắt của tức phụ đã trở nên thông dụng, có nghĩa là con dâu. Con rể của vua vốn được gọi là hoàng tế (tế là rể). Từ đời Ngụy, đời Tấn, chàng rể được phong làm phụ mã đô úy, gọi tắt là phụ mã, âm xưa là phò mã. Đây là một chức quan chuyên trách việc ngựa xe cho vua, anh chàng hoàng tế được cái tên phò mã là nhờ ở chức này.

  7. #27
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    28. (KTNN 101, ngày 01-02-1993)
    "Tứ hỉ" là gì? Có phải đó cũng là "tứ khoái" hay không?


    AN CHI:

    Tứ khoái là quan niệm của người Việt Nam gồm có: ăn, ngủ, đ. và ị. Đây là bốn cái thú có tính chất sinh lý. Còn tứ hỉ là một quan niệm của người Trung Hoa, có nghĩa là bốn điều mừng, bốn điều tốt lành. Quan niệm này bắt nguồn từ một bài thơ dân gian, tục gọi là Tứ hỉ thi (bài thơ về bốn điều vui mừng). Đây là một bài thơ mà các trường học ở thôn quê Trung Hoa ngày xưa vẫn dạy cho học sinh. Nó đã được chép trong Dung trai tùy bút của Hồng Mại đời Tống, Nguyên văn (phiên âm Hán Việt) như sau:

    Cửu hạn phùng cam vũ;
    Tha hương ngộ cố tri;
    Động phòng hoa chúc dạ;
    Kim bảng quải danh thì.

    Dịch nghĩa:

    Nắng hạn lâu ngày gặp mưa nhuần
    Nơi xứ người gặp được bạn cũ
    Đêm đuốc hoa trong phòng cô dâu
    Lúc thi đỗ bảng vàng treo tên.


    Mỗi câu thơ nói lên một điều vui mừng. Tuy câu thứ ba nói lên điều vui mừng về đêm tân hôn, có phần nào trùng với cái khoái thứ ba, nhưng rõ ràng tứ khoái và tứ hỉ là hai quan niệm riêng biệt

  8. #28
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    29. (KTNN 101, ngày 01-02-1993)
    Xin cho biết tên nước ta qua các thời kỳ lịch sử


    AN CHI: Sau đây là quốc hiệu qua các đời:

    1. Xích Quỷ (thời Kinh Dương Vương),
    2. Văn Lang (thời Hùng Vương),
    3. Âu Lạc (đời An Dương Vương),
    4. Vạn Xuân (đời Lý Nam Đế, 541-547),
    5. Đại Cồ Việt (đời ĐinhTiên hoàng, 968-979),
    6. Đại Việt từ đời Lý ThánhTông, 1055-1072),
    7. Đại Ngu (đời Hồ Quí Ly, 1400),
    8. Đại Việt (từ đời Lê Thái Tổ, 1428-1433),
    9. Việt Nam (từ đời Gia Long, 1802-1819),
    10. Đại Nam (từ đời Minh Mạng, 1820-1840),
    11. Việt Nam (Dân chủ Cộng hòa) từ 2.9.1945.

    Sau khi An Dương Vương mất Cổ Loa và tự tử thì nước Âu Lạc bị Triệu Đà sát nhập vào quận Nam Hải để lập thành nước Nam Việt. Nước này lại bị nhà Hán chiếm rồi đặt thành Giao Chỉ bộ chia làm 9 quận trong đó 3 quận Giao Chỉ, Cửu Chân và Nhật Nam, chủ yếu là Giao Chỉ, rồi đến Cửu Chân, có những phần đất cũ của Âu Lạc. Năm 203, Hán Hiến Đế cải gọi là Giao Châu. Năm 679, Đường Cao Tông đặt làm An Nam Đô hộ phủ. Thời pháp thuộc, nước ta bị chia làm Tonkin, Annam và Cochinchine. Trước năm 1945, vẫn dịch thành Bắc Kỳ, Trung Kỳ và Nam Kỳ. Từ năm 1945, chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa gọi là Bắc Bộ, Trung Bộ và Nam Bộ. Sau đó, chính quyền thân Pháp gọi là Bắc Phần, Trung Phần và Nam Phần, rồi Bắc Việt, Trung Việt và Nam Việt. Trước 1945, tên Việt Nam vẫn có được dùng nhưng đó chỉ là ngôn từ của sách báo hoặc là yếu tố trong tên của tổ chức (như: Việt Nam Quốc dân đảng, Việt Nam Độc lập Đồng minh hội, v.v. ) mà thôi.

  9. #29
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    LƯỢM LẶT THÊM:
    HỎI: Xin hỏi tại sao người Việt mình lại nói "chết một cửa tứ" (dấu sắc) mà không nói "chết một cửa tử". Tử mới là chết chứ. Mong được chỉ dẫn. Rất cám ơn.

    TRẢ LỜI:
    NGUYỄN ĐỒNG DANH
    (viethoc.org)

    Thành ngữ "chết một cửa tứ" có nghĩa bóng là sắp bị thua lỗ, sắp gặp việc không may mắn v.v.. Theo chỗ hiểu biết của tôi, thành ngữ này bắt nguồn từ môn chơi xăm hường (có người gọi trại ra là tam hường). Tôi không rõ ngày nay ở Việt nam người ta có còn chơi môn này hay không.

    Trước hết xin nói về cái tên, xăm là thẻ (như xin xăm), hường là màu hường. Nguyên thuỷ trò chơi này có tên là xăm hồng, nhưng vì Hồng-Nhậm là tên của vua Tự-Đức, dân gian sợ phạm huý nên phải gọi là xăm hường. Một bộ săm hường gồm có 63 chiếc thẻ (làm bằng ngà hay bằng xương thú, bằng cật tre), 6 con súc sắc (hột xí ngầu) và một cái tô. Mỗi thẻ săm có khắc một chữ, hoặc là Trạng nguyên (học vị cao nhất), hay Bảng nhản, Thám hoa v.v. cho đến Tú tài (học vị thấp nhất). Còn con súc sắc (xí ngầu) thì ai cũng biết có sáu mặt, mỗi mặt là một số. Số 1 và 4 màu đỏ, hai - ba - năm - sáu màu đen.

    Người chơi đổ 6 hột súc sắc trong cái tô và thang điểm cơ bản dựa trên mặt tứ (màu đỏ) gồm: nhất hường (có 1 mặt tứ), nhị hường (2 mặt tứ) v.v. cho đến lục phú hường (được 6 mặt tứ của 6 hột súc sắc). Người đổ được 6 mặt tứ sẽ đoạt tất cả các thẻ có trong cuộc chơi, kể cả thẻ đã thuộc về tay người khác và được thắng gấp đôi số điểm quy định. Đây là trường hợp hiếm hoi, được coi là tột đỉnh của vận may. Nhưng người Việt lại có niềm tin dị đoan rằng khi đạt được lục phú hường, thì mừng ít mà lo nhiều, vì họ nghĩ rằng sau vận may mắn trong cờ bạc tất sẽ gặp nhiều xui xẻo bất hạnh trong các công việc khác, nhất là những ai chơi xăm hường trong ngày đầu năm để đoán vận hên xui của mình.

    Tóm lại, trong môn chơi xăm hường vào những ngày Tết, ai gặp toàn cửa tứ (bốn nút màu đỏ của hột súc sắc) thì sau đó cứ lo ngay ngáy sợ gặp những việc xui xẻo trong suốt cả năm. Do đó mà có thành ngữ “chết một cửa tứ”.

  10. #30
    Diamond Member PhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucketPhotobucket
    Ngày gia nhập
    May 2009
    Bài viết
    8.176
    Thanks
    301
    Thanked 3.169 Times in 588 Posts

    Default Ðề: Chuyện Đông chuyện Tây - Huệ Thiên/An Chi/Võ Thiện Hoa

    30. (KTNN 101, ngày 01-02-1993)
    "Ba hồn bảy vía" là những hồn nào, vía nào? Tại sao có người còn cho rằng đàn ông có bảy vía mà đàn bà lại có tới chín vía?


    AN CHI: Ba hồn bảy vía là một quan niệm xuất phát từ Trung Hoa. Đây là một quan niệm của Đạo giáo. Tiếng Hán là tam hồn thất phách. Sách Bảo Phác Tử của Cát Hồng đời Tấn có viết: "Muốn trở nên thần thông thì phải luyện phép chia mình bằng nước, lửa. Chia mình được thì thấy được ba hồn bảy vía của bản thân". Sách Vân cập thất tiêm của Trương Quân Phòng đời Tống nói rõ ba hồn là: thai quang, sàng linh và u tinh còn bảy vía là: thi cẩu, phục thỉ, tước âm, thôn tặc, phi độc, trừ uế và xú phế. Sự phân biệt bảy vía của đàn ông với chín vía của đàn bà có thể chỉ là do một số người Việt Nam đặt ra. Họ giải thích rằng sở dĩ như thế là vì đàn ông có bảy lỗ mà đàn bà thì có tới chín lỗ. Bảy lỗ thì bảy vía còn chín lỗ thì chín vía. Bảy lỗ ứng với bảy vía thì đúng với quan niệm của dân gian cho rằng đó là bảy hồn bóng: bóng nhìn, bóng nghe, bóng thở và bóng nói. Hai lỗ mắt để nhìn, hai lỗ tai để nghe, hai lỗ mũi để thở và lỗ miệng để nói thì đúng là bảy lỗ. Bảy lỗ này thì đàn ông và đàn bà đều có. Còn chín lỗ là những lỗ nào? Là bảy lỗ trên cộng với lỗ tiểu tiện và lỗ đại tiện. Vậy chẳng có lẽ đàn ông thì không có hai lỗ sau này chăng? Rõ ràng cách phân biệt đàn ông bảy lỗ với đàn bà chín lỗ là điều vô lý: về phương diện này thì nam nữ "tuyệt đối bình đẳng".

    Nhưng do đâu mà lại có quan niệm trên đây? Có thể là do một sự hiểu nhầm. Tiếng Hán gọi bảy lỗ là thất khiếu và chín lỗ là cửu khiếu. Trong cửu khiếu thì bảy lỗ trên gọi là thượng khiếu còn hai lỗ dưới gọi là hạ khiếu. Thượng khiếu cũng gọi là dương khiếu còn hạ khiếu cũng gọi là âm khiếu. Chúng tôi ngờ rằng người ta đã hiểu nhầm âm khiếu là lỗ... riêng của phụ nữ, nên mới cho rằng đàn bà hơn đàn ông hai lỗ. Có lẽ vì thế mà sinh ra chuyện "nam thất nữ cửu” chăng?

Trang 3 / 6 Đầu tiênĐầu tiên 12345 ... LastLast

Chủ đề tương tự

  1. Trả lời: 1
    Bài cuối: 22-12-2009, 03:47 PM
  2. Trả lời: 6
    Bài cuối: 09-10-2009, 06:39 AM
  3. Xôn xao chuyện dàn cảnh để cướp
    By TeacherABC in forum Tin Tức, Báo Chí
    Trả lời: 0
    Bài cuối: 17-09-2009, 09:53 AM

Posting Permissions

  • Bạn không thể tạo chủ đề mới
  • Bạn không thể trả lời
  • Bạn không thể dùng tập tin đính kèm
  • Bạn không thể hiệu chỉnh bài
  •