PDA

View Full Version : Những huyền thoại bóng đá 1 thời.



Lê_Minh_Hòa
12-06-2009, 09:36 AM
Với những ai đam mê bất cứ một lĩnh vực nào đều có một thần tượng, với tôi, là người hâm mộ bóng đá.. và thần tượng của tôi chính là Rinat Dasaev - Thủ môn của đội tuyển Liên Xô trước đây.

Rinat Dasaev
Sinh năm: 1957
Cao: 1.87m
nặng 78kg

Tháng 3 năm 2004, một cựu thủ môn của đội Spartak Matxcơva lọt vào danh sách 125 cầu thủ bóng đá vĩ đại nhất lịch sử do vua bóng đá Pele bầu chọn. Trong nhiều năm liền cầu thủ này được báo chí Liên Xô và Nga bầu chọn là thủ môn xuất sắc nhất sau thời Lev Yashin. Đó không ai khác ngoài thủ môn huyền thoại Rinat Dasaev. Ông sinh ngày 13 tháng 6 năm 1957 tại thành phố Astrakhan. Ban đầu Dasaev chơi cho Câu lạc bộ Volgar của Astrakhan trong thời gian một năm rưỡi, sau đó ông đầu quân cho CLB Spartak Matxcơva.

http://i694.photobucket.com/albums/vv307/hoayeulinh/676_dasaev1.jpg

Với hai lần giành chức vô địch Liên Xô vào các năm 1979 và 1987, Rinat Dasaev đã chơi cả thảy 335 trận đấu trong màu áo của Câu lạc bộ Spartak Matxcơva. Ngoài ra Dasaev cũng đã chơi 50 trận tại các giải vô địch Châu Âu, 91 trận cho đội tuyển quốc gia Liên Xô, một trận cho đội tuyển của FIFA (năm 1987) và một trận cho đội tuyển thế giới (năm 1988). Trong số các danh hiệu mà Rinat Dasaev đã đạt được phải kể đến các danh hiệu cao quý như Cầu thủ xuất sắc nhất Liên Xô, Thủ môn xuất sắc nhất Liên Xô, Thủ môn xuất sắc nhất thế giới, Huy chương đồng Thế vận hội 80 và Huy chương bạc Euro 1988. Rinat xuất hiện ở Matxcơva vào mùa hè năm 1977. Tài năng bóng đá của ông được cầu thủ bóng đá nổi tiếng thời đó là Fedor Novinkov nhận ra và phát triển. Dasaev đã chơi bóng 18 năm tại Liên Xô, 9 lần được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất, 3 lần tham dự Giải bóng đá vô địch thế giới và một lần dự Euro. Chỉ sau một thời gian về đầu quân cho Câu lạc bộ Spartak Matxcơva, Rinat Dasaev đã trở thành một trong những thủ môn xuất sắc nhất trong suốt những năm 80.

http://i694.photobucket.com/albums/vv307/hoayeulinh/677_dasaev2.jpg

Rinat Dasaev

Đối với những người Việt Nam sinh trưởng trong những thập niên 70- 80 của thế kỷ trước, bóng đá Liên Xô như 1 cái gì đó thật thân thương mà họ đã lớn lên cùng. Những cái tên như Dynamo Kiev, Spartak Moskva, CSKA, Torpedo, đã ngấm vào tận tâm hồn tự lúc nào đó mà chẳng hay. Càng khó mà quên được những người hùng 1 thuở của Liên Xô cũ như Zavarov, Belanov, Vassily Rats, và đặc biệt là thủ môn Rinat Dasaev. Lối bắt bóng bay bướm tuyệt vời cùng phong cách phong nhã điển trai của anh đã chinh phục biết bao những trái tim hâm mộ. Tôi đã từng được biết có cô gái Việt Nam đã từng gửi thư qua tận Nga để tỏ tình cùng anh, và 1 cô gái khác thì khóc nức nở khi hay tin anh đã lập gia đình cùng 1 phụ nữ người Đức.

Rinat Dasaev sinh ra trong 1 gia đình Hồi giáo Tarta tại Astrakhan, Liên Xô vào ngày 13 tháng 6 năm 1957. Cha mẹ mất sớm, Dasaev được người anh trai nuôi dưỡng và khuyến khích theo nghiệp bóng đá. Năm lên 8, anh được nhận vào độ trẻ của CLB địa phương Volgar, tập luyện dướI sự dẫn dắt của HLV G. Blednykh. Năm 18 tuổI, anh được thăng lên đội hình chính. Vốn là người sùng đạo, trong mỗi trận thi đấu, bất cứ ở đâu, anh đều mang theo mình 1 cuốn kinh Koran; thói quen ấy được duy trì cho đến khi anh từ giã sân cỏ.

Từ năm 1978, Rinat Dasaev chuyển sang trấn giữ khung thành cho Spartak Moskva, 1 trong những đội bóng lớn nhất Liên Xô. Từ đó, tên tuổi của Dasaev gắn liền cùng đội bóng thủ đô. Tại đây, anh đã giành được 2 chức vô địch Liên Bang, 5 lần về nhì, và 2 lần hạng 3. Tạp chí Ogonvok 6 lần bầu Dasaev vào vị trí thủ môn số 1 Xô Viết vào các năm 1980,1982,1983,1985, 1987, và 1988. Nếu như kỳ phùng địch thủ Dinamo Moskva tự hào về “Con nhện đen” Lev Yasin, Spartak cũng hoàn toàn có quyền ngẩng cao đầu khi có trong tay người kế tục Yachine: Rinat Dasaev.

Thành tích đầu tiên của Dasaev vớI tuyển quốc gia Liên Xô là chiếc huy chương đồng Olympic 1980.Tuy nhiên ,tên tuổi anh bắt đầu vang danh thế giới chỉ từ sau World Cup 1982 , sau những màn trình diễn huy hoàng trên sân cỏ Tây Ban Nha.Dù Liên Xô bị loại từ vòng đấu bảng thứ 2, nhưng không ai có thể phủ nhận tài năng của Rinat. Pha bóng mà Dasaev bay người cản phá cú đánh đầu hiểm hóc của Joe Jordan(Scotland) được đánh giá là màn cứu bóng đẹp nhất trong lịch sử World Cup, đẹp tương đương vớI cú save của Gordon Banks trước Pele trong trận Anh-Brazil năm 1970. Cũng trong World cup 1982 Espana, Dasaev cùng Scratet (Braxin) Platini (Pháp) được bầu là 3 cầu thủ đẹp trai nhất giải.

HLV của tuyển Liên Xô khi đó là Valery Lobanovsky. “Loba huyền thoại” vốn là HLV của Dinamo Kiev nên chẳng có gì lạ khi ông có phần thiên vị các cầu thủ đến từ xứ Ukraina. Tuy thế, vị trí của Dasaev luôn vững như bàn thạch. Có những lúc độI quân Xô Viết xuất trận vớI 10 vị trí chính thức đều của Kiev, duy có thủ môn thì luôn luôn phải là chàng Rinat hào hoa.

Năm 1986, Liên Xô đem đến World Cup Mexico 1 lực lượng hùng hậu được mệnh danh “cơn lốc trắng”, mọi niềm hy vọng Xô Viết đổ dồn lên thủ môn Dasaev, tiền vệ Zavarov, các tiền đạo Belanov và Protassov(Chiếc giày bạc Âu châu 1985). Liên Xô có 1 khởI đầu như mơ khi thủ hòa tuyển Pháp của Michel Platini 1-1 và đè bẹp Hungary 6-0. Đáng tiếc là trong trận đấu vòng 1/16 gặp Bỉ, Liên Xô đã bị thua…trọng tài, ông này công nhận 2 bàn thắng trong tư thế hoàn toàn việt vị của “những con quỷ đỏ”, và Dasaev cùng đồng đội đành ngậm ngùi ra về vớI kết qủa thua tức tưởI 3-4.

Đỉnh cao sự nghiệp của Dasaev là tạI EURO 1988 ở Đức. Có thể nói anh là ngườI đóng góp 50% cho chiếc huy chương bạc của Liên Xô tại giải này. Trong trận đấu “đinh” ở vòng bảng gặp Hà Lan, “Cơn lốc da cam” đã làm chủ thế trận từ đầu chí cuối, nhưng những Van Basten, Gullit, Wouters không sao đánh bạI nổi “đôi găng vàng Dasaev”, để rồi trong 1 đợt phản công hiếm hoi, Vassily Rats đã ghi bàn thắng duy nhất cho Liên Xô . Trận bán kết Italy-Liên Xô cũng diễn ra theo kịch bản tương tự, hàng công Ý bất lực trước Dasaev và Liên Xô thắng 2-0 nhờ 2 đợt phản công bất ngờ.

Tuy nhiên ngườI ta không thể thắng nếu chỉ dựa vào mỗi thủ môn. Khi gặp lại Hà Lan trong trận chung kết, Dasaev không cứu nổi Liên Xô lần thứ 3. Gullit và Van Basten mỗI ngườI ghi 1 bàn để đem chiếc cúp Henri Delaunay về xứ sở tulip. Còn đối với đội bóng bạch dương thì hạng nhì cũng đã là thành công. Thành tích tuyệt vờI của Dasaev mang lại cho anh danh hiệu Thủ Môn Xuất Sắc Nhất Thế GiớI năm 1988.

Ngoài lần được bầu Xuất Sắc Nhất Thế Giới kể trên, Dasaev còn 1 lần hạng nhì năm 1987, và 1 lần hạng 3 năm 1989. CÓ điều ta phảI lưu ý là Giải Đôi Găng Vàng chỉ bắt đầu được trao vào năm 1987, nếu không thì có lẽ không chỉ 1 lần Dasaev bước lên bục vinh quang. Trong các năm 1982, 1983, 1985, 1988, Dasaev là thủ môn đứng hạng cao nhất trong danh sách các cầu thủ xuất sắc nhất châu âu của tạp chí France Football, cũng tức là đoạt giải thủ môn giỏi nhất châu Âu 1 cách không chính thức.

Sau EURO 1988, Dasaev nhận được lờI mờI của các CLB hàng đầu châu Âu như AC Milan, Real Madrid, nhưng cơ chế Liên Xô lúc đó đã ràng buộc không cho anh ra đi. Do tranh đấu đòi quyền ra nước ngoài mà phong độ của Dasaev sút giảm rõ rệt.Tại World Cup 1990, sau trận ra quân đầu tiên không thành công(lần thứ 97 và cũng là lần cuối cùng khoác áo độI tuyển quốc gia), anh buộc phảI ngồi ghế dự bị trong 2 trận kế để chứng kiến Liên Xô bị loạI ngay vòng 1. Chính sự sa sút phong độ ấy góp phần làm cho Dasaev được ra nước ngoài; sau World Cup , anh chuyển sang Tây Ban Nha giữ thành cho Sevilla. Tại đây, anh trở thành đồng đội của Diego Maradona.

Thoạt đầu, Dasaev rất khó khăn tại Sevilla. Anh gặp phải bao nhiêu vấn đề về ngôn ngữ, về thức ăn, một kiểu chơi bóng khác, kiểu tập luyện khác, hơn nữa là một cách sống khác, một xã hội khác... Nhưng dù sao thì anh cũng trụ lại được ở Sevilla, được các cổ động viên rất yêu quý. Sau ba năm anh chơi ở đây, Sevilla từ một CLB trung bình yếu đã vươn lên đứng trong tốp 5, 6 đội dẫn đầu, được tham dự Cup UEFA. Sau khi giã từ sân cỏ năm 1993, anh còn 6 năm tiếp tục làm HLV thủ môn tại CLB này. Anh đã lấy vợ, có con, có công việc kinh doanh ở Tây Ban Nha. (Với cô vợ đầu người Đức, Dasaev có 2 con gái, còn với vợ sau người Tây Ban Nha, anh có 1 gái 1 trai).

Sống ở Tây Ban Nha 1 thời gian, Dasaev cảm thấy "thiếu quê hương" nên cúôi cùng lại trở về làm công tác huấn luyện cầu thủ trẻ tại Nga.GIờ đây, ngoài những lúc làm việc, Dasaev giành nhiều thời gian cho vợ con,chơi tennis, hoặc đi dạo nơi thảo nguyên.
Đối với những CĐV của Liên Xô cũ Dasaev sẽ luôn là 1 tượng đài trong làng túc cầu giáo. Dasaev đôi găng vàng hay chính là truyền nhân của con nhện đen lừng danh 1 thời Lev Yasin. Sẽ là 1 thiếu sót khi tên của Dasaev không được khắc vào bảng vàng của bóng đá Liên Xô cũ cùng với những Yasin, Zavarov, Belanov...

http://i694.photobucket.com/albums/vv307/hoayeulinh/Dasaev.jpg

TeacherABC
12-06-2009, 09:42 AM
Topic này hay quá! Tiếp tục cập nhật nhé! Thanks LMH!:D:D

Eric Cantona
12-06-2009, 10:21 AM
http://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/4p42urtp206axpe42yll.jpghttp://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/qeclfjlhmn8z0n58ev.jpg
Franco Baresi - Đứa con trung thành của AC Milan
Tiểu sử:
Họ tên: Franceschino Baresi

Ngày sinh: 8-5-1960

Quốc tịch: Italia

CLB từng thi đấu: AC Milan Primavera (1974-1977)

AC Milan (1977-1997)


Thành tích:

+ VĐ Serie A: 1979, 1988, 1992, 1993, 1994, 1996

+ VĐ Serie B: 1981, 1983

+ VĐ Siêu Cup Italia: 1988, 1992, 1993, 1994

+ VĐ Cup C1: 1989, 1990

+ VĐ Champions League: 1994

+ VĐ Siêu Cup châu Âu: 1989, 1990, 1994

+ VĐ Cup Liên lục địa: 1989, 1990

+ VĐTG 1982, Á quân TG 1994, Huy chương đồng TG 1990

Danh hiệu cá nhân:
+ Quả Bóng Bạc châu Âu 1989

+ Cầu thủ vĩ đại nhất thế kỉ 20 của Italia
81 lần khoác áo ĐTQG, ghi 1 bàn

Đội trưởng của AC Milan 1980-1997

Đội trưởng của ĐTQG Italia 1988-1994
http://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/74773491e3a3ca1600.jpg
Một ngày tháng 10-1997, trên SVĐ San Siro, Baresi giơ cao tay vẫy chào những CĐV, những giọt nước mắt xúc động chảy dài trên má người đội trưởng vĩ đại nhất trong lịch sử CLB AC Milan. Anh đã chính thức giã từ sân cỏ vào giây phút ấy.

http://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/74773491e3a6ddda9a.jpg
Hai mươi ba năm trước đó, năm 1974, sau cái chết của người mẹ thân yêu, hai cậu bé Giuseppe và Franceschino Baresi tới trung tâm huấn luyện của ... Inter để xin gia nhập đội trẻ. Cậu anh được chọn. Còn cậu em bị loại vì ... quá bé nhỏ. Nhưng rồi, đội bóng cùng thành phố với Inter, AC Milan đã dang rộng vòng tay với cậu. Và kể từ lúc ấy, trái tim của Franco – Franceschino nhỏ bé – mãi mãi thuộc về Rossoneri

Năm 1977, người cha của Baresi cũng qua đời. Anh được CLB quan tâm chia sẻ nỗi đau. Milan đã trở thành mái nhà thứ hai của anh. CLB ưu tiên đưa Baresi lên đội 1 trước thời hạn, đồng thời, kí một hợp đồng chuyên nghiệp với anh.

Ngày 23-4-1978, một ngày lịch sử, Baresi lần đầu tiên bước ra sân trong 1 trận đấu tại Serie A. Một năm sau, tháng 5-1979, anh có được danh hiệu đầu tiên, Scudetto, danh hiệu mang lại ngôi sao vàng trên ngực áo Milan. Baresi trở thành một trung vệ đầy triển vọng và được nhiều CLB lớn mời chào.

Nhưng đó chỉ là ảo ảnh, chỉ là lửa rơm! Milan bị dính líu vào vụ scandal bóng đá Totonero và bị đày xuống hạng B. Các ngôi sao, người bị treo giò, người thì ra đi. Trong một buổi chiều ảm đạm ở Milanello, Baresi đứng đó, nhìn theo bóng những cầu thủ rũ áo rời khỏi CLB, miệng mím lại, đôi tay nắm chặt như muốn nói: “Tôi sẽ ở lại bởi nơi đây là gia đình của tôi!”. Ngay từ giây phút ấy, anh đã trở thành huyền thoại của Milan.

Tháng 8-1980, Baresi, khi ấy mới tròn 20 tuổi, đã được bầu làm đội trưởng của CLB, trở thành đội trưởng trẻ nhất và lâu nhất trong lịch sử Milan. Anh chỉ huy các đồng đội vượt qua muôn vàn khó khăn trong giai đoạn 1980-1986, thời kì mà Milan 2 lần xuống hạng và một lần suýt phá sản, bỏ ngoài tai mọi lời vuốt ve từ những đội bóng giàu có.

Tháng 7-1986, Berlusconi đến, vung tiền mua hàng tá siêu sao. Nhưng không có một ai sánh được với Baresi! Anh vẫn thế, vẫn điềm đạm dẫn các cầu thủ của Milan ra sân, và gặt hái vô số danh hiệu

Khi được hỏi về khả năng rời khỏi CLB, Baresi đã thổ lộ: “Chưa có một lúc nào, dù chỉ trong ý nghĩ thoáng qua, tôi muốn rời khỏi Milan”. Anh đã làm như thế, đã chứng minh trong suốt 19 năm của sự nghiệp cầu thủ, chỉ mặc 2 màu áo – AC Milan và Azurri.

Chiếc áo số 6 của anh đã mãi mãi nằm trong phòng truyền thống của Milan bởi không có một ai, ngoài anh, xứng đáng với nó. Và một ngày nào đó, khi chân mỏi, gối chùn, khi không còn đủ sức cống hiến cho CLB nữa, Baresi sẽ nở một nụ cười mãn nguyện và tự hào nói với cả thế giới: “Với tôi, cuộc sống là Milan!”.



http://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/74773491e3a7ca90ac.jpghttp://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/74773491e3ac7d5b37.jpg
http://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/74773491e3ad387497.jpg
http://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/74773491e3af4f13b2.jpg

Eric Cantona
12-06-2009, 02:31 PM
http://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/EricCantona.jpg
Lý lịch trích ngang

Tên đầy đủ: Eric Cantona

Ngày sinh: 24/05/1966; Nơi sinh: Paris, Pháp.
Các CLB đã thi đấu: Auxerre, Martigues, Marseille, Bordeaux, Montpellier, Nimes, Sheffield Wednesday, Leeds, Man United.
Số lần khoác áo ĐT Pháp: 43, ghi được 20 bàn thắng.
Các danh hiệu đạt được: Cúp Pháp năm 90 (Montpellier), VĐ giải hạng Nhất Pháp năm 91 (Marseille), Vô địch giải Ngoại hạng Anh năm 92 (Leeds) và các năm 93, 94, 96, 97 (MU), cúp FA 94, 96 (MU).
Danh hiệu cá nhân: Cầu thủ xuất sắc nhất giải Ngoại hạng Anh năm 94; Cầu thủ xuất sắc nhất nước Anh năm 96.
http://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/Eric20Cantona.jpg
Biệt hiệu:
- The King (Vua sân Old Trafford)

Chiều cao: 188 cm
Cân nặng: 88 kg

Số lần khoác áo CLB: 181 & ghi : 80 bàn
Số lần khoác áo đội tuyển Pháp: 45 & ghi 19 bàn
Website: www.ericcantona.com
Nghề nghiệp hiện nay
- Đóng phim: Đã tham gia 5 bộ phim: "Question d'honneur", "Elizabeth I" (thủ vai đại sứ Pháp dưới thời Elizabeth đệ nhất), "Mookie" (võ sĩ quyền anh), "Les enfants du marais", "Les Collègues",...Đoạt giải "diễn viên triển vọng" của Pháp năm 2003...
- Vẽ tranh
- Dạy bóng đá cho trẻ em đường phố
- Trình diễn thời trang
- Tham gia quảng cáo
- Phát triển bóng đá bãi biển tại Pháp
Vị trí thi đấu trên sân: Tiền đạo
Thời điểm nghỉ thi đấu:
-Chủ nhật, 18/05/1997: Tuyên bố từ giã sự nghiệp cầu thủ chuyên nghiệp ở độ tuổi 31
-Số áo huyền thoại : 7 (cả đội tuyển Pháp và đội Manchester United)
- Trận đấu chia tay của Cantona với CLB Manchester United được tổ chức vào 18/08/1998 trong trận đấu tưởng niệm sự kiện vụ tai nạn máy bay Munich 1958 với sự chứng kiến của 56.000 VĐV, giữa đội hình 1 của Manchester United và các cầu thủ nổi tiếng đã từng chơi cho Manchester United (Robson, Hughes...), các ngôi sao của đội tuyển Pháp (Papin, Blanc...). Hiệp 1, Eric chơi trong đội hình các ngôi sao. Hiệp 2, Eric chơi cho đội hình của Manchester United. Tỉ số trận đấu là 8-4 nghiêng về đội Manchester United.
http://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/beckham-cantona_1343011c.jpg
Các CLB đã từng khoác áo
Manchester United : 1996/97
Manchester United : 1995/96
Manchester United : 1994/95
Manchester United : 1993/94
Manchester United : 1992/93
Leeds United : 1992/93
Leeds United : 1991/92
Nîmes : 1991/92
Marseille : 1990/91
Montpellier mượn Marseille : 1989/90
Bordeaux mượn Marseille : 1988/89
Marseille : 1988/89
Auxerre : 1987/88
Auxerre : 1986/87
Martigues mượn Auxerre : 1985/86
Auxerre : 1985/86
Auxerre : 1984/85
Auxerre : 1983/84
-Trận đấu đầu tiên dưới màu áo của Man.Utd: Man.Utd - Benfica (01/12/1992), tại Lisbon trong trận đấu giao hữu chuẩn bị cho giải đấu Châu Âu
-Trận đấu đầu tiên dưới màu áo Man.Utd tại giải ngoại hạng Anh: Machester United - Machester City (06/12/1992) với tư cách dự bị. Man.Utd thắng 2-1.
Thành tích đạt được:
Với ĐTQG Pháp:
+ 01 lần vô địch giải trẻ U21 Châu Âu: 1988
Với CLB Montpellier :
01 lần đoạt cúp quốc gia Pháp: 1990
Với CLB Marseille:
01 lần đoạt danh hiệu vô địch quốc gia Pháp: 1991
Với CLB Leeds:
01 lần vô địch giải ngoại hạng Anh: 1992
01 lần giành siêu cúp Anh (Charity Shield) : 1992
Với CLB Manchester United:
. 04 lần vô địch giải ngoại hạng Anh: 1993, 1994, 1996, 1997
. 02 lần đoạt cúp FA: 1994, 1996
. 03 lần đoạt siêu cúp Anh: 1993, 1994, 1996
Thành tích cá nhân:
+ Cầu thủ xuất sắc nhất CLB Manchester United trong thế kỉ 20
+ Cầu thủ xuất sắc nhất trong năm 1996 do Hiệp hội các nhà báo bầu chọn.
+ Cầu thủ xuất sắc nhất trong năm 1994 của Giải ngoại hạng Anh (PFA).
+Cầu thủ nước ngoài xuất sắc nhất tại giải Ngoại hạng Anh trong thập kỉ 90-do Liên đoàn bóng đá Anh trao tặng nhân dịp kỉ niệm 10 ra đời giải ngoại hạng Anh.
Eric được coi như một kẻ nổi loạn với vô số scandal, cụ thể là những hành động đánh lại cổ động viên, cãi nhau với nhà quản lý, trọng tài và đồng đội.
Các vụ scandal:
- 1987: Tại Auxere, nhận án kỉ luật nặng sau khi đấm trọng thương thủ môn của đội mình.
- 1988:
+Tại Marseille, bị đưa vào thay người trong 1 trận đấu giao hữu với CLB Torpedo Moscow, Eric đã cởi áo quăng xuống đất tỏ vẻ khinh bỉ và bị CLB kỉ luật không cho thi đấu trong 1 số trận.
+Bị cấm thi đấu trong màu áo đội tuyển quốc gia Pháp sau khi ngang nhiên thoá mạ HLV trưởng đội tuyển Pháp Henri Michel trên tivi.
- 1989: Tại Marseille, bị treo giò sau khi đá bóng vào đám đông cổ động viên và ném áo vào mặt trọng tài sau khi bị ban HLV thay ra.
- 1990: Tại Montpellier, bị treo giò 10 ngày sau khi đập giầy vào mặt người đồng đội của mình Jean Claude Lemoult.
- 1991: Tại Nimes, bị treo giò 3 trận sau khi ném bóng vào trọng tài. Trước Uỷ ban kỉ luật của Liên đoàn bóng đá Pháp, khi Ủy ban đã quyết định treo giò Eric trong vòng 1 tháng, Eric đã tiến đến trước mặt toàn bộ thành viên của Ủy ban và gọi họ là "Đồ ngu xuẩn". Ủy ban quyết định tăng án treo giò lên 2 tháng.
- 1993:
+Tại Manchester United, bị Liên đoàn bóng đá Anh phạt 1.000 bảng Anh sau khi có hành động đánh 1 cổ động viên ngay trong lần quay trở lại sân vận động Elland Road trong màu áo của Man.Utd
+Bị đuổi ra trong trận Manchester United thất bại trước Galatasaray trong trận tranh cúp C1 tại Istanbul sau khi buộc tội trọng tài xử ép. Sau đó bị UEFA treo giò 4 trận trong khuôn khổ các giải Châu Âu.
- 1995: Bị đuổi ra khỏi sân tại sân Crystal Palace (25/01/1995) sau khi đá song phi vào 1 cổ động viên tên là Matthew Simmons. Vì hành động này, Eric đã bị treo giò cho tới tận 30/09/1995 và bị phạt 10.000 bảng Anh theo án phạt của Liên đoàn bóng đá Anh. Bị toà tuyên án 2 tuần ngồi tù vì tội hành hung và phải thực hiện 120 giờ lao động công ích.
- 1997: Từ giã sân cỏ những vẫn chơi bóng đá nhưng là bóng đá trong nhà và bóng đá bãi biển...
http://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/Eric-Cantona-Wallpaper-eric-cantona.jpg


http://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/can.jpg
Tuyệt đỉnh Kungfu...
http://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/9EricCantona101189155634.jpg
Rất nhiều người hâm mộ của Man United vẫn còn nhớ như in cái buổi tối 25/01 tại Selhurst Park của Crystal Palace cách đây tròn 10 năm. Cú kung-fu như trong phim hành động vào gã CĐV lếu láo Matthew Simmons của đội chủ nhà của “King Eric” khiến cả nước Anh và thế giới bàng hoàng…

Cú ra đòn đó đã khiến Cantona lao đao: Thần tượng của sân Old Trafford đã bị phạt 20.000 bảng Anh cùng với án treo giò 9 tháng, thậm chí suýt chút nữa bị tống vào nhà đá. Tuy vậy, khi nhắc lại chuyện này, tiền vệ tài năng người Pháp vẫn khẳng định anh không hề ân hận, bởi đó là hành động phải làm của một người đã bị xúc phạm là “đồ con hoang”.

Trước đó, Cantona cũng từng đấm tím mặt một đồng đội cũ hồi thi đấu cho Auxerre năm 87, cởi áo ném thẳng vào mặt trọng tài khi còn khoác áo Olympique Marseille. Thế nên, không ít kẻ đã mô tả anh như một gã côn đồ. Trái lại, đối với rất nhiều fan hâm mộ, những câu chuyện như thế lại được thêu dệt như những hành động của các hiệp sĩ ngày xưa: Không chịu được trước những điều chướng tai gai mắt.

Bản thân Cantona đã từng tâm sự: “Là một người nóng nảy nên tôi rất thích một cuộc sống có chút gì đó gấp gáp và không quá bằng phẳng. Tuy nhiên, tôi cũng luôn đủ tỉnh táo để biết mình đang được đặt ở đâu và đang làm những gì...”.

Dù đôi lúc có hơi ngang tàng và ngông nghênh, nhưng trong bất kỳ hoàn cảnh nào, con người của Cantona cũng toát nên một phong thái khiến người ta phải nể phục. Chính vì điều này mà HLV Alex Ferguson đã khăng khăng đòi Martin Edwards, cựu Chủ tịch của MU, đưa cựu tuyển thủ Pháp này về sân Old Trafford bằng mọi giá, bất chấp lúc bấy giờ tình hình tài chính của CLB cũng không được dư dật lắm.
Dường như ngay lúc bấy giờ, ông Ferguson đã nhìn thấy phẩm chất của một người lãnh đạo ở Cantona. Trong vòng 4 năm thi đấu cho “Quỷ đỏ”, cầu thủ này đã trở thành một tượng đài vĩnh cửu tại Old Trafford bởi tầm ảnh hưởng và những đóng góp to lớn cho MU. Anh tạo lên một cơn sốt thần tượng tại thành phố công nghiệp nước Anh lúc bấy giờ mà người ta gọi là “hiệu ứng Cantona”.
Ngay cả khi Cantona không còn gắn bó với sân cỏ, tên tuổi của Anh vẫn còn được nhắc đến với nguyên vẹn sự kính ngưỡng. Người hâm mộ vẫn dõi theo từng bước chân của “King Eric” với một sự quan tâm đặc biệt.
Rất nhiều cô gái từng mê chàng cầu thủ Cantona như điếu đổ giờ đây lại lũ lượt kéo nhau đến rạp chiếu bóng để được chứng kiến “King Eric” trong từng vai diễn. Họ đã khóc nức nở vì xúc động trước sự hoá thân xuất thần của Cantona trong vai chàng thám tử đa tình ở bộ phim hài tâm lý xã hội “The Over Eater”, đã không thể không vỗ tay tán thưởng khi chứng kiến thần tượng của mình đóng cặp ăn ý cùng các diễn viên nổi tiếng của Anh như Jason Buckham và Jason Fleming trong bộ phim “Comfortably Numb”...

Dù chuyển sang làm điện ảnh, nhưng Cantona vẫn không thể từ bỏ được niềm đam mê trái bóng tròn. Anh hiện đang làm HLV kiêm cầu thủ của ĐT bóng đá bãi biển Pháp. Người hâm mộ “King Eric” vẫn thường xuyên được xem anh thể hiện những pha đi bóng ngoạn mục, những đường chuyền “chết người” và những cú dứt điểm khiến thủ môn đối phương phải lạnh sống lưng. Hẳn những CĐV của Man United còn vui sướng hơn nếu biết rằng, Cantona đã từng tâm sự anh sẽ cân nhắc tới khả năng trở lại Old Trafford với cương vị HLV trưởng CLB trong một tương lai không xa.

http://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/Eric_C.jpg

songdeyeu
23-07-2009, 12:36 PM
Topic cực kỳ hay, anh em cố gắng post bài nhiều nhé.Cảm ơn.

Mưa Trên Cuộc Tình
07-01-2010, 06:49 PM
http://www2.raisport.rai.it/news/sport/calcio/200111/29/3c06a71c004cb/platini2.jpg

Michel Francois Platini (sinh ngày 21 tháng 6, 1955 tại Jœuf, Pháp) là một cựu cầu thủ bóng đá, cựu huấn luyện viên bóng đá và hiện là Chủ tịch Liên đoàn bóng đá châu Âu (UEFA). Platini là thành viên đội tuyển Pháp vô địch châu Âu năm 1984 và 3 lần được bầu là cầu thủ xuất sắc nhất châu Âu.

Trong sự nghiệp thi đấu quốc tế của mình, Michel Platini chưa bao giờ cùng ĐT Pháp bước lên ngôi cao ở đấu trường World Cup. Mặc dù không có được danh hiệu quý giá nhất của cuộc đời cầu thủ, hay đúng hơn là danh hiệu này luôn lẩn tránh ông, nhưng không ai có thể phủ nhận được rằng Platini là một cầu thủ đặc biệt, một huyền thoại của bóng đá thế giới với kỹ thuật cá nhân điêu luyện, khả năng đọc trận đấu siêu việt và những kỹ năng tuyệt vời trước cầu môn đối phương.
Chưa bao giờ phải nhận một thẻ đỏ trong suốt sự nghiệp bóng đá, Platini là mẫu cầu thủ hào hoa lịch lãm của thế hệ bóng đá cuối thế kỷ 20.

Kỹ năng tuyệt chiêu là quả đá phạt không ai bắt chước được từ khoảng cách dưới 30 trước cầu môn đối phương.

Platini là nhân tố chính tạo nên Bộ Tứ Huyền Ảo một thời của bóng đá Pháp.

Sinh ngày 21 tháng 6 năm 1955 tại Pháp, Michel Francois Platini được thừa hưởng và đã phát triển gấp nhiều lần tài năng đá bóng của ông bố Aldo Platini. Dù cho không thể dìu dắt các đồng đội đến với chiếc cúp vô địch thế giới với tư cách thủ quân của đội bóng áo lam, nhưng Michel Platini luôn nhận được tình cảm yêu mến từ những người hâm mộ đội bóng "gà trống" bởi phong cách của một thủ lĩnh cả về khả năng lẫn tinh thần đối với các đồng đội. Chính những điều đó đã khắc sâu vào tâm khảm những người yêu bóng đá Pháp cái tên Michel Platini mãi mãi như một vị anh hùng.
Platini bắt đầu chơi bóng ở cấp CLB là ở AS Nancy-Lorraine, sau đó là đến AS Saint-Etienne và cuối cùng là kết thúc sự nghiệp ở Juventus. Tất cả những CLB này đều là những niềm tự hào mà Platini luôn nhắc đến. Ông đã từng nói: "Tôi bắt đầu chơi bóng cho đội bóng lớn nhất vùng Lorraine, sau đó là đội bóng lớn nhất của Pháp, và kết thúc sự nghiệp ở đội bóng vĩ đại nhất thế giới."

Một trong những số 10 vĩ đại nhất thế giới lần đầu tiên xuất hiện ở đấu trường World Cup là vào năm 1978, lúc đó ông mới chỉ là chàng thanh niên 23 tuổi và khoác trên mình chiếc áo số 15. Đây cũng là kỳ World Cup đánh dấu sự trở lại của ĐT Pháp, khi họ lần đầu tiên góp mặt ở ngày hội bóng đá hấp dẫn nhất hành tinh kể từ năm 1966. Tuy nhiên đây không phải là giải đấu thành công của Platini và các đồng đội, khi họ chỉ có một chiến thắng trước Hungary với tỷ số 3-1. Còn lại là thua 1-2 trước Italia. Dù sao trước khi bị loại khỏi World Cup, Platini cũng đã kịp có cho riêng mình một bàn thắng, bàn thắng đầu tiên ở đấu trường bóng đá lớn nhất thế giới, đó là pha gỡ hòa 1-1 trước khi thất thủ với tỷ số 1-2 trong trận đấu với Argentina.

Tên tuổi của Platini thực sự được biết đến rộng rãi vào kỳ World Cup năm 1982 tại Tây Ban Nha. Khi đó, số 10 huyền thoại của bóng đá Pháp đã dẫn dắt đoàn quân áo Lam vào đến trận bán kết gặp Tây Đức. Trước khi bắt đầu diễn ra World Cup năm đó, Platini đã đồng ý ký một bản hợp đồng chuyển đến chơi cho CLB Juventus của Italia. Ông đã chơi cho đội bóng này đến năm 1987 và quyết định giải nghệ sau đó. Trở lại với Espana 82 trong trận đấu với Tây Đức. Có lẽ chưa bao giờ những người hâm mộ bóng đá Pháp lại phải rơi nhiều nước mắt như vậy, khi đội bóng con cưng của họ đã thủ hòa với ĐT hùng mạnh Tây Đức với tỷ số 3-3 trong hai hiệp chính (Platini là người gỡ hòa 1-1 bằng pha đá phạt đền thành công ở phút thứ 26), sau đó để thua tức tưởi với tỷ số 4-5 trong loạt luân lưu định mệnh. Tuy nhiên, dù bị loại nhưng ĐT Pháp đã để lại ấn tượng rất tốt trong lòng những người hâm mộ bóng đá trên khắp thế giới. Họ đã chơi đầy cố gắng và ra mắt một đội bóng vô cùng ấn tượng với những tài năng như Jean Tigana, Dominique Rocheteau và đặc biệt là Michel Platini - một trong những cầu thủ vĩ đại nhất của "thế giới túc cầu". Ở giải đấu năm đó, không ai có thể phủ nhận tài năng cũng như nhân cách tuyệt vời của Platini. Có lẽ hình ảnh sẽ còn đọng lại mãi trong lòng những ai chứng kiến trận đấu bán kết giữa Pháp và Tây Đức sẽ nhớ mãi, đó là lúc Platini nắm chặt tay người đồng đội Patrick Battiston để động viên khi cầu thủ này không thể tiếp tục thi đấu được do chấn thương, và phải rời sân bằng cáng. Ngoài tài năng kiệt xuất, tình cảm trong cách hành xử chính là một trong những phẩm chất đã làm nên tên tuổi của Platini.

Danh hiệu quốc tế lớn nhất mà Platini có được trong sự nghiệp của mình đó là chiếc cúp vô địch châu Âu vào năm 1984 cùng những chú "gà trống Gô Loa". Được thi đấu trên sân nhà với sự cổ vũ nhiệt tình của các CĐV. Platini và các cầu thủ áo Lam đã đem về vinh quang cho nền bóng đá của đất nước hình lục lăng. Platini chính là ngôi sao sáng nhất kỳ Euro năm đó với 9 bàn thắng trong 5 trận đấu. Đặc biệt phải kể đến 2 cú "hat-trick hoàn hảo" vào lưới của Bỉ và Nam Tư. Vì sao lại gọi là "hat-trick" hoàn hảo? Đó là trong ba bàn thắng ở mỗi cú hat-trick của mình, Platini đã ghi một bàn bằng chân phải, một bàn bằng chân trái và bàn còn lại được ông dứt điểm chính xác bằng đầu. Rất thú vị!
Thành công ở Euro 1984 là một trong những mốc đáng nhớ trong cuộc đời cầu thủ của Platini, đặc biệt là trong thời gian đó, khi cầu thủ này là thủ lĩnh của "Lão bà thành Turin" đạt được rất nhiều danh hiệu cao quý. Có thể kể đến hai chức vô địch Serie A, một cúp quốc gia Italia, một cúp UEFA (Platini là cầu thủ người Pháp đầu tiên được vinh dự nâng cao chiếc cúp này), một siêu cúp châu Âu, một cúp C1 châu Âu. Riêng Platini, ông là "vua phá lưới" giải bóng đá khắc nghiệt nhất hành tinh trong ba năm liên tiếp (83, 84, 85). Cũng trong ba năm đó, ông cũng lập kỷ lục là cầu thủ duy nhất cho đến thời điểm này có trong tay danh hiệu "quả bóng vàng châu Âu" trong ba năm liên tiếp.

Platini đã từng nói: "Nếu như giải bóng đá thế giới được tổ chức thường niên, thì có lẽ trong khoảng từ 1984 đến 1986, ĐT Pháp phải lên ngôi vô địch từ 2 đến 3 lần." Có lẽ những phát biểu đó của cựu cầu thủ người Pháp cũng không phải là hồ đồ, khi mà ở thời điểm đó, ĐT Pháp là một đội bóng rất mạnh ở châu Âu cũng như thế giới với những cầu thủ rất xuất sắc trong đội hình như: Michel Platini, Alain Giresse, Jean Tigana, Luis Fernandez. Bốn cầu thủ này được mệnh danh là "bộ tứ kỳ diệu", khi họ thi đấu vô cùng ăn ý và tạo nên một sức manh khủng khiếp trước hàng thủ đối phương. Họ đã đánh bại ĐT Ý ở vòng 1/16 bằng hai bàn thắng của Platini, và Yannick Stopyra. Sau đó là hạ gục các cầu thủ Brazil trên chấm phạt 11m, trong một trận đấu mà Pelé đã từng gọi là "trận đấu của thế kỷ 20" (Platini là người gỡ hòa 1-1 cho ĐT Pháp trong hai hiệp chính). Tuy nhiên, có vẻ như định mệnh đã bắt Platini và các đồng đội chỉ có thể đi đến trận bán kết của các kỳ World Cup mà thôi, khi gặp lại đội bóng đã loại họ cũng ở bán kết năm ngoái, đó là ĐT Tây Đức. Lần này không có luân lưu, và ĐT Pháp dưới sự chỉ đạo của HLV Michel Henri cũng không có được bàn thắng danh dự trong trận đấu đó. Trong khi đó, đối thủ của họ lại có tới hai bàn thắng được chia đều cho mỗi hiệp. Brehme và Rudi Voeller là những người lập công cho Tây Đức.

Platini cũng là cầu thủ ghi bàn thắng duy nhất trong trận chung kết cúp C1 mùa bóng 1984/85. Khi đó đối thủ của Juventus là Liverpool, hai đội đã thi đấu trong một cuộc chiến mà để lại một vết thương trong lịch sử cúp châu Âu, khi 39 CĐV của CLB Juventus đã thiệt mạng do sự cố sập SVĐ. Giờ đây người ta vẫn nhắc đến kỷ niệm buồn đó với cái tên "thảm họa Haysel". Platini đã từng nói: "Đêm hôm đó quả là một đêm buồn, chúng tôi không cảm thấy vui mừng với chiếc cúp vô địch, thậm chí ban tổ chức còn trao cúp cho chúng tôi ở trong phòng thay đồ của SVĐ."
Sau khi quyết định chia tay sự nghiệp bóng đá lẫy lừng của mình vào năm 1987, Platini trở thành HLV trưởng của ĐT Pháp. Lúc đó ông đã tin tưởng trao cho Didier Deschamps chiếc băng đội trưởng và trọng dụng hai cầu thủ tài năng của bóng đá Pháp, đó là Eric Cantona và Jean-Pierre Papin. Chính thế hệ cầu thủ mà Platini tin tưởng đã cùng nhau làm nên thành công trong ĐTQG ở thời điểm đó. Họ lập kỷ lục bất bại trong khoảng thời gian từ tháng 4 năm 1988 đến tháng 2 năm 1992 và đương nhiên lọt vào vòng chung kết UEFA năm 1992. Tuy nhiên, Platini và các học trò đã không lặp lại được thành tích vinh quang cách đó 8 năm, khi thất bại ngay ở vòng một của giải đấu. Sau cú sốc đó, Platini chia tay chiếc ghế huấn luyện ở ĐTQG.


http://lilmissgeorgiana.files.wordpress.com/2008/10/michel-platini-autographed-memorabilia-football-legend-signed-action-white-france-kit-best-wishes.jpg

TeacherABC
07-01-2010, 08:22 PM
Platini - Một cầu thủ vĩ đại!

Mưa Trên Cuộc Tình
08-01-2010, 01:15 AM
Hôm ấy là ngày 28/10/1933 tại Pau Grande, một thị trấn nhỏ cách thủ đô Rio de Janeiro của Brazil khoảng 45 dặm. Bà mụ hoàn toàn không thể biết rằng mình vừa mới đỡ cho ra đời một trong những cầu thủ vĩ đại nhất của bóng đá thế giới, người có tên là Manuel Francisco dos Santos. Thế nhưng thế giới sẽ chỉ biết đến cậu bé dị dạng này dưới cái tên Garrincha - Con chim nhỏ - một loài chim có bộ lông màu vàng sẫm điểm những sọc đen, riêng mào và đuôi có màu đỏ, hót cực hay. "Con chim nhỏ" Garrincha rồi đây cũng sẽ cất những tiếng hót tuyệt hay trên các sân cỏ thế giới.


http://www.inknova.com.ar/clientes/agustin/wp-content/uploads/2008/11/garrinchasiiiiii.jpg

Khi đã 20 tuổi, Garrincha rời đội bóng tỉnh lẻ Teresopolis để tới thử việc ở Botafogo, một trong những câu lạc bộ lớn nhất của Brazil lúc bấy giờ. Huấn luyện viên của Botafogo chia đôi đội hình đá tập, cho chàng trai rụt rè chân thấp chân cao - khi ấy vẫn còn được mọi người gọi là Mane - chơi thử ở vị trí cánh phải rồi ra lệnh cho hậu vệ lừng danh bên cánh trái của đội tuyển Brazil lúc bấy giờ là Nilton Santos "bắt chết" đối thủ. Điều đó chẳng khác gì như một mệnh lệnh "khai tử" chàng trai rụt rè đến từ tỉnh lẻ. Không chỉ có Nilton Santos mà tất cả mọi người trên sân tập lúc ấy đều nghĩ rằng đây là buổi tập đầu tiên nhưng cũng là buổi cuối cùng của chàng trai này ở câu lạc bộ. Khi Mane có bóng, Santos bình thản tiến lại, tin chắc rằng mình sẽ đoạt được bóng một cách dễ dàng. Thế nhưng bằng một động tác bất ngờ đến khó tin, Mane đẩy bóng qua háng Santos và khi hậu vệ này quay lại để đuổi theo thì mất thăng bằng ngã chổng cả chân lên trời... Cầu thủ vĩ đại của Brazil đã ra mắt lần đầu một cách ấn tượng như thế và không phải ai khác mà chính Nilton Santos là người yêu cầu ban lãnh đạo câu lạc bộ Botafogo ký ngay hợp đồng với chàng trai kỳ dị này.

Đó là ngày khởi đầu sự nghiệp của một số phận kỳ lạ trong làng bóng đá thế giới.

Nilton Santos cũng như các hậu vệ khác của đội tuyển Brazil phải lấy làm may mắn bởi vì họ cùng ở chiến tuyến với Garrincha chứ không phải là đối thủ của anh. Không biết có phải do bị dị tật ở chân khiến cho Garrincha có được những động tác kỳ lạ hay không, nhưng quả thật tài nghệ lừa bóng của Garrincha là không tiền khoáng hậu, không ai có thể lặp lại hoặc bắt chước nổi. Khi di chuyển, do chân phải ngắn hơn chân trái - vào lúc Garrincha trưởng thành ngắn hơn đến 6 cm - nên Garrincha phải dùng một chân làm trụ để lê chân kia theo như người bị thọt. Nhưng nếu chỉ nhìn cái vẻ ngoài Garrincha như thế mà coi thường thì sẽ phải trả giá đắt. Đôi chân của Garrincha nhanh như ánh đèn flash và bằng lối đá được mô tả là "uyển chuyển như cánh bướm nhưng chích đau như nọc ong", Garrincha có khả năng biến mỗi trận đấu có mình tham gia thành một vở diễn đầy kịch tính, tràn đầy niềm vui. Nhưng riêng đối với những cầu thủ được giao nhiệm vụ kèm Garrincha thì đó quả là địa ngục. Rất nhiều đối thủ đã lâm vào tình trạng dở khóc dở cười khi bị Garrincha "xỏ lỗ kim" hoặc đi bóng qua người làm cho mất chân trụ ngã sóng xoài trước con mắt của hàng ngàn khán giả. Garrincha biết cách biến những khiếm khuyết mà số phận trớ trêu đã bắt anh phải chịu đựng thành những ưu thế đặc biệt, sử dụng chúng vào tài nghệ lừa bóng để trêu ngươi lại số phận!


http://lagranjaberga.files.wordpress.com/2009/07/garrincha0111081.jpg

Jean Phillipe Retthacker, một chuyên gia về bóng đá đã mô tả nghệ thuật lừa bóng của Garrincha: "Garrincha có thói quen giữ bóng lại một chỗ, thân trên của anh đong đưa như thể đang thôi miên cầu thủ đối phương. Chân phải của Garrincha cũng luôn lúc lắc trên không để thu hút sự chú ý của đối thủ. Khi đối thủ lao vào cướp bóng thì phép lạ xảy ra. Nhờ cấu trúc rất đặc biệt của chân trái, Garrincha xoay người rất nhanh, sử dụng má ngoài chân phải chạm bóng, nhẹ nhàng gạt qua một bên rồi sau đó là một chuỗi các động tác kỹ thuật biến ảo khôn lường...".

Garrincha có tài thoát ra khỏi số đông các cầu thủ đeo bám mình một cách dễ dàng, trong không gian rất hẹp, nói một cách ví von là "chỉ bằng một chiếc khăn mùi xoa". Rất nhiều cầu thủ đối phương đã phải ngậm đắng nuốt cay khi thấy trái bóng lướt qua ngay bên mình mà không làm gì được, vì dường như ở Garrincha có cái linh cảm đặc biệt bén nhạy để xác định đâu là chân trụ của đối phương.

Tài nghệ lừa bóng tuyệt luân của Garrincha đã dẫn tới những câu chuyện huyền thoại nửa hư nửa thực, chẳng hạn như chuyện trong một trận đấu giữa đội của Garrincha với đội Costa Rica, Garrincha đã lừa bóng qua toàn bộ các cầu thủ đối phương, nhưng khi đối mặt với thủ môn, anh không sút mà dẫn bóng... quay ra, lại tiếp tục lừa bóng qua toàn bộ các cầu thủ đối phương một lần nữa rồi mới sút bóng vào lưới. Lý do là vì Garrincha muốn đưa bóng... qua háng thủ môn, mà anh chàng thủ môn này lại cương quyết khép chân lại...

Hậu vệ Nilton Santos, người đã đề nghị câu lạc bộ Botafogo ký hợp đồng với Garrincha và sau này là một bạn đồng đội thân thiết với Garrincha đã nhận xét rằng "chỉ riêng một mình Garrincha đã là một trận đấu trong trận đấu. Anh ấy luôn làm cho người ta hứng khởi như khi được xem một vở diễn".

Nhưng cũng chính phong cách chơi tài tử, ham rê dắt của Garrincha đã suýt chút nữa làm hại sự nghiệp của anh. Khi chuẩn bị nhân sự cho chiến dịch chinh phục World Cup năm 1958 tổ chức ở Thụy Điển, huấn luyện viên khi ấy của Brazil là Vicente Feola - biệt danh "Gã Mập" - đã định loại Garrincha ra khỏi đội hình. Chỉ nhờ có sự năn nỉ hết nước hết cái của các đồng đội trong đội tuyển mà ông Feola mới đồng ý cho Garrincha đi theo, ở vị trí dự bị, cùng với Pele, khi ấy mới hơn 17 tuổi.

Trận đầu gặp Áo, huấn luyện viên Feola không dám mạo hiểm tung cầu thủ dự bị của mình vào trận. Nhưng rồi chấn thương của Joela cùng với sự sa sút phong độ của Didi đã buộc ông Feola không có lựa chọn nào khác là tung Garrincha vào trận đấu thứ hai, gặp Anh, hòa 0-0, rồi sau đó tung cả Garrincha và Pele vào trận Brazil gặp đội tuyển Liên Xô của Lev Yashin, lần đầu tham dự World Cup và vừa mới vô địch Olympic 2 năm trước đó. Khán giả Thụy Điển đã bàng hoàng chứng kiến sự ra đời của hai ngôi sao lớn, đặc biệt là cầu thủ chạy cánh phải nhỏ con có đôi chân kỳ dị. Hậu vệ cánh trái của đội tuyển Liên Xô là Kuznetsov (Garrincha không phân biệt được cầu thủ nào của Liên Xô mà gọi tất cả đều là Joao) đã khốn khổ vì đeo bám Garrincha không nổi. Người ta kể lại không biết bao nhiêu lần giai thoại về phong cách thi đấu lạ lùng của Garrincha trong trận đấu này. Sau khi lừa bóng qua và khiến một cầu thủ đối phương ngã bệt trên sân cỏ, Garrincha dừng bóng lại, một chân đặt trên trái bóng, lưng vẫn quay về phía cầu thủ bị ngã nhưng đưa tay ra đằng sau kéo đối thủ lên rồi mới tiếp tục rê bóng!

Khi đã ngoài 40 tuổi, Garrincha vẫn chấp nhận chạy đuổi theo quả bóng trong câu lạc bộ mang tên Những nhà triệu phú, gồm những cầu thủ quá lứa lỡ thời đi thi đấu biểu diễn ở các tỉnh lẻ của Brazil. Thiên tài bóng đá Brazil giờ đây thi đấu không phải vì niềm đam mê trái bóng tròn mà đơn giản chỉ vì mưu sinh. Cho tới tận dịp Giáng sinh năm 1982, Garrincha vẫn còn xỏ giày ra sân...

Ba tuần sau đó, người ta đưa Garrincha vào một bệnh viện từ thiện ở thủ đô Rio de Janeiro, trong tình trạng bị ngộ độc rượu. Mọi sự cấp cứu đều vô hiệu. Ngày 20/1/1983, cầu thủ chạy cánh phải vĩ đại nhất của Brazil, người có tên trong mọi danh sách cầu thủ xuất sắc nhất thế kỷ 20, qua đời ở tuổi 50. Trước khi chôn cất, người ta không tìm thấy trong túi áo của Garrincha một đồng nào, chỉ có duy nhất một chiếc vé xổ số. Một quái kiệt sân cỏ có số phận kỳ lạ đã đi vào cõi hư vô với giấc mơ trở thành triệu phú mãi mãi không thành.

Trên bia mộ của Garrincha, Didi, một đồng đội lừng lẫy của Garrincha đã cho khắc dòng chữ: "Garrincha đối với bóng đá cũng như Picasso trong hội họa!". Một lời đánh giá chân thành, đúng đắn và cảm động đối với một thiên tài bị lãng quên...


http://3.bp.blogspot.com/_BHsEetvGatM/SufJYqSLjJI/AAAAAAAAANI/u0bKkk8-QnI/s400/garrincha.jpg

Eric Cantona
08-01-2010, 11:51 AM
đọc hết thấy ông này hay thật - đó giờ chưa bik về ng này - thanks a

Lê_Minh_Hòa
08-01-2010, 02:34 PM
đọc hết thấy ông này hay thật - đó giờ chưa bik về ng này - thanks a

Đó là cầu thủ thuộc thế hệ trước, thế hệ của anh và em không còn mấy ai biết đến. Anh mê bóng đá từ nhỏ và đã đọc qua 1 số bài viết về cố danh thủ này.

Cám ơn MTCT đã post.

Khuyết
08-01-2010, 02:50 PM
Đó là cầu thủ thuộc thế hệ trước, thế hệ của anh và em không còn mấy ai biết đến. Anh mê bóng đá từ nhỏ và đã đọc qua 1 số bài viết về cố danh thủ này.

Cám ơn MTCT đã post.

Còn cầu thủ LMH chắc dạo này phong độ giảm sút sau khi đón dâu bằng Ls mầu trắng mui trần :D

Lê_Minh_Hòa
08-01-2010, 02:53 PM
Còn cầu thủ LMH chắc dạo này phong độ giảm sút sau khi đón dâu bằng Ls mầu trắng mui trần :D

Thời gian vừa quan bận quá, Sài Gòn - Nha Trang liên tục.... hy vọng bây giờ an bề gia thất rồi sẽ cố gắng post nhiều bài về thể thao cho mọi người cùng đọc và chia sẻ..... :D

Khuyết
08-01-2010, 02:57 PM
Thời gian vừa quan bận quá, Sài Gòn - Nha Trang liên tục.... hy vọng bây giờ an bề gia thất rồi sẽ cố gắng post nhiều bài về thể thao cho mọi người cùng đọc và chia sẻ..... :D

Thank anh nhiều chúc anh mãi vui vẻ và thông minh như ông B...

Eric Cantona
10-01-2010, 03:25 PM
Đã lâu lắm rồi tôi không được xem anh thi đấu,6 năm rồi thì phải. Cũng từng ấy năm tôi sống trong niềm tiếc nhớ những pha bóng đẹp như pha lê của anh. Tôi cũng chờ đợi từng ấy năm ngày anh trở lại.
http://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/wpp_rivaldo_1024.jpg
Một ngày hè tháng 7, ngày đó tôi được biết Barca có một cầu thủ mới, một tiền vệ mang áo số 10. Trong đầu tôi tự hỏi làm sao một tiền vệ lại được phép khoác trên mình số áo của Romario. Đến Ronaldo cũng chưa bao giờ được khoác. Và ngay trong buổi đầu phỏng vấn ra mắt CLB, tôi đã thấy một chàng trai Brazil với khuôn mặt khắc khổ, một DonKihote của bóng đá thế giới. Bài phát biểu của anh giúp tôi hiểu đây là cầu thủ có thể vực Barca đứng dậy sau khi Ronaldo ra đi.
http://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/rivaldo_barca.jpg
Làng túc cầu thế giới từ nay đã được chiêm ngưỡng một thứ bóng đá đẹp mắt, một tinh hoa bóng đá nhân loại. Rivaldo, chiếc chân trái của thầy phù thủy, những bước chạy mê hồn. Chân anh vòng kiềng, nhưng trái bóng vào chân anh như có ma thuật, làm ngất ngây bao trái tim cule, Những ngày tươi đẹp ở Barca cùng với- những người Hà Lan bay-Patrick Kluivert, anh em nhà De Boer, LUIS Enricque đã đưa anh đến với những đỉnh cao của bóng đá thế giới. Đó là những chiếc cúp vô địch Laliga,cúp nhà vua TBN, danh hiệu quả bóng vàng châu Âu 1999, vô địch WC2002. Chỉ còn thiếu chiếc cúp C1 danh giá. Nói đến đây sao khóe mắt mình hơi cay. Một nỗi buồn xâu xé trái tim tôi. Cái mốc 100năm lịch sử của Barca bắt đầu những ngày tháng đen tối. Ngày đó Luis VanGan đưa Barca kỉ niệm 100 năm thành lập với chiếc cúp vô địch Laliga. Nhưng đối với ông trùm của Barca đó là ko đủ. Cũng như Morinho của Chelsea, VanGan đã phải ra đi. Dường như đó là điềm báo cho những người Catalan, đám mây đen sẽ phủ kín thánh địa NouCam và ru ngủ trái tim của những người hâm mộ. Mong chờ, mong chờ một cuộc hồi sinh, một cuộc hồi sinh sao mà kéo dài quá.
Ngày Rivaldo ra đi, trái tim tôi tan nát. Ai sẽ thay thế anh dân dắt người khổng lồ qua khỏi cơn khủng hoảng. Một vị thế ở TBN đã mất, đấu trường châu Âu các đối thủ ko còn quá e dè Barca nữa, CLB giàu nhất thế giới cũng ko còn.
Rivaldo,Rivaldo.Cái tên thân thương này ko còn được hét lên mỗi khi xem Barca thi đấu nữa. Anh chuyển đến Milan, trái tim tôi vẫn mãi yêu mến anh. Nhưng đau xót xiết bao, sau hai năm ở Milan anh đã phải thốt lên:
“Hai năm ở Milan đã giết chết giấc mơ tôi”
Anh đã thốt lên điều cay đắng ấy ngày anh rời Rossenorri. Ngày anh tới là nụ cười. Ngày anh đi là nước mắt. Ngày anh tới là người hùng của World Cup. Ngày anh đi là người thừa của thành Milan.
Rivaldo, bi kịch đến với anh từ ngày hôm ấy
Một huyền thoại nữa của bong đá thế giới lại đã ra đi. Anh ko còn được chơi bong đỉnh cao nữa rồi. Rivaldo, anh biết chăng, trong trái tim những cule, những người yêu anh vẫn dõi theo những bước anh đi, Vẫn buồn cho anh, vẫn cay đắng cho anh.
Anh sang Olympiakos, anh tỏa sáng trong màu áo ấy, nhưng anh như cánh én nhỏ không làm nên mùa xuân. Anh không thể nâng đỡ một Olympiakos tầm thường lên bến bờ chiến thắng như anh đã nâng đỡ Barcelona vào những thập niên 90 thế kỷ trước. Và tôi nhớ đến một chương trong cuốn tự truyện của anh : thế giới anh hùng của những kẻ khốn khổ. Ngày anh ở Barcelona, anh là người hùng. Nhưng trong trái tim và cuộc sống của anh là một kẻ khốn khổ. Giờ đây, anh đích thực là một kẻ khốn khổ. Cái chân trái ấy, cú lật bàn đèn ấy, những pha đi bóng ấy có sa sút đâu. Vậy mà anh bỗng chốc bị lãng quên giữa bản đồ bóng đá thế giới.
Chỉ còn những fan hâm mộ anh một thời là nhớ anh mà thôi
Bán kết cup C1 năm ngoái, chứng kiến trận đấu giữa MU và Barca. Nỗi nhớ anh trở nên da diết, nhớ cú lật bàn đèn, cú sút phạt của anh. Càng nhớ anh bao nhiêu, càng thấy những C.Ronaldo, những Henry so với anh mới mờ nhạt làm sao. Nhìn những bước chạy khắc khổ của anh trong 2 trận đấu với MU năm đó, những cố gắng tột cùng, những bàn thắng thăng hoa trong nỗ lực, nhìn cả ánh mắt tuyệt vọng của anh nữa, dường như tôi đã khóc. Một trong số rất ít lần trong đời tôi biết khóc. Khi viết những dòng này, tôi dường như có lại được những cảm giác năm ấy. Lại có một cảm giác bồi hồi về anh, Rivaldo! Ngày ấy, anh đẹp sáng rực, đẹp lắm…
http://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/13_13-2.jpg
Rivaldo, hành trình của một tinh hoa huyền thoại, đẹp như một ngôi sao trên bầu trời, cháy rực trong hành trình của một lưu tinh, và vụt tắt mãi mãi. Rivaldo, đó là anh ư?
Rivaldo giờ nhận mưc lương của một triệu phú, trong màu áo một CLB nhà giàu mới nổi của Uzebekixtan. Anh ở đó, no đủ trong vật chất nhưng chắc buồn lắm. Và tôi ước gì một ngày được thấy anh một lần nữa.
Dù tôi biết rằng, đó sẽ mãi mãi là điều không thể.
Rivaldo, đó phải chăng là kết thúc cho anh, kết thúc hành trình của một tinh hoa huyền thoại. Cháy sáng mãnh liệt mà vụt tắt trong lặng lẽ

Eric Cantona
10-01-2010, 03:36 PM
http://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/299049583d7e46acb.jpg
Savicevic sinh ngày 15-09-1966 tại Podgorica, Liên bang Nam Tư (cũ), nay thuộc Serbia & Montenegro. Năng khiếu bóng đá của Savicevic bộc lộ rất sớm và ngay lập tức cậu bé lọt vào mắt xanh của những nhà săn lùng tài năng trẻ trên khắp đất nước. Sự nghiệp cầu thủ của Savicevic bắt đầu từ rất sớm khi ông mới bước sang tuổi 15 trong màu áo của đội trẻ OFK Titograd. Chỉ một năm sau, Savicevic được lên chơi ở giải hạng nhất Nam Tư trong màu áo CLB Budicnost Titograd.
Sau 6 năm khoác áo Budicnost và thể hiện một phong độ tuyệt vời, BLĐ của CLB Sao Đỏ Belgrade, CLB danh giá nhất liên bang Nam Tư ngày ấy, để ý và quyết định đưa bằng được ông về. Cũng trong năm đó, lần đầu tiên Savicevic được gọi vào ĐTQG trong trận dâu với Thổ Nhĩ Kỳ. Những ngày tại Sao Đỏ Belgrade là khoảng thời gian đẹp nhất trong sự nghiệp cầu thủ của Savicevic trên quê hương. Ông giúp Sao Đỏ Belgrade 3 lần liên tiếp VĐ Nam Tư (vào các năm 1990, 1991, 1992), 2 Cúp quốc gia (1990, 1992) cùng với chiếc Cúp C1 đầu tiên trong lịch sử CLB và Cúp Liên lục địa năm 1991.
Sau khi vượt qua nhà vô địch nước Pháp bằng loạt sút luân lưu trong trận chung kết, Sao Đỏ kế vị ngôi vua của Milan trên đấu trường châu Âu và Savicevic bắt đầu được các CLB lớn của châu Âu chú ý. Cuối cùng Berlusconi sau thời gian dài theo đuổi đã có được chữ ký của ông. Mùa Hè năm 1992, Savicevic chính thức được đưa về Milanello. Tại đây, Savicevic gặp lại những người đồng đội từng là đối thủ của ông tại Cúp C1 mùa giải 1989/1990, những người đã giúp Milan vượt qua Sao Đỏ Belgrade trong loạt sút luân lưu đầy may rủi.
http://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/dejan_savicevic3.jpg
Mùa bóng đầu tiên ở Savicevic không hề dễ dàng như ông nghĩ. Savicevic liên tục phải ngồi dự bị và ông chỉ được ra sân 10 lần trong mùa giải 1992/1993, tuy nhiên ông cũng kịp ghi 4 bàn thắng trong những lần hiếm hoi được ra sân, một con số không tồi của một tiền vệ. Mùa bóng đó, Milan vượt qua Porto để vào chung kết Champions League gặp Marseille (tuy nhiên, đó là trận chung kết mà tất cả các Rossoneri đều muốn quên).
Tuy nhiên, mùa bóng sau đó thực sự ngọt ngào với cả Milan lẫn Savicevic. Milan lần thứ 3 liên tiếp đoạt Scudetto, điều chưa từng xảy ra trong lịch sử CLB. Và mùa giải đó, Savicevic đưa Milan một lần nữa lọt vào trận chung kết Champions League gặp Barca của HLV Johan Cruyff. Trận chung kết Barca được đánh giá mạnh hơn nhưng Milan đã dạy cho những người TBN một bài học về bóng đá tấn công. Savicevic thực sự làm ngất ngây tất cả những người chứng kiến trận đấu bằng một phong độ chói sáng. Ông là người tạo cơ hội cho Massaro ghi bàn mở tỉ số bằng một pha đi bóng như chỗ không người bên cánh phải. Sau đó ông tự mình ghi bàn thắng thứ 3 trong chiến thắng 4-0 của Milan. Đó là một bàn thắng tuyệt vời từ khoảng cách khoảng 32 mét với một góc sút hẹp, vừa thể hiện sự tinh tế cũng như khả năng quan sát của ông. Đến ngay cả Cruyff cũng không khỏi thán phục bàn thắng này cho dù nó dập tắt mọi hy vọng của Barca. Một năm sau, Milan lần thứ 3 liên tiếp lọt vào trận chung kết Champions League nhưng đành chịu thất thủ trước Ajax Amsterdam.
http://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/thumb_gmblt1224051900.jpg
Mối quan hệ giữa Capello và Savicevic không thực sự tốt và có phần gượng ép. Trong suốt sự nghiệp của mình, Capello không ưa những cầu thủ có lối chơi bay bướm, nhưng Savicevic là một ngoại lệ, dù không thích nhưng Capello vẫn phải chịu đựng vì có sự can thiệp của Berlusconi, người rất thích Savicevic. Tuy nhiên, mỗi khi có dịp là Capello sẵn sàng đẩy ông lên ghế dự bị.
Sau 2 mùa bóng liên tiếp thất bại cùng Milan, Savicevic trở lại Sao Đỏ Belgrade mùa giải 1998/1999. Một lần nữa ông đưa đội bóng này đến với chức vô địch quốc gia trước khi giã từ sân cỏ. Không còn nghi ngờ gì nữa, ông là một trong những cầu thủ hay nhất lịch sử bóng đá thế giới.
Sau khi kết thúc sự nghiệp cầu thủ với những thành công rực rỡ, Savicevic chuyển sang làm HLV. Tuy nhiên con đường huấn luyện của ông rất ngắn. Sau khi không thành công trên cương vị HLV trưởng của Serbia & Montenegro, Savicevic quyết định từ chức.
Cách đây vài tháng, Savicevic đã bị một tai nạn ô tô khi ông đang trên đường về nhà. Tuy nhiên mọi chuyện không quá nghiêm trọng và ông đã hoàn toàn bình phục sau thời gian ngắn điều trị.
http://i177.photobucket.com/albums/w215/lamgiahien/55088675-25rtr.jpg
Hiện nay, Savicevic trở về sống ở quê nhà và ông trở thành phó chủ tịch LĐBĐ Serbia & Montenegro. Sau những ngày tháng chiến tranh, giờ đây Serbia & Montenegro đang sống trong hoà bình. ĐTQG của của đất nước ông đã lọt vào VCK World Cup 2006 và đó là ước mơ cháy bỏng của Savicevic, sau những lần ông và đội tuyển Nam Tư (cũ) lỗi hẹn với ngày hội bóng đá lớn nhất hành tinh do chiến tranh và những cuộc nội chiến kéo dài. Chúc ông thành công trên cương vị mới:nguong:

Mưa Trên Cuộc Tình
11-01-2010, 06:51 PM
Chẳng mấy ai nhớ đến cái tên thật Arthur Antunes Coimbra của ngôi sao đó. Đơn giản là vì ông nổi tiếng hơn với tên gọi ngắn gọn Zico và biệt danh "Pele trắng". Với Pele, Zico là cầu thủ xuất sắc nhất kể từ sau khi ông treo giày: "Qua nhiều năm, chỉ có một cầu thủ tiến sát tôi là Zico".

http://sportguide.siamaffiliate.com/soccer_files/zico.jpg

Zico là con út của một gia đình trung lưu có tới 5 người con trai chơi bóng ở Quintino, ngoại ô Rio de Janeiro. Giống như nhiều cầu thủ Brazil khác, anh dành phần lớn ước mơ tuổi trẻ là chơi bóng đá chuyên nghiệp. Trong tuổi thơ của mình, quan hệ của Zico với quả bóng cũng rất xúc động như nhiều đứa trẻ mê bóng đá. Zico thường ngủ với quả bóng đặt cạnh gối, đối xử với nó rất âu yếm. Có khi đó cũng chẳng phải là một quả bóng đúng nghĩa mà được làm từ những chiếc tất lồng vào nhau. Nhưng có một điều chắc chắn là tâm trí của Zico luôn hướng về nó. Và như để đền đáp tình yêu đó, quả bóng không bao giờ phản lại anh. Nó luôn dính vào chân Zico và tuân theo mong muốn của anh trên đường bay tới khung thành.

http://www22.24h.com.vn/upload/news/2009-06-12/1244797563-Zico-Brazil-classic.jpg

Năm 1971, Zico chơi cho đội 1 lần đầu tiên và đã ghi bàn trong trận hòa 1-1 với Bahia ở SVĐ Fonte Nova. Tuy nhiên, để có cơ hội dự Olympic năm sau đó, ông đã chấp nhận ở lại đội trẻ. Thế nhưng rồi Zico vẫn không được gọi vào đội tuyển dự Olympic 1972. Thất vọng sâu sắc, Zico thậm chí đã nghĩ tới chuyện chia tay bóng đá. Nhưng chính sự động viên và ủng hộ của gia đình đã giúp ông quyết định tiếp tục con đường đã chọn. Ngay cả khi chưa hết buồn chán, Zico vẫn kịp chinh phục ngôi VĐ bang Rio cho Flamengo năm đó, cả ở cấp độ đội trẻ và đội chuyên nghiệp.

Năm 1974, Zico chơi mùa bóng đầu tiên với tư cách một cầu thủ chính thức thường xuyên và cuối cùng đã giành ngôi vô địch bang Rio. Anh thực sự trở thành số 10 mới của đội bóng Rubro-Negros (đỏ tươi-đen, màu áo truyền thống), cho cả thế giới thấy tài năng to lớn của anh, một tài năng thực sự ở đẳng cấp cao nhất. Trên sân cỏ, Zico ghi những bàn thắng theo đủ mọi cách mà chúng ta có thể tưởng tượng được. Ông còn là người chuyền những đường bóng quyết định, một nhà tổ chức và còn nổi tiếng về khả năng đọc trận đấu. Ngoài ra, đó là một siêu cầu thủ chơi tốt cả hai chân và chuyên gia đá phạt. Flamengo được hưởng tất cả những thứ đó khi Zico ở vào thời kỳ đỉnh cao phong độ.

Chẳng có gì phải nghi ngờ rằng Maracana là thánh địa của Zico. Ở đó, ông đã ghi những bàn thắng tuyệt vời và cũng phá một số kỷ lục của SVĐ này. Cũng với chiếc áo số 10 một thời thuộc về Dida, Zico đã vượt qua thành tích của thần tượng. Ông ghi được tới 333 bàn cho Flamengo ở “Ngôi đền bóng đá” này, kỷ lục mà chưa cầu thủ nào phá được. Zico cũng ghi 6 bàn trong một trận đấu gặp Goytacaz tại giải VĐ bang Rio năm 1979 (thắng 7-1), bằng với thành tích của người từng một thời khơi lên khát vọng cầu thủ trong anh.

Các fan Flamengo không phải mất nhiều thời gian để công nhận Zico là một ngôi sao nhưng sự sùng bái thần tượng đó đã thực sự trở thành bất tử khi thế hệ vàng của đội chinh phục cả Nam Mỹ và thế giới. Zico là thủ lĩnh đội bóng Flamengo huyền thoại những năm 1980 được tạo nên bởi những cầu thủ tuyệt vời như Raul, Junior, Rondinelli, Lico, Tita, Andrade, Adilio,... Họ đã giành hết danh hiệu này tới danh hiệu khác. Vinh quang bất tận khởi đầu với bàn thắng của Rondinelli tại trận CK giải VĐ bang 1978. Sau đó, đội bóng đã lần lượt chinh phục các danh hiệu VĐQG lần đầu tiên của họ (1980), Cúp Libertadores (1981), Cúp Liên lục địa (1981). Tiếp đó là hai chức VĐQG nữa (1982-83).

Năm 1979, Zico bắt đầu nổi tiếng khắp thế giới khi tham gia trận đấu biểu diễn trong thành phần đội tuyển thế giới của FIFA. Ngay sau đó, một chuyến đi của Flamengo tới Italia đã khiến Zico được ban lãnh đạo Udinese Calcio. Nhưng cũng phải chờ tới năm 1983 và khá nhiều kỳ công, họ mới mang được Zico về với bản hợp đồng chuyển nhượng thời hạn 2 năm trị giá 4 triệu USD.

Tại Italia, Zico có cơ hội đụng đầu với những siêu sao khác như Michel Platini của Juventus và Diego Maradona của Napoli. Ở mùa giải VĐ Italia 1983-84, Zico ghi 19 bàn, chỉ ít hơn chân sút số một Platini đúng một bàn dù phải chơi ít hơn danh thủ Pháp này tới 6 trận. Nỗ lực nối tiếp nỗ lực. 56 bàn trong 79 trận của Zico là những đóng góp cụ thể nhất mà người Italia không thể quên. Nhưng xét cho cùng thì siêu sao Brazil này vẫn không thành công ở Udinese bởi không giành được một danh hiệu nào. CLB này quá yếu, quá nhỏ và mình ông không đủ để đưa họ tới bến vinh quang.

World Cup đầu tiên của Zico chìm lấp trong cảm giác bị hành hạ bởi chấn thương giãn cơ chưa lành và không hài lòng về đấu pháp thiên về phòng ngự của HLV Claudio Coutinho. Nhưng nhiều người hâm mộ đội bóng vàng-xanh tin rằng dù có cố gắng thế nào đi nữa, Brazil cũng sẽ chẳng thể vượt qua được Argentina trên đất của họ khi mà sức mạnh của đội chủ nhà còn được bồi đắp bởi sự hỗ trợ của các nhân tố ngoài chuyên môn.

Mặc dù Zico từng có World Cup đầu tiên không ấn tượng ở Argentina năm 1978, những màn trình diễn trong màu áo CLB trước Espana 82 đã khiến người hâm mộ khắp thế giới mong chờ rất nhiều ở ông khi tới TBN. Zico vào World Cup này với tư cách một trong những cầu thủ xuất sắc nhất thế giới và được ngưỡng mộ nhất. Tới TBN năm đó, Brazil trở lại với sở trường của họ là phong cách tấn công đẹp mắt quen thuộc vốn rất phù hợp với khả năng tăng tốc, những pha xử lý kỹ thuật và những cú sút bất ngờ của Zico. Họ vào giải với vị thế ứng viên sáng giá nhất cho ngôi VĐ bởi sở hữu nhiều cầu thủ hàng đầu thế giới như Zico, Falcao, Socrates,... Nhưng việc đội hình mạnh nhất kể từ năm 1970 lại thiếu một trung phong tương xứng - Careca chấn thương còn Serginho không xuất sắc như các đồng đội tuyến dưới - khiến họ phải trả giá rất lớn.

Những người Argentina đã bị “trượt chân” trước đối thủ Italia nhiều tiểu xảo hơn và sau đó chính thức bị loại khỏi giải bởi Brazil trong một trận thua 1-3 đầy bạo lực mà chính thiên tài Maradona đã bị nhận thẻ đỏ vì nổi cáu đạp Batista. Thế nhưng rồi tới lượt Zico và các đồng đội, ứng viên sáng giá nhất của ngôi vô địch, cũng chung số phận như Argentina. Trong một trận đấu kinh điển của lịch sử World Cup, Brazil bị một đội Italia tỉnh táo và không ngại “chơi bẩn” đánh bại còn thủ lĩnh Zico bị Claudio Gentile phạm lỗi không thương tiếc trong sự nương tay của trọng tài. Tuy nhiên, cũng phải thấy đất nước của những kiệt tác kiến trúc và hội họa đã có được Paolo Rossi thăng hoa rất đúng lúc. Hat-trick của tiền đạo này đã che khuất những bàn thắng tuyệt vời của Socrates và Falcao khi mà tiền đạo Serginho lại vô duyên trong tận dụng những cơ hội bằng vàng.

Ở trận đấu cuối cùng trong sự nghiệp thi đấu quốc tế, ông đã bỏ lỡ quả penalty quyết định trong thời gian thi đấu chính thức ở trận tứ kết gặp Pháp của Platini. Định mệnh trớ trêu cho Brazil được hưởng quả penalty đó ngay sau khi HLV Tele Santana cho Zico vào sân. Một quả đá kỹ thuật nhưng bàn thắng thì không có. Trận đấu kết thúc với kết quả hòa dẫn tới việc phải phân định thắng thua ở loạt luân lưu 11m. Zico sau đó đã thực hiện thành công quả đá của mình nhưng các đồng đội Socrates, Julio Cesar lại đá hỏng và Brazil bị loại. Một kết thúc buồn cho một trong những cầu thủ nổi tiếng nhất Brazil trong lịch sử. Zico chia tay ĐTQG sau giải đấu ở cột mốc 72 trận và 52 bàn, thành tích ghi bàn xuất sắc thứ ba sau Pele và Romario.

http://i.dailymail.co.uk/i/pix/2009/06/03/article-1190600-0532B25C000005DC-196_468x657.jpg

Mưa Trên Cuộc Tình
11-01-2010, 09:24 PM
1. Pierluigi Collina, siêu trọng tài đầu tiên và duy nhất tới nay

http://www.adiyamanhaber.com/b/userimages/colina.jpg

Collina là ngoại lệ duy nhất trên thế giới về một trọng tài. Trừ ông, tất cả những “vua áo đen” trên sân cỏ chỉ được những lời khen chiếu lệ cho một trận bắt tốt và bị chỉ trích nặng nề nếu bắt dở. Tóm lại, họ luôn là nơi để CĐV trút sự giận dữ có cớ và cả vô cớ.

Đôi mắt rất sáng, nụ cười dễ chịu và cái đầu không một chút tóc nào của ông được coi như một phần của thương hiệu Collina. Ông cũng như Beckham, có thể sống tốt và bỏ túi bạc triệu dù ít dính đến bóng đá nữa. Có nhiều cầu thủ kiếm tiền nhiều và nổi tiếng tương tự Beckham, nhưng trọng tài tới nay thì chỉ có một, đó là Collina.

2. Paolo Maldini, nhà thơ của hàng phòng ngự

http://3.bp.blogspot.com/_H_h1mxbR0DU/SuCbv-IBP6I/AAAAAAAAD1M/xGrfR7FIQ0M/s400/itPM.jpg

Facchetti đem sự lịch lãm, thông minh và rắn rỏi đến hàng phòng ngự. Gentille đã chỉ cho những người hâm mộ thấy, phòng thủ kiểu Italy là phải kèm chặt và “khủng bố” tinh thần của đối phương như thế nào. Baresi biến phòng thủ thành một dạng khoa học của tính chính xác trong thứ bóng đá phòng ngự khu vực. Còn Maldini là người đã giúp tất cả nhìn về cách phòng ngự Italy bằng một cái nhìn khác, tích cực hơn, đẹp hơn và nhiều chất thơ hơn.

Maradona từng nói về anh: “Hình như Maldini đi nhầm chỗ thì phải. Chỗ của anh ấy phải là trên sàn diễn thời trang”. Người hậu vệ lịch lãm và đẹp trai ấy đã biến phòng ngự thành một thứ nghệ thuật. Đó là nghệ thuật của sự phô diễn sức mạnh khi bám đuổi và cắt bóng ngay trong chân đối thủ, trong những tình huống nguy hiểm tưởng như không thể cứu vãn nổi với một sự chính xác ít thấy. Đó còn là nghệ thuật của khả năng lấy thăng bằng và thể hiện kỹ thuật, nghệ thuật của tài chỉ huy hàng thủ, nghệ thuật của việc đã luôn đứng vững trên sân cỏ trong suốt bao năm qua. Anh đã học những điều ấy từ người cha, Cesare (thậm chí anh còn giỏi hơn cha anh) và là một sản phẩm hoàn hảo của trường phái phòng ngự siêu việt Italy.

Người đàn ông này là người giữ tất cả những kỷ lục về số trận đấu cho ĐTQG, cho CLB, cho các trận đấu ở Cúp châu Âu, các trận derby, là một tầm gương lớn về sự bền bỉ, là lịch sử hiện đại của Milan, với biết bao thăng trầm trong hơn 20 năm qua, là một hình tượng mẫu mực về sự trung thuỷ. Anh chính là Milan và Milan, dù đã chuẩn bị rất kỹ cho những năm tháng không có anh, vẫn rùng mình khi đến một ngày, anh không còn ở đó nữa, trên thảm cỏ xanh.

3. Zinedine Zidane, biểu tượng thể thao, xã hội và chủng tộc

http://www.worldproutassembly.org/images/zidane.jpg

Cách đây chưa lâu anh vẫn giữ kỷ lục cầu thủ đắt giá nhất thế giới, là “vì tinh tú” sáng nhất trên bầu trời Real Madrid những năm qua. Kể cả khi anh đã giải nghệ sau World Cup 2006, người ta vẫn yêu anh, nhắc đến anh, nhớ đến cái đầu hói và những pha biểu diễn kỹ thuật đẹp đẽ của anh. Con người này là sự tổng hòa của rất nhiều yếu tố trong một nước Pháp: anh được một tờ báo của giới trung lưu Pháp bầu là người Pháp nổi tiếng nhất; năm 1998, với thắng lợi ở World Cup, anh được coi là biểu tượng của sự hoà hợp sắc tộc trên đất Pháp, vốn từ lâu đã có quá nhiều mâu thuẫn. Anh là người gốc Algeria, lớn lên ở Marseille, và là thủ lĩnh của một “Les Bleus” có công thức da trắng -da đen – Bắc Phi.

Nhà nghiên cứu xã hội Pháp, Pascal Boniface gọi hiện tượng thành công của Zidane là “sự khởi đầu của một thời đại ánh sáng mới”. Điều đó đúng. Chỉ có điều, Zidane đã kết thúc sự nghiệp trong một bi kịch cho chính anh, một cú húc đầu vào ngực Materazzi trong trận chung kết World Cup 2006. Cú “phốt” này không chỉ đóng lại những năm tháng đẹp đẽ của anh trong bê bối, mà còn góp phần khiến Pháp không thể với tới một chức VĐTG tiếp theo.


4. Roberto Baggio, người giúp tifosi không ghét bỏ bóng đá Italy

http://image.tin247.com/bongdaso/081231162243-410-386.jpg

Truyền thống bóng đá Italy luôn sản sinh ra những hậu vệ lớn – những “công nhân” thực sự trên thảm cỏ, mà nhiệm vụ duy nhất là không cho một ai, kể cả chính họ, ghi bàn. Trong hàng chục năm, những gì mà người ta nói về bóng đá Italy chỉ là kết quả và đó là mục đích tối thượng của nó. Nhưng tại sao nền bóng đá khô khan và thực dụng ấy lại có thể sinh ra một ngôi sao như Roberto Baggio, người luôn đem lại cho giới tifosi những niềm hạnh phúc vì những bàn thắng đẹp đến mê hồn của anh, đồng thời cũng là hiện thân cho những nỗi buồn thất bại (quả penalty hỏng ăn trong trận chung kết World Cup 1994)?

Giorgio Tosatti, cây bút gạo cội trong làng báo thể thao Italy, đã giải thích điều này: “Bản thân bóng đá Italy là cuộc sống, luôn ở hai thái cực trái ngược tồn tại trong một chính thể, là tốt và xấu xen kẽ, nhưng không bao giờ có sự kết hợp giữa tốt và xấu thành một cái gì đó, hoặc là rất tốt, hoặc là rất xấu. Thế nên, chẳng có gì ngạc nhiên khi Italy đã có những Facchetti, Maldini, Baresi, nhưng lại có Baggio, Zola, Mancini, Totti”.

Baggio đã có một sự nghiệp lẫy lừng, được tôn vinh và yêu mến ở khắp thế giới, nhưng bản thân anh không thấy hạnh phúc đến thế. Là tên tuổi lớn hiếm hoi từng chơi cho cả 3 đội bóng lớn nhất Italy (Juve, Milan, Inter), nhưng sau Juventus, anh không sống được ở một CLB lớn nào nữa, mà chỉ tỏa sáng ở những đội bóng nhỏ, như Bologna, Brescia. Không ai ở Italy quên được câu nói của Tabarez, HLV Milan, khi đẩy anh sang Bologna: “Trong bóng đá hiện đại làm gì có chỗ cho các nhà thơ”. Ấy vậy mà “nhà thơ” Baggio đã ghi 205 bàn ở Serie A. Cũng không ai không nhớ đến Baggio, dù anh với 56 trận cho đội tuyển Italy, thậm chí còn chơi ít hơn 4 trận so với người cùng họ với mình, Dino Baggio, một tiền vệ phòng ngự có lối chơi chặt chém và dũng cảm hơn là lãng mạn. Nền bóng đá nào cũng cần những Baggio, cần rất nhiều Dino và một số ít Roberto. Roberto Baggio gặp rất nhiều trắc trở chính bởi anh quá lãng mạn. Ông chủ Juve, Agnelli còn gọi anh là “con thỏ ướt át” (coniglio bagnato). Nhưng chính vì thế, các tifosi càng yêu anh, nhớ anh nhiều. Vì họ hiểu “cuộc sống luôn cần bánh mì để ăn cho no bụng, nhưng sẽ ngon hơn nhiều nếu phết thêm vào đó một lát mứt ngọt ngào…”

5. Franz Beckenbauer – Libero và hơn thế nữa

http://media.chuyenhot.com/img/2009/03/16/48874_Beckenbauer.jpg

Trong cuốn sách để đời viết về những ngôi sao bóng đá sáng nhất châu Âu, có tựa đề The Pros, Wolstenholme mô tả vị Hoàng đế bóng đá là “một cái tên lớn với người Đức, cũng hệt như cái tên Bobby Charlton với người Anh”. Ông đã đúng một phần, bởi người Đức sẽ khẳng định Beckenbauer là một người còn hơn thế nữa. Ông là sự kết hợp của 70% của những gì Bobby Charlton đã làm được và 80% những chiến công của Bobby Moore – một tượng đài khác của bóng đá xứ sở sương mù.

Những người xem bóng đá ở thập niên 1970 ấy nhanh chóng nhận ra rằng Beckenbauer đã làm được hơn những gì mà một hậu vệ phải làm. Một cầu thủ chơi chủ yếu với nhiệm vụ phòng thủ đã biến thành một cầu thủ tự do, có thể di chuyển xuống phía dưới hàng thủ để bọc lót, hoặc chơi phía trên hàng thủ, hoặc chạy lên tận hàng tiền vệ để đóng vai trò là người tổ chức, và khi có điều kiện, tấn công như một tiền đạo biết ghi bàn. Người ta gọi những cầu thủ như thế là libero, và Beckenbauer đã là người đầu tiên nổi tiếng với vị trí này.

Trong 12 năm, từ 1965 đến 1977, bóng đá thế giới nhìn ông thán phục, không chỉ vì tài năng và đức khiêm tốn, mà còn ở cả sự đĩnh đạc, phong thái trên sân. Không có bóng, ông lo phòng thủ. Có bóng, ông tổ chức tấn công, chuyền bóng lên phía trên cho đồng đội hoặc ghi bàn. Khi Beckenbauer giải nghệ năm 1977, sau 103 trận với 14 bàn cho đội tuyển Tây Đức, nước Đức bàng hoàng nhận ra họ đã sống quá lâu dưới cái bóng của ông, cả đội tuyển xây dựng xung quanh ông. Và khi Beckenbauer ra đi, một khoảng trống dài như vô tận vì thiếu một ngôi sao lớn như ông diễn ra đến tận năm 1990, khi Đức vô địch World Cup 1990, với ngôi sao mới Matthaeus. Điều đặc biệt, chính Beckenbauer, với vai trò HLV, là kiến trúc sư của chiến thắng ấy.

6. Oleg Blokhin, “Nhà du hành vũ trụ không thể bay”

http://walloffame.infostradasports.com/images/240x336/98934.jpg

Nếu Blokhin được sinh ra chậm hơn chừng 10 năm, có lẽ, ông sẽ nổi tiếng như Stoichkov. Điều may mắn là ông đã trưởng thành và nổi tiếng nhờ thứ bóng đá cơ động và điền kinh tổng lực của người thầy vĩ đại Lobanovsky ở Dynamo Kiev. Và điều tồi tệ, là ông chỉ được phép ra thi đấu ở nước ngoài vào năm 1988, khi đã 36 tuổi, và chẳng còn gì để chứng tỏ cho thiên hạ ngoài biên giới Liên Xô thấy những điều thần kỳ, như khi ông đã làm cùng Dynamo Kiev ( đoạt Cúp C2 năm 1975). Những năm ấy, Blokhin, với khả năng ghi bàn khủng khiếp của mình (ghi hơn 200 bàn trong giải VĐ Liên Xô), với tốc độ nhanh như tên lửa (ông chạy 100 mét chỉ hết 11 giây, và so với kỷ lục Olympic 1970, ông chỉ chậm hơn có 1 giây), đã trở thành siêu sao đầu tiên của bóng đá Xô Viết.

Tạp chí bóng đá Đức Kicker năm 1974 từng gọi ông là “nhà du hành vũ trụ ở chân trời bóng đá”. Blokhin giải nghệ vào năm 45 tuổi. Vào đúng năm 1997 ấy, Stoichkov đang tỏa sáng và là một bản sao của Blokhin ngày nào, nhưng anh lại sinh ra đúng thời hơn Blokhin. “Con tàu vũ trụ” Blokhin đã không thể cất cao.

7. Diego Maradona, “Vua” của tất cả “các vị vua”

http://ingar.blogg.no/images/diego_maradona_1150994374.jpg

HLV huyền thoại Alf Ramsey, người đưa tuyển Anh lên ngôi VĐTG năm 1966, nhận xét: “Pele có hầu như tất cả. Maradona có tất cả”.

Quả thật, người ta có thể nói về Maradona cả ngày không chán. Xem anh đá bóng ở thời đỉnh cao không khác gì ngắm một bức tranh đẹp đẽ của Raffaello hay Botticelli – 2 danh họa kiệt xuất người Italy thời Phục hưng. Anh có tất cả: kỹ thuật, sự nhanh nhẹn, tư duy chiến thuật, khả năng gây đột biến trong tích tắc, tài thủ lĩnh, sự dũng cảm để làm nên những điều phi thường và cả những điều xấu xa nhất (bàn thắng bằng “bàn tay của Chúa” vào lưới Anh ở World Cup 1986). Maradona làm cho bóng đá trở nên đẹp đẽ, nhưng anh cũng làm cho nó xấu đi không ít. Anh xuất hiện những năm 1980, khi bóng đá trở nên thực dụng, xấu xí và khả năng kỹ thuật điêu luyện của anh đã làm nảy sinh một vấn đề quan trọng làm thay đổi bóng đá thế giới. Các hậu vệ luôn tìm cách chặt chém anh một cách thô bạo và thứ bóng đá xấu xí của chính đội Argentina mà Maradona khoác áo ở World Cup 1990, kỳ World Cup được cho là dở nhất trong lịch sử, khiến số bàn thắng trung bình của mỗi trận giảm xuống thấp nhất lịch sử. Đây là lý do khiến FIFA tiến hành một chiến dịch bảo vệ những ngôi sao như anh bằng cách thắt chặt luật lệ về phạm lỗi, một cuộc cải tổ cách mạnh trong lịch sử. Anh không được tận hưởng sự bảo vệ ấy, bởi tại World Cup 94 anh bị treo giò vì dùng doping. Chính anh cũng đã phải rời Italy năm 1991 vì lý do tương tự.

Vậy đấy, Maradona, người đưa Argentina đến chức VĐTG năm 1986, vào tới trận chung kết World Cup 1990, giúp đội bóng tí hon Napoli đoạt Scudetto 1987, 1990 cũng không chỉ là một ông vua trên sân cỏ. Anh là cuộc sống, là cái tốt, cái xấu, cao cả và đê hèn, vinh quang và tủi nhục… tất cả trong một con người.

8. George Best, “James Dean” của bóng đá

http://www.starstore.com/acatalog/george-best-calendar-07.jpg

Trước khi Beckham khám phá ra rằng, bóng đá có thể là sân khấu để anh khoe khuôn mặt đẹp trai khiến cả giới nữ lẫn giới nam, thậm chí là dân “gay”, phát điên lên, có thể kiếm bộn tiền nhờ vẻ đẹp của cơ thể và trưng nó lên bìa báo cùng với những scandal hơn là thi đấu trên sân cỏ, Best đã biết đến điều ấy rồi. Thậm chí, cuộc sống của Best (đọc cũng na ná như Becks) trở nên tối tăm và mờ mịt vì sự nổi tiếng ấy. Nó đã giết chết ông.

Tài năng của Best nở rộ ở M.U (cũng như Becks). Những cú đi bóng nhanh như điện giật, những pha đột phá khiến tất cả kinh ngạc và khiến nhiều cầu thủ ở những đội bóng chống lại M.U phát bực. Trong một trận đấu với Southampton, một cầu thủ của đội này đã la lên với tiền đạo người Bắc Ireland của M.U: “Mày mà còn lặp lại động tác đi bóng ấy, tao sẽ giết mày”. Best nghe thấy thế chỉ cười. Năm 1968, ông trở thành nhân vật chính trong cuộc chinh phục thành công Cúp C1 đầu tiên của M.U. Tai hoạ của Best đến từ khuôn mặt điển trai và cả tài năng đã giúp ông được coi là thành viên thứ 5 của nhóm The Beatles. Ông đẹp trai, và có một cá tính nổi loạn như tài tử James Dean. Trong khi Dean chết vì tai nạn sau một lần phi xe bạt mạng, Best đã giã từ bóng đá năm 27 tuổi, không phải trên sân cỏ, mà ngoài đời vì ông bắt đầu nốc rượu và sống một cuộc đời phóng túng. 30 năm uống rượu đã giết chết ông. Maradona từng nói: “Tôi điên, nhưng Best còn điên hơn tôi”…

Đời đâu phải là mơ. Best biết vậy, nhưng bi kịch là ông không thể sống khác với chính mình. Có cả một cuốn phim về ông, mà trong đó diễn viên John Lynch đóng vai Best. Trong một cảnh đáng nhớ của bộ phim, trước quan tài của Sir Matt Busby, Best đã đứng lặng. Và một giọng nói cất lên: “Có một thời để sinh ra và chết đi, có một thời để yêu thương và đau khổ, có một thời để hát và nhảy múa, có một thời để hôn và để được hôn, có một thời để tìm kiếm và tìm thấy, có một thời gian để có tất cả và sau đó mất tất cả. Thời gian để sống và để chết”…

9. Alfredo Di Stefano tạo nên huyền thoại Real Madrid

http://www.elbuitre.es/mitos/diestefano.jpg

Trước khi có Di Stefano, Real Madrid không phải là Real Madrid. Real mà không có Di Stefano cũng hệt như ban nhạc Queen chẳng còn gì khi mất Freddy Mercury, giải đua F1 không có Michael Schumacher hay Tiger Woods không có mặt ở một sân golf nào.

Di Stefano chính là Real, bởi dù SVĐ của họ có mang tên Santiago Bernabeu, tên của vị chủ tịch vĩ đại, thì Di Stefano mới là ngôi sao sáng nhất. Những chiến thắng lẫy lừng, những danh hiệu của Real và thời kỳ oàng kim của họ chỉ đến khi ông ký hợp đồng với Real năm 1953, ở tuổi 27. Hai năm sau, thời kỳ thống trị của Real bắt đầu. Từ 1955 dến 1960, tất cả các Cúp C1 đều nằm trong tay họ. HLV Helenio Herrera, một huyền thoại của bóng đá thế giới, nói về ông: “Di Stefano là cả một đội bóng. Anh ta là cái neo của hàng thủ, là cầu thủ dẫn dắt lối chơi, là chân sút số một”.

Nhưng ông còn là một thủ lĩnh đặc biệt, người tạo cảm hứng cho tất cả, người tôn thờ thứ bóng đá bằng máu và mồ hôi. Trong cuốn sách nổi tiếng của nhà báo Phil Ball có tựa đề “Real trắng”, có cả một chương mang tên Cuộc sống trước Di Stefano để nói về ông và CLB Hoàng gia Tây Ban Nha. Trước Di Stefano, Real chỉ có 2 chức VĐ Liga, kể từ khi gắn bó với ông, thêm 29 danh hiệu nữa! Ở trận đấu đầu tiên của Real ở Cúp châu Âu, với Servette, năm 1955, người sau này là Vua Tây Ban Nha, Juan Carlos, lúc đó mới 17 tuổi và là thái tử, đã vào tận phòng thay quần áo của Real để bắt tay từng người. Vị vua tương lai của Tây Ban Nha đứng lại một lúc lâu trước Di Stefano và nói: “Bây giờ, chàng trai này mới là vua”. Ông không hề sai.

10. Eric Cantona, “Gã điên” làm bừng sáng giải Ngoại hạng

http://files.myopera.com/tunyfly/albums/679192/cantona-1.jpg

Thật khó để tưởng tượng ra giải Ngoại hạng Anh sẽ còn nhàm chán và buồn thảm đến bao giờ, nếu Cantona không đổ bộ lên đất Anh hồi tháng 2/1992. Nó sẽ không có tâm hồn, không có kỹ thuật (lối chơi “kick & rush” ngự trị) và không mang một chút cá tính nào. Trước đây, án kỷ luật của UEFA với bóng đá Anh sau vụ Heysel năm 1985 đã giết chết một phần bóng đá của quốc gia này. Khi Cantona đến Anh, chàng thanh niên 26 tuổi vốn mang tiếng là một “gã điên” khó tính và hay gây gổ, đã có một quá khứ không đến nỗi tồi với đội tuyển Pháp (20 bàn trong 45 trận), không hề được đánh giá cao và thậm chí còn được cho là sẽ thất bại thảm hại như nhiều cầu thủ khác. Nhưng ngay năm ấy, anh đã đưa Leeds đến chức vô địch nước Anh bằng sự thông minh và phong cách chơi bóng đầy chất nghệ sĩ.

Vì Elland Road không bao giờ là “Nhà hát của những giấc mơ”, nên anh đến đó, Old Trafford, và Alex Ferguson cảm ơn Chúa vì đã cho ông thứ vũ khí sắc sảo nhất để ông cùng MU trở lại thống trị bóng đá Anh sau bao năm trắng tay và núp bóng Liverpool. Ông tìm thấy ở anh, và sau này là Roy Keane, tư chất của một thủ lĩnh tối cao, người đưa đội bóng đến chiến thắng, người truyền cảm hứng cho đồng đội. Với những phẩm chất đó, Cantona đã đưa MU đến những chiến thắng, kèm thêm cả những phiền toái do những án kỷ luật mà anh đã hứng chịu như một phần của cá tính mạnh mẽ ấy (cú kungfu vào một CĐV Crystal Palace năm 1995 là một ví dụ). Sự xuất sắc ấy đã không chỉ đưa MU thành lá cờ đầu của giải Ngoại hạng, mà còn được coi là biểu tượng thành công mang tính toàn cầu của giải đấu. Đó là nhờ Cantona, cầu thủ hay nhất trong lịch sử của giải đấu này, tính tới nay.

11. Johan Cruyff, “người Hà Lan bay”

http://espradio.files.wordpress.com/2009/08/cruyff.jpg

Cruyff mới chỉ 8 tuổi khi trận đấu bóng đá nhà nghề đầu tiên diễn ra trên đất nước Hà Lan vào ngày 13/3/1955. Vậy mà chỉ trong 20 năm, Ajax đã 3 lần liên tiếp đoạt Cúp C1 trong những năm 70 và đội tuyển Hà Lan đã 2 lần vào đến tận trận chung kết của 2 World Cup liên tiếp 1974 và 1978. Thành tựu lớn ấy sẽ không bao giờ được tạo nên nếu không có khối óc của HLV huyền thoại Rinus Michels và đôi chân cùng cái đầu của Johan Cruyff. 2 con người ấy đã thổi một luồng gió tươi mát vào bóng đá thế giới những năm 1970 với bóng tấn công tổng lực.

Dù với tư cách nào, cầu thủ hay HLV, Cruyff cũng luôn để lại những ấn tượng mạnh mẽ. Và những bài phỏng vấn nào về ông cũng luôn cho thấy, ông không chỉ giỏi trên sân, mà còn là một nhà tư tưởng vĩ đại của bóng đá tấn công. Người Hà Lan gọi ông là John Lennon của họ. Thế giới gọi ông và thế hệ ông là “người Hà Lan bay”. Bất cứ nơi nào ông đã đi qua, từ Ajax, Barca đến đội tuyển Hà Lan đều kính trọng ông và chịu ảnh hưởng lớn của ông, đặc biệt là Barca, bởi chính ông,cùng Michels và Neeskens là những người đã kết duyên cho xứ Catalan với những người Hà Lan trong suốt 30 năm qua, một mối tình chưa hề có dấu hiệu nguội lạnh. Chính Cruyff và cá tính của ông đã ảnh hưởng lớn đến những đội bóng mà ông thi đấu và dẫn dắt.

Sự thật, là trong trận đầu tiên của sự nghiệp ở tuổi 19, ông đã ghi 1 bàn thắng và sau đó bị đuổi khỏi sân vì…đấm trọng tài. Cruyff là thế đấy, bộc trực, sắc sảo và thông minh. Như thứ bóng đá của chính ông.

12.Raymond Kopa, người mở đầu cuộc cách mạng trong xã hội bóng đá

http://oblogdoroberto.zip.net/images/raymond.jpg

Một cầu thủ xuất sắc của bóng đá Pháp không thể được gọi là “Napoleon của bóng đá” trừ phi người đó, hoặc phải siêu giỏi hoặc phải chinh phục được những danh hiệu lớn nhất của bóng đá thế giới. Trước khi Platini và Zidane làm được điều đó, Kopa đã đứng trên đỉnh thế giới rồi. Người sinh ra trong một gia đình công nhân mỏ ấy đã chinh phục nước Pháp như Napoleon từng chinh phục, dù ông là người gốc Ba Lan (“tên tôi là Kopaszewski, và để thoát khỏi những mỏ than, tôi chẳng biết cách nào khác ngoài đá bóng”). Ông đổi tên, nhập quốc tịch Pháp và trong năm 1958, đưa Stade de Reims vào chung kết Cúp C1 (tiền thân của Champions League), đưa đội tuyển Pháp vào bán kết World Cup.

Ngày ông mới nổi tiếng, khi được hỏi cảm nghĩ, Kopa đã nói: “Nếu không có cái mỏ than ấy, tôi chỉ là một cầu thủ giỏi không hơn. Và để thoát ra khỏi cái mỏ than, tôi chỉ có một lựa chon duy nhất, bóng đá”. Vậy, đã bao giờ ông nghĩ, nếu không có ông, bóng đá Pháp sẽ ra sao?
(ST)

Eric Cantona
11-01-2010, 10:49 PM
qúa hay quá hữu ích thanks a

Nhân ái
13-01-2010, 11:40 AM
Đó là cầu thủ thuộc thế hệ trước, thế hệ của anh và em không còn mấy ai biết đến. Anh mê bóng đá từ nhỏ và đã đọc qua 1 số bài viết về cố danh thủ này.

Cám ơn MTCT đã post.

Đọc mấy dòng này lại nhớ đến ngày xưa.

Nhớ ngày xưa, những năm 1980 (mới gần chục tuổi) kiếm được 1 cuốn sách về bóng đá khó thế; lục cả giá sách mới được cuốn tổng hợp các WC. WC 1986 mới bắt đầu có tin nhanh, vừa ôn thi cấp 3 vừa ngấu nghiến từng tờ báo, rồi dập ghim và góp cùng bạn thành bộ để xem chung cho đỡ tốn tiền.

Khốn khổ vì cái nhà đài TH, vì ăn theo Anh cả CCCP (họ giúp cho cái đài vệ tinh mặt đất Hoa Sen - Ninh Bình) nên cứ cái ông CCCP thua là không được xem nữa. AKAY nhất là cái trận Braxin - CCCP (3-2), trận tuyệt hay mà cái ông nhà đài cứ bảo trọng tài thiên vị Braxin. Đội hình với bộ tứ Fancao - Ede - Zico - Socratec lừng lẫy thắng thuyết phục đội hình cũng cực mạnh của CCCP với bộ khung của Kiep vô định C2. Sau trận thua đó, ông nhà đài ko phát liền mấy trận. 2 năm sau vô tình được diện kiến 1 trong những cầu thủ nổi tiếng của CCCP trên sân vận động Hàng Đẫy trong khuôn khổ giải SKDA (giải bóng đá các CLB quân đội các nước XHCN). Đó là hậu vệ nổi tiếng: Khidiatulin. Xem anh thi đấu lúc ấy mới bắt đầu hiểu tại sao bóng đá Braxin lại mê hoặc đến vậy!

Thanks topic rất hay.

Mưa Trên Cuộc Tình
13-01-2010, 12:46 PM
Ngày đó mỗi trận đấu được xem là một lần được chiêm ngưỡng và khám phá bí ẩn.
Đội bóng chân đất của xóm cũng lấy tên theo các danh thủ nổi tiếng, vui lắm. Nào là Zico, Socra, Joginho, Alemao ............. rồi vừa đá vừa hò hét suốt cả ngày.
Mỗi lần nhìn bạn bè sưu tầm được 1 poster màu in hình cầu thủ là mơ ước ngẩn ngơ mất cả tuần.

Sau này, năm 1986, khi xem xong trận Braxin - Pháp (Pháp thắng luân lưu, Platini hỏng bàn, Fenander đá quả quyết định) thì không rời bóng đá ra được nữa.

Dẫn đầu đội hình Vn đá giải SKDA ngày ấy là danh thủ Cao Cường, với người anh khắc khổ và nổi tiếng không kém Nguyễn Thế Anh. Trong khung thành hình như là Trần văn Khánh thì phải ?? Đó là lần đầu tiên được nhìn tận mắt các cầu thủ ngoại. Có Hunggari, Liên Xô, Angola, Bungari ..........

Nhân ái
14-01-2010, 05:31 PM
...
Dẫn đầu đội hình Vn đá giải SKDA ngày ấy là danh thủ Cao Cường, với người anh khắc khổ và nổi tiếng không kém Nguyễn Thế Anh. Trong khung thành hình như là Trần văn Khánh thì phải ?? .......
Chính xác bác ạ!
Em được ngồi trong đội cầm cờ diễu hành nên cứ ngẩn tò te. Nhìn cái ông hậu vệ Khidiatulin của CCCP cản phá mà phát khiếp. Có pha bóng thấy ông ta chạy song hành với đối phương tiện tay búng cả vào ..."Xim"... của anh chàng kia, khiến anh ta "hụt" hơi, mất bóng.... he he ... quái chiêu lắm!
Thế mà trận chung kết vẫn thua Hungary.

Lần đầu chứng kiến Tây đá mới thấy khiếp, mới phục lăn và bị mê hoặc vì đội bóng vàng - xanh từ đó. Trận Braxin - Pháp năm 86, sau khi xem xong E mất ngủ và ko xem luôn các trận còn lại vì buồn! ... nghỉ lại thấy đểu thật

TeacherABC
14-01-2010, 06:12 PM
Nguyễn Thế Anh

Ba Đẻn thuộc lứa tuổi cầu thủ Thể Công năm 65, lứa Nguyễn Trọng Giáp. Nhưng nếu Giáp nghỉ thi đấu từ năm 1979, thì Ba Đẻn tiếp tục chơi bóng đến tận năm 1984, và anh chơi cùng Cao Cường, người em trai của mình. Bởi thế, xin hãy ghi nhận Ba Đẻn là một cầu thủ vàng suốt hai thế hệ. Lần đầu tiên khán giả biết đến Ba Đẻn là trận ra mắt của đội Thể Công vừa đi tập huấn trở về năm 1968. Những trận cuối cùng của đời cầu thủ, anh vẫn tả xung hữu đột làm kinh hoàng đối thủ trong khuôn khổ giải vô địch Quân đội các nước anh em (SKDA 1984). Suốt 16 năm thi đấu đỉnh cao, lúc nào cũng chói sáng, liệu đã mấy người làm được như thế? Đấy không chỉ là tài năng, mà còn là ý chí kiên cường, là sự khổ luyện miệt mài, là lòng say mê bóng đá đến điên khùng, là thái độ cống hiến, phục vụ hết mình cho khán giả.

Không có cầu thủ nào tách rời đội bóng. Đội bóng của Ba Đẻn là Thể Công. Nếu bầu chọn "Đội bóng vàng 50 năm" của bóng đá VN thì có lẽ Thể Công là một ứng cử viên sáng giá. Chỉ trừ vài ba năm trở lại đây, vì không giải quyết được vấn đề quan niệm và cơ chế nên đội bóng này cứ mãi lao đao trong cuộc chiến trụ hạng, còn thì gần suốt 50 năm ấy, Thể Công luôn là lá cờ đầu của bóng đá VN. Là đội bóng có nhiều thành tích nhất, nhưng quan trọng hơn - là đội bóng có nhiều cổ động viên nhất, đội bóng có sức sống xã hội sôi động nhất. Trong cả lịch sử lâu dài ấy, nhiều cái tên đã đọng lại, như Trương Tấn Bửu - Trương Tấn Nghĩa, Tý Bồ..., như Tiền - Nhi - Chi - Út..., như Thế Anh, Giáp - Mỵ - Khánh - Cao Cường... như Thế Nam, như Hồng Sơn... Năm 1994 - 1995, Cao Cường được bình chọn là cầu thủ xuất sắc nhất 20 năm sau ngày giải phóng. Thực mừng cho Cao Cường khi anh nhận được một danh hiệu vinh quang và xứng đáng. Trong danh sách 11 cầu thủ của đội hình được chọn ấy, vị trí tiền đạo cánh trái thuộc về Ba Đẻn - không có bất cứ một sự cạnh tranh nào. Còn nếu kể thêm 7 năm trước đó, ngôi số 1 toàn cục khó tuột khỏi tay Ba Đẻn - Nguyễn Thế Anh.

Ba Đẻn còn là một cầu thủ để lại dấu ấn và sự ghi nhận trên đấu trường quốc tế. Năm 1975, Thể Công sang Đức thi đấu. Tờ "Fuwo và tờ "Sporttecho" đều ghi nhận "cầu thủ bên cánh trái của đội VN là người gây ấn tượng mạnh mẽ nhất trên sân", các chuyên gia cho rằng, Thế Anh là cầ thủ VN có thể thi đấu ở giải Oberliga - giải vô địch của các đội ngoại hạng CHDC Đức vào thời kỳ ấy. Tại Liên Xô, tại Cu Ba, ấn tượng mà Thế Anh để lại cũng mạnh mẽ không kém. Còn nhớ mãi bàn gỡ hòa 3-3 của Thể Công trong trận đấu với đội Karl Marx Stadt: từ một đường lật cánh, anh tăng tốc và lao vào như một mũi tên, bay nngười đánh đầu ở độ cao chừng 1m. Bóng xé lưới trong tiếng reo hò cuồng nhiệt của khán giả. Đấy là một bàn thắng mà Oberliga, cũng phải thán phục. Bàn thắng này giống hệt bàn thắng vào lưới Cu Ba trong thắng lợi 3-2 của Thể Công 5 năm trước trên SVĐ Hàng Đẫy.
Ngoài những phút náo nức trên sân hay hồi hộp trước mà ảnh truyền hình, một cái thú của người xem bóng đá là khoảng thời gian tĩnh lặng, ngồi tưởng tượng lại, sống lại những pha bóng mà mình đã đắm đuối đến mức để đời. Ba Đẻn là cầu thủ có nhiều nhất những pha bóng thuộc loại ấy. Anh có thể băng xuống cực nhanh, anh có thể dừng lại bất ngờ hay đột ngột đổi hướng, anh có thể lắc người - đảo chân khiến đối thủ chôn chân bất động do không biết đường nào mà kèm. Khoái nhất là xem Ba Đẻn vượt qua các cầu thủ nước ngoài cao lớn hơn anh nhiều. Những lúc ấy sao mà thấy sung sướng, sao mà thấy tự hào. Ba Đẻn có thể lật cánh chuẩn xác, có thể ghi bàn thắng bằng chân và bằng đầu. Thú vị nhất là nhiều bàn thắng của anh chỉ là những cú sút nhẹ nhàng nhưng vô cùng ác hiểm, khiến thủ môn bó tay chỉ còn có thể nhìn theo bóng vào lưới - như bàn thắng cuối cùng trong trận Thể Công hạ Thanh niên Bắc Kinh 3/1. Ngay cả cú đá phạt đền của Ba Đẻn cũng như ma thuật. Nhà văn Anh Ngọc đã tả cú đá phạt này rất tài tình trong cuốn sách "Ba cuộc đời và một trái bóng", khi Ba Đẻn biểu diễn cho tác giả xem tại nhà riêng mà quả bóng được thay bằng một con thú nhồi bông. Kỳ diệu đến mức nhà văn phải viết: "Sự thực là thế, còn bạn đọc có tin hay không thì tùy". Cả chục năm sau, khán giả lại được chứng kiến cú sút 11m kì lạ ấy của anh trong giải bóng đá lão tướng mùa xuân tại TPHCM, cú đá chỉ có thể được mô tả bằng hai từ "ma quái". Năm tháng qua đi, mà tài năng vẫn mãi mãi còn đó.

Cái sức hút đưa khán giả đến sân của Ba Đẻn thật lớn. Trong ánh lửa, màu cờ của Thể Công trong mỗi lần ra sân, Ba Đẻn luôn là một hiện thân của tinh thần thi đấu ngoan cường. Trong cấc trận thi đấu quốc tế, khi đội nhà lép vế, mọi hy vọng vùng lên hay đổi khác đều trước hết được đặt vào Ba Đẻn. Anh trở thanh tượng trưng của mơ ước, khát khao của bóng đá nước nhà.

Không giống với nhiều cầu thủ khác, sau khi rời sân và treo giày, Ba Đẻn - Nguyễn Thế Anh sống cuộc đời khá yên tĩnh. Anh không thể ngồi văn phòng, không có tướng trở thành quan chức, cũng chẳng hợp với cương vị HLV. Cái vị trí thích hợp nhất với Ba Đẻn chỉ có thể là cầu thủ trên sân. Phải chăng, chính vì lẽ đó mà đời cầu thủ của anh thật dài, thật hấp dẫn. Và nếu bạn có cơ hội thì nói chuyện với Ba Đẻn là một điều cực thú vị. Anh thẳng thắn, thông minh, dí dỏm, nhận xét độc đáo và khá cực đoan. Ngồi nói chuyện với anh không nhận thây thời gian đã trôi qua như thế nào. Gầy và đen, nhưng mắt rất sáng, Ba Đẻn vẫn giàu sức sống như những năm nào. Quái, sao trong suốt ngần ấy năm lăn lộn trên sân cỏ mà danh thủ này chưa một lần chấn thương? Sức sống của một cầu thủ thật mãnh liệt.

Nhân ái
14-01-2010, 06:20 PM
Nguyễn Thế Anh

Ba Đẻn thuộc lứa tuổi cầu thủ Thể Công năm 65...


Em đã được vinh dự "chiến" với "cụ" Ba Đẻn trên sân 10-10 và sân Phúc Xá roài, già nhưng trên sân vẫn "nét" lắm!

TeacherABC
14-01-2010, 06:37 PM
Em đã được vinh dự "chiến" với "cụ" Ba Đẻn trên sân 10-10 và sân Phúc Xá roài, già nhưng trên sân vẫn "nét" lắm!



Anh không được biết nhiều về bóng đá Miền Bắc trước 75 nhưng nhìn Ba Đẻn và Cao Cường thi đấu thì thật kính nể! Có dịp nói chuyện với các cựu cầu thủ thời ấy ai cũng nể phục lối đi bóng như xiếc của Ba Đẻn. Tiếc là thế hệ cầu thủ bây giờ không tìm ra được một quái kiệt như Ba Đẻn!

TeacherABC
14-01-2010, 06:41 PM
Nguyễn Cao Cường

Gia đình Cường vốn có truyền thống bóng đá, thân phụ ông, Nguyễn Văn Thìn A, là cựu cầu thủ danh tiếng xứ Bắc Kỳ, đã từng khoác áo tuyển quốc gia VIệt Nam tham dự Asiad lần 2 tạI Manila, Philippines. Anh ruột ông không ai khác chính là… Ba Đẻn-Nguyễn Thế Anh.

2 anh em Thế Anh-Cao Cường thừa hưởng từ ngườI cha niềm đam mê bóng đá cuồng nhiệt. Năm 1965, Thế Anh bắt đầu sự nghiệp tạI Thể Công, CLB lừng danh nhất ở Bắc Việt Nam. VớI sự tiến cử của Thế Anh, Cao Cường được nhận vào đoàn bóng đá Thể Công vào năm 1970, khi mớI 16 tuổi. Năm 1973, ông được bổ sung lên độI hình chính, để rồI chỉ 1 năm sau, ở độ tuổI vừa đúng 20, được gọI vào hợp tuyển Quân ĐộI Nhân Dân đi thi đấu giao hữu tạI Trung Hoa.

Tuy là anh em nhưng nhìn bề ngoài thì Thế Anh và Cao Cường lạI khác xa nhau. Trong khi ông anh tướng tá nhỏ thó, da đen, thì ông em trông trắng trẻo, cao lớn, dáng vẻ lạI rất mực hào hoa. Sự cao to, và thể chất mạnh mẽ của Cao Cường chính là những yếu tố thiết yếu ở 1 trung phong, nhờ đó mà ông có 1 lốI chơi rất “lì đòn”, và càn lướt rất tốt. Theo nhiều lờI nhận xét, tốc độ cùng khả năng dốc bóng nước rút trong cự ly ngắn của Cường cho đến nay ở VN vẫn chưa có ai sánh được. Thế nhưng phong cách Cao Cường không chỉ có thế, không chỉ đơn thuần tận dụng lợI thế thể hình và thể lực; mà chính lốI chơi kỹ thuật đầy ngẫu hứng mớI là điểm mấu chốt đưa tên tuổI của ông lên đỉnh cao. Mẫu hình trung phong toàn diện như Cao Cường, kết hợp được hài hoà cả sức mạnh và kỹ thuật, quả tình ở VN trước nay không có mấy. Đương nhiên, để có được những kỹ năng điêu luyện, Cao Cường đã phảI kiên trì dốc bao công sức khổ luyện, có lần ông nhớ lạI: “có hôm tôi tập cả buổi chỉ một lối đá nhẹ vào tường, bật đi bật lại đến chán thì thôi, đến khi nào mắt không nhìn xuống mà vẫn đá trúng bóng mới về. Có lần tôi cứ nhảy đập vai, lưng vào tường cho đến khi nào ê đi để không ngại va chạm với đối thủ.”…

Thể Công là 1 ông lớn của bóng đá Bắc Việt Nam, và sau năm 1975 là trên cả nước. Đây cũng là độI bóng được “các cấp lãnh đạo” ưu ái nhất ,nên thường xuyên cho đi tập huấn tạI nước ngoài. Ngoài chuyến đị Trung Hoa năm 1974, liên tiếp vào các năm 1975, 1977, 1979, Cao Cường được cùng đống độI tập huấn xa nhà tạI Đông Đức và Hungary. Nên biết Đông Đức và Hungary là 2 độI mạnh của châu Âu thờI ấy, tạI World Cup 1974, chính tuyển Đông Đức từng đánh bạI ngườI láng giềng phía Tây, độI bóng của những Maier, Beckenbauer, Muller, … Được thi đấu cọ xát cùng những CLB mạnh ở châu Âu như thế, nên không gì ngạc nhiên khi Thể Công luôn làm mưa làm gió ở những sân cỏ trong nước, liên tiếp giành chức vô địch miền Bắc trong các năm 1970, 1972, 1973, 1974, 1975, 1976…

Tuy nhiên, phảI đến khi sau khi giải vô địch quốc gia Việt Nam thống nhất được tổ chức vào năm 1980, Cao Cường mớI có được 1 sân chơi thực sự lớn để chứng tỏ tài năng, và tên tuổI ông mớI bắt đầu vang dang khắp nước. Cùng vớI Thể Công, ông giành được 3 chức vô địch quốc gia các năm 1982, 1983 và 1989. Riêng năm 1983, Cao Cường giành chức Vua Phá LướI vớI số bàn thắng kỷ lục là….22. Nên nhớ vua phá lướI đầu tiên của giảI A1 là Lê Văn Đặng chỉ ghi được có 10 bàn, và những “ông vua” khác của thập niên 1980 cũng chỉ ghi được đến 16 bàn là hết cỡ. Kỷ lục của Cao Cường tồn tạI suốt 13 năm sau mớI bị Lê Huỳnh Đức phá vỡ (Đức ghi 24 bàn trong giảI vô địch mùa 1995-1996(*).). Thành tích thi đấu xuất sắc cũng đem đến cho Cao Cường danh hiệu vận động viên tiêu biểu nhất toàn quốc vào các năm 1982 và 1984. (**)Việc các cầu thủ bóng đá lọt vào danh sách 10 vận động viên tiêu biểu toàn quốc là chuyện thường, nhưng vượt qua các danh thủ ở những môn khác để đứng hạng nhất, không chỉ 1 mà đến 2 lần, như Cao Cường thì đúng là độc nhất vô nhị.

Điều đáng tiếc nhất của Cao Cường là ông sinh bất phùng thờI nên không cống hiến được gì nhiều cho độI tuyển VN, và cũng không được biết đến trên trường quốc tế. Trong màu áo quốc gia, ngoài chuyến du đấu giao lưu năm 1982 tạI Liên Xô và Hungary, Cao Cường chỉ có 2 lần được tham gia cúp quốc tế, đó là 2 lần dự cúp SKDA giành cho lực lượng quân độI các nước XHCN vào các năm 1984 và 1989.Năm 1984, tạI giảI SKDA tổ chức ở VN, Cao Cường trong màu áo độI Việt Nam 2(nòng cốt là Thể Công) đã giành hạng 5 trên tổng số 12 đội.

Từ năm 1986, phong độ của Cao Cường có phần sút giảm, phần vì tuổI tác, phần vì vừa đá bóng vừa theo học đạI học TDTT, chuyên tu ngành HLV. Năm 1990, ông từ giã sân cỏ ở tuổI 36, trao lạI chiếc áo số 10 cho đàn em Hồng Sơn. Hồng Sơn sau này trở thành ngôi sao số 1 quốc gia, nhưng trong con mắt kiêu bạc của Cao Cường thì anh chàng “công chúa”này chỉ là 1 cầu thủ “không sức mạnh cũng không tốc độ”.

Từ giã sân cỏ, Cao Cường trở thành HLV cho các độI bóng đá trẻ của trung tâm TDTT Quân ĐộI từ 1990 cho đến 2003. Từ năm 2004, ông được thăng từ Trung Tá lên Thượng Tá, nắm quyền Phó Giám Đốc CLB Thể Công. Năm 1995, nhân kỷ niệm 20 năm giảI phóng miền Nam, Báo Lao Động đã tổ chức bầu chọn Cầu Thủ Xuất Sắc Nhất Việt Nam trong 20 năm 1975-1995, và ngườI chiến thắng không ai khác chính là Cao Cường.

Nhân ái
15-01-2010, 08:41 AM
Em cũng không biết nhiều về bóng đá miền Nam trước năm 1975. Nếu chỉ nhìn vào thành tích thì rõ ràng bóng đá miền Nam trước năm 1975 vang dội hơn nhiều so với miền Bắc. Tất nhiên một phần vì lý do chính trị nên bóng đá miền Bắc không được tham gia các hoạt động thể thao quốc tế, do vậy, không thể mang vinh dự về. Tuy nhiên, thế hệ cầu thủ Thế Anh, Trọng Giáp... thực sự tài năng. Thời sang tập huấn ở Bắc Triều, đội hình Thể Công khi ấy đã thi đấu ngang ngửa với đội hình gây sốc cho WC1966 ở Anh của Bắc Triều (đội hình chỉ thua có Báo Đen Esuibieu Bồ Đào Nha tại tứ kết (sau khi đã lần lượt dẫn trước), trước đó đã loại thẳng thừng tuyển Ý lừng danh).

Như đã nói ở trên, bóng đá miền Nam khi ấy mới thực sự có tiếng vang... thực sự bọn em ko biết nhiều về các hảo thủ thời bấy giờ. Chỉ còn Phạm Huỳng Tam Lang là còn chứng kiến một chút tài nghệ của ông. Nhưng cũng biết đến một vài hậu duệ cũng nổi tiếng không kém của thế hệ trước 75 của miền Nam, đó là Đỗ Khải, Lê Huỳng Đức. E chỉ rõ nhất là Lê Huỳnh Đức là con trai của cụ Lê Văn Tâm còn lại nghe đâu Đỗ Khải là con trai của cụ Đỗ Câu hay Cầu gì đó!!!

Nếu có thể A và các bạn cho biết thêm về thế hệ tài năng của bóng đá miền Nam trước năm 1975!

Cám ơn Nhiều