PDA

View Full Version : Lá lành đùm lá rách...



SÓC
14-05-2009, 07:08 PM
Lời đầu: Định làm một cuộc thăm dò nhưng diễn đàn hiện không có chức năng này nên post tạm vào đây vậy. Hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng...có bao nhiêu mảnh đời, bao nhiêu cuộc sống..., lúc có, lúc không, trên cao nhìn xuống, dưới thấp nhìn lên,...thôi thì đói cho sạch, rách cho thơm, lá lành đùm lá rách, "thương nhau chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng"...

Gần 20 năm em cõng anh đi xin tiền chữa bệnh

Trong cái rét căm căm của mùa đông Hà Nội, người phụ nữ liêu xiêu cõng anh trai bị cụt tứ chi lang thang khắp phố phường để xin tiền chữa bệnh. Hành trình của hai con người đi chung trên một đôi chân ấy đã kéo dài gần 20 năm...

Phong phanh trong manh áo mỏng, liêu xiêu trên đôi chân trần, người phụ nữ tên Tuyết (38 tuổi) và anh trai tên Thạnh (42 tuổi) rong ruổi khắp phố phường Hà Nội để xin tiền mong chữa khỏi căn bệnh quái ác đang ngày ngày gặm nhấm các khớp chân tay của người đàn ông này.

Không chỉ người đi đường mà ngay cả người bán rau cũng sẵn lòng bỏ ra một vài nghìn giúp đỡ hai chị em. Mỗi lần có người thương tình cho vài nghìn lẻ, chị Tuyết lại gật đầu miệng liên tục cảm ơn.

Đôi vai của người phụ nữ oằn lên dưới sức nặng của người anh tàn tật. Chốc chốc chị Tuyết lại dừng, mặt đỏ gay, 2 tay gồng lên để xốc anh Thạnh đang ngồi gần như bất động trên lưng mình khỏi tụt xuống đất. Những khi kiệt sức, chị Tuyết lại nhẹ nhàng đặt anh ngồi bệt xuống vỉa hè thở dốc.

"Mỗi ngày cũng xin được 60-70.000 đồng. Nếu ăn 3 bữa thì không đủ tiền chữa bệnh nên phải nhịn từ sáng đến tối mới mua một suất cơm về anh em ăn chung. Lắm hôm về nhà chân tay đau nhức không ngủ được. Mệt nhưng anh em vẫn hứa với nhau rằng phải gắng gượng lên mà đi", vừa nói, gương mặt người phụ nữ khắc khổ, già trước tuổi này càng thêm nhầu nhĩ.

http://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20090304/23.jpg
Trong khi nhiều người phải khoác áo rét thì anh em chị Tuyết vẫn phong phanh trong manh áo mỏng, mặc hết ngày này qua ngày khác. Ảnh: Khánh Chi.


Sinh ra ở vùng đồng chiêm trũng (thôn Thiện Mỹ, xã Yên Mỹ, huyện Ý Yên) của tỉnh Nam Định năm 1967, cậu bé Trần Quang Thạnh hoàn toàn khỏe mạnh như những đứa trẻ cùng trang lứa. Bốn năm sau, cô em gái Trần Thị Tuyết cũng chào đời trong niềm vui của gia đình.

Tuy nhiên, khi Thạnh lên 16 và Tuyết 12 tuổi thì người đàn ông trụ cột của gia đình đột ngột qua đời. Không lâu sau, người mẹ cũng theo chồng, bỏ lại 2 đứa con thơ bơ vơ không nơi nương tựa. Từ đó, hai đứa trẻ đang ở độ tuổi "ăn chưa no, lo chưa tới" đã phải nghỉ học, đi làm thêm đủ các nghề để kiếm sống.

Nỗi đau chưa dừng lại ở đó, năm Thạnh 19 tuổi, chứng bệnh viêm tắc động mạch đã biến chàng trai khỏe mạnh trở thành tàn phế. Các đầu ngón chân tím bầm, đau nhức và hoại tử khiến anh phải gạt nước mắt để bác sĩ tháo dần các khớp chân.
Sau lần phẫu thuật này, anh Thạnh vẫn có thể chống nạng đi lại và làm được một số việc vặt. Tuy nhiên, khi bệnh phát nặng thêm, chàng trai hơn 20 tuổi phải trông cậy hoàn toàn vào cô em gái. Vốn túng quẫn, hoàn cảnh của hai chị em càng trở nên khốn khó. Để có tiền chữa bệnh, họ phải bán cả căn nhà bố mẹ để lại.

Chạy chữa ở bệnh viện Tam Điệp, Ninh Bình, Nam Định... không khỏi, anh Thạnh lại được chuyển lên một số bệnh viện của Hà Nội. Tuy nhiên, 7 năm trở lại đây, khi lấy bệnh viện Y học Cổ truyền... làm nhà, bệnh của anh Thạnh đã thuyên giảm.

http://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20090304/23a.jpg
Do không còn chốn nương thân nên nhiều năm nay, hai anh em đã lấy bệnh viện làm nhà và lang bạt khắp nơi. Ảnh: Khánh Chi.


"Biết là giàu hai con mắt, khó đôi bàn tay nhưng không có tiền mà việc chữa trị lại quá tốn kém nên cũng đành để người ta cắt dần các khớp ngón tay anh ấy", vừa nói, chị Tuyết vừa nhìn chằm chằm vào đôi hai bàn tay cụt ngủn của người anh trai gần như ngồi bất động trên hè phố.

Không lỡ bỏ lại người anh trai tật nguyền bơ vơ một mình, chị Tuyết quyết tâm gạt ước vọng lập gia đình sang một bên để chăm anh. Còn anh Thạnh, vì quá tự ti với bản thân nên anh lầm lì ít nói và chẳng bao giờ dám mơ tới một mái ấm gia đình.
"Nhiều người mách rằng, cố gắng xin vài chục triệu chữa bệnh cho anh ấy nhưng em làm gì có ai giúp đâu mà biết. Mỗi khi dành dụm được ít tiền, hai anh em lại cõng nhau vào viện điều trị, hết tiền thì lại lang bạt khắp nơi...", dứt lời, chị Tuyết lại khom người đỡ anh trai ngồi lên lưng mình.

Đôi chân trần cõng theo hai con người khốn khó lại liêu xiêu trên đường để tiếp tục hành trình không biết ngày ngưng nghỉ...

( Nguồn vnexpress)

SÓC
14-05-2009, 07:11 PM
Có nên cho tiền người ăn mày?

Ông cụ ăn xin tiến đến quán cơm: “Anh, chị làm ơn làm phước…”. Người khách đang ăn: “Em không có tiền lẻ, chị bán cơm cho em vay 5.000 đồng đưa cho ông, lát em gửi lại...”. Người bán cơm: “Ối dào, ngày nào ở đây chẳng có một hội đi xin kiểu ấy!”. Người khách có lòng tốt chưng hửng.

Đó là tình huống không hiếm gặp trong đời sống hôm nay. Bất cứ ai, dù là cô học trò hay ông giám đốc, có ngày ngồi quán café, quán ăn vỉa hè đều có thể được tiếp cận với những người chìa tay hoặc xòe ra cái mũ, cái nón: “Hỡi ông đi qua, hỡi bà đi lại… Tôi lỡ độ đường, tôi vừa đi viện… Xin ông bà giúp đỡ tôi…”.

http://tintuc5giay.com/images/stories/demo/doisong/phongsu/anxin.jpg
Có phải lúc nào, trước người ăn mày ăn xin trông đói khổ, ta cũng đều khắc cốt ghi tâm một điều “thương người như thể thương thân”…?

Lời đề nghị của người ăn xin nào cũng mủi lòng, nét mặt của người ăn mày nào cũng khắc khổ, không khỏi đánh động đến lương tâm, đến lòng tốt của bất cứ cứ ai. Cho dù đó là một bà cụ ngoài 70, 80 gần đất xa trời hay là cậu bé nhem nhuốc không được học hành, thậm chí là những người ăn xin tuổi trung niên có sức có vóc thì cũng đều truyền đến cảm xúc của mỗi người là nỗi khổ, sự bất hạnh của những con người ăn xin ấy.

“Khổ là rõ ràng, nhưng có những người khổ thật, có những người chỉ giả nghèo giả khổ mà thôi! Họ có mánh “ăn xin”, họ hành nghề ăn mày, họ đi ăn xin ban ngày tối về leo lên xe SH!”, chắc chắn không ít người sẽ nói thế khi chứng kiến nhiều sự thật phũ phàng trong cuộc sống. Và chính vì sự nhập nhèm, tranh tối tranh sáng như thế mà nhiều người nhất quyết rằng: “Không cho ăn mày, ăn xin dù chỉ một đồng!”.

Thế nhưng cũng từ thực tế, không phải ai cũng lợi dụng lòng tốt của người khác. Có những mảnh đời thực sự thương tâm, có những người sức tàn lực kiệt, có những đứa trẻ bị đẩy ra bên lề đường… mà nếu không có bàn tay cứu giúp của người khác, có thể cuộc đời không may mắn của họ sẽ thêm hụt hẫng, sẽ sụp đổ chỉ trong ngày mai, ngày kia thôi. Rồi ngày sau, chẳng ai có thể giúp đỡ được họ nữa. Lòng tốt của con người là những giọt sương trong suốt, chưa kịp hiển hiện, để người khác vơi cơn khát thì đã vội bốc hơi.

Vậy phải làm sao đây, để lòng tốt không bị lạm dụng, cho dù chỉ thể hiện qua đôi ba đồng bạc lẻ thôi nhưng đúng người, đúng việc, để không khắc khoải, băn khoăn mình đã thờ ơ, ngoảnh mặt làm ngơ?

Một trường hợp khác nữa là với những người mặc áo dài nâu, quàng khăn che mái đầu, giới thiệu là “ở nhà chùa ra”, họ kêu gọi làm phúc cho chùa, miệng không nói “tôi xin…”, “ông bà làm ơn…” mà chỉ “Nam mô a di đà Phật…”. Nếu không ai cho, họ chỉ cúi đầu, lẳng lặng đi mà không một lời “kèo nhèo” gì…

Vậy có ai sẽ động lòng làm ơn làm phước, sẵn lòng, sẵn tâm “cứu một người phúc đẳng hà sa” như triết lý nhà Phật? Có ai rõ, Phật môn quy định nhà sư trong chùa thì không được phép “khất thực”? Hay có ai nổi nóng, thậm chí khinh bỉ trước những vị sư “dỏm”?

Nhiều khi không phải đi đâu xa, có thể làm từ thiện ngay bên cạnh mình. Người VN, vốn nhân ái, chẳng ai không biết câu “lá lành đùm lá rách”. Nhưng…, có phải lúc nào, trước người ăn mày ăn xin trông đói khổ, ta cũng đều khắc cốt ghi tâm một điều “thương người như thể thương thân”…?

( nguồn tintuconline.com.vn)

Dai_Anh
14-05-2009, 07:46 PM
Lời đầu: Định làm một cuộc thăm dò nhưng diễn đàn hiện không có chức năng này nên post tạm vào đây vậy. Hàng giờ, hàng ngày, hàng tháng...có bao nhiêu mảnh đời, bao nhiêu cuộc sống..., lúc có, lúc không, trên cao nhìn xuống, dưới thấp nhìn lên,...thôi thì đói cho sạch, rách cho thơm, lá lành đùm lá rách, "thương nhau chia củ sắn lùi, bát cơm sẻ nửa chăn sui đắp cùng"...



Cám ơn ý tưởng của Sóc...DA cũng day dứt, cũng đau đáu với những mảnh đời bất hạnh, thiệt thòi...lắm. Nhất định chúng ta phải cùng nhau làm cái gì đó Sóc ạ..

Hiện tại trang web đang trong trong quá trình xây dựng và ổn định nên có những chức năng chưa set hoặc chưa hoàn thiện.. Sóc chịu khó chờ nha.Thân!

P/s: Phần trích nguồn đừng post cả link Sóc nhé...DA sửa lại giúp Sóc rồi

SÓC
15-05-2009, 07:28 AM
... Sóc chịu khó chờ nha.Thân!

P/s: Phần trích nguồn đừng post cả link Sóc nhé...DA sửa lại giúp Sóc rồi
Cảm ơn Dai_Anh nhiều nhé!

SÓC
15-05-2009, 07:35 AM
Phận "rác" đêm

Gần nửa đêm, chợ Long Biên đã bắt đầu tấp nập. Hàng chục xe tải to nhỏ chất đầy rau quả, nông sản ầm ầm đưa hàng ra, vào chợ, những người cửu vạn vội vã chạy tới, chạy lui bốc dỡ hàng, tiếng gọi í ới, tiếng quát inh ỏi... ánh đèn vàng phả xuống như mờ hơn trong hơi sương đêm...

Giữa khung cảnh nhộn nhịp, tất bật kia, một vài cái bóng nhỏ vẫn đang lúi húi, lặng lẽ bới bới, nhặt nhặt bên những đống rác to xù, hôi hám. Những khuôn mặt lúc nào cũng dán xuống đất, khiến họ càng trở nên bí ẩn... Họ là những người bới rác đêm.

Cả nhà sống nhờ rác

Lang thang cùng cậu bạn đi chụp cảnh chợ đêm Long Biên, đang bối rối tìm một góc chụp những gánh hoa quả tươi buổi sớm, tôi bắt gặp hình ảnh một em bé vai mang chiếc bao tải lớn hơn người, một tay giữ chặt đầu bao, tay kia cầm thanh sắt dài cỡ 3-4 chục phân, nhanh nhảu bới và xiên những túi lilon ven đường cho vào bao một cách thuần thục, đằng sau em cũng những động tác tương tự, nhưng là một người đàn ông tầm hơn 30 tuổi. Cậu bé chạy tung tăng phía trước, thỉnh thoảng ngoảnh mặt lại nói gì đó với người đàn ông, cả hai cùng cười và tiếp tục công việc như không có ai xung quanh... Hơi ngạc nhiên và cảm thấy thú vị, tôi đi theo họ.

http://docbao.vn/NewsMedia/assets/Nam2008/image_20090511/xhrac.jpg
Cả nhà sống nhờ vào những buổi nhặt rác đêm (Ảnh: VnMedia)

Thì ra đây là công việc quen thuộc thường ngày của anh Dũng và con trai Nguyễn Trung Hiếu. Gia đình có bốn người cùng sống trong căn nhà tạm, chắp vá và chật chội ở xóm nổi dưới chân cầu Long Biên. Anh Dũng đã từng làm khuân vác thuê, nhưg rồi đau ốm luôn phải bỏ nghề, Hiếu vừa mới lên 6, cả nhà chuyển sang nhặt rác. Hằng ngày, từ chập choạng tối, anh Dũng, bé Hiếu và em gái vợ anh, mỗi người xách cái tải và chiếc "cời" (một thanh sắt có đầu uốn cong), lúi húi trong bóng tối bắt đầu một ngày làm việc mới, điểm khởi đầu bao giờ cũng là khu vực chợ ở chân cầu Long Biên, rồi ba người lần lượt đi dọc ven đê, vào các khu phố để nhặt rác. Bé Hiếu tỏ ra lanh lợi, lúc nào cũng đi trước bố và dì, nhặt được cái gì, Hiếu đều vui mừng khoe "chiến công". Ở tầm tuổi này, những đứa trẻ khác chắc hẳn đang được cả gia đình chiều chuộng chăm sóc, vào giờ này chúng có lẽ đang xem phim hoạt hình, đọc truyện tranh, hay vui chơi cùng với gia đình. Riêng với Hiếu, bé dường như không lấy việc nhặt rác làm khó khăn, mà tỏ ra vừa lòng, vui vẻ lắm...
Riêng chị Chung - vợ anh Dũng, sau khi thu xếp việc nhà xong xuôi, khoảng 8 giờ tối chị ra chợ Long Biên nhận quét dọn mướn, những lúc rỗi và khi quét rác xong chị cũng tranh thủ nhặt nhạnh rác ở chợ và đứng "gánh" (có ai thuê gì thì làm nấy).

Ban ngày là thời gian cả nhà nghỉ ngơi. Anh Dũng cho biết, công việc không mấy vất vả nhưng phải thức khuya, cũng nguy hiểm khi trời tối, khi phải đụng chạm tới những đống rác "không quen biết", và vấn đề sức khoẻ, nhất là với bé Hiếu. "Nhưng không để nó ở nhà một mình được, cho đi theo ít ra còn để mắt tới nó được...", anh nói.

Bốn người thường về nhà lúc quá nửa đêm hay trời sáng sớm hôm sau, rác được đưa về "tập kết" ở bãi, ngay phía trước nhà. Một tuần hoặc 10 ngày chị Chung phải phân loại rác 1 lần, một mình loay hoay giữa đống rác cao ngang đầu người, không găng tay, không một dụng cụ bảo vệ, cả người chị dường như tiếp xúc với đủ loại rác, luôn tay nhặt nhặt, xếp xếp... sau khi được phân riêng ra từng nhóm, rác sẽ được người từ Hà Đông sang tận nơi thu mua. Mỗi lần bán như thế cả nhà sẽ có từ 150 đến 300 nghìn đồng... cùng với tiền công của chị Chung, đây là nguồn thu nhập của cả nhà. Đôi khi có những lần được nhiều hơn chút ít, song nhiều khi chẳng có gì, nhất là những ngày mưa...

Lấy rác làm bạn

Ông Thuấn, ở Mai Dịch, Cầu Giấy - HN lại có hoàn cảnh khác. Ông bị tật bẩm sinh từ nhỏ, đôi bàn chân biến dạng khiến việc đi lại của ông rất khó khăn, đồng thời khiến ông không thể kiếm nổi một công việc. Để nuôi bản thân và mẹ già, hàng ngày ông rong ruổi cùng chiếc xe đạp cũ (ông tập đi mất khá nhiều thời gian), qua các tuyến phố để bới, nhặt phế liệu lẫn trong các thùng rác ven đường. Mỗi ngày, ông thường bắt đầu công việc vào 4-5 giờ chiều, một mình rong ruổi 3-4 chục cây số và khi chiếc xe đạp cũ "yên vị" trong nhà thường thì đã là nửa đêm.

Cái dáng nhỏ nhắn, đôi chân khuỳnh khuỳnh và chiếc xe đạp của ông có lẽ đã trở lên quá quen thuộc trên các con đường từ Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, đường Láng... trừ những ngày mưa to gió lớn không thể ra đường, còn thì gần chục năm nay ông Thuấn vẫn đều đều rong ruổi như thế, cho dù mẹ ông đã mất hơn một năm.

"Khi mới băt đầu làm việc này, vừa phải tiếp xúc với mọi loại rác thải mất vệ sinh, vừa chịu những cái nhìn như lạ lẫm của mọi người mỗi khi dừng lại bên một thùng rác, bới nhặt, không biết bao nhiêu lần tôi đã định bỏ không bới rác nữa, nhưng rồi mãi cũng quen dần đi, giờ đây tôi coi rác như bạn..." - ông Thuấn tâm sự và còn vui vẻ "tự hào": Nhiều người "không kiếm được bằng tôi đâu đấy".

Cũng lặng lẽ, âm thầm mưu sinh nhờ rác giữa Hà Nội còn có hàng trăm người đến từ các miền quê. Rõ ràng với họ, nhặt rác hằng đêm là một nghề thực sự và còn hơn thế nữa. Dù biết đó là một trong những công việc vất vả có mức độ nguy hiểm cao, do phải tiếp xúc với môi trường ô nhiễm và độc hại nhất, trong khi họ thường không có nhưng dụng cụ bảo vệ cần thiết.

(Theo LĐTĐ)

OA _ NỮ
15-05-2009, 11:55 AM
Đọc những gì Sóc pot lên, thấy minh tội lỗi quá.
Sống quá hoang phí.... Chỉ cần tiết kiệm chút chút, là giúp được bao nhiêu những người khốn khó rồi.